Đề nghị hỗ trợ tăng cường đầu tư cho cơ sở đào tạo nhân lực tại địa phương

Sáng 13.3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Đại học Hải Dương cùng một số cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp trên đại bàn tỉnh Hải Dương, về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

Trường Đại học Hải Dương là trường đại học công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương. Trường có chức năng thực hiện tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đa ngành, đa lĩnh vực của cơ sở giáo dục đại học theo quy định hiện hành. Trong đó, trọng tâm là đào tạo, bồi dưỡng các khối ngành: sư phạm, kinh tế, kỹ thuật và công nghệ; tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương và khu vực khác; thực hiện giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông (các trường mầm non, phổ thông trực thuộc) theo quy định hiện hành; thực hiện công tác liên kết, hợp tác đào tạo, bồi dưỡng và các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, dịch vụ khác được pháp luật cho phép.

hai-duong1.jpg
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa chủ trì cuộc làm việc

Hiện nay, Trường Đại học Hải Dương đào tạo 28 ngành thuộc 5 nhóm lĩnh vực, trong đó có 25 ngành trình độ đại học, 1 ngành trình độ cao đẳng và 2 ngành đào tạo trình độ thạc sĩ. Tổng số sinh viên các hệ đào tạo của nhà trường là 3.266. Trường đã xây dựng tiêu chí thực hiện chính sách chất lượng trong nhà trường và triển khai hoàn thiện hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong.

Nội dung chương trình đào tạo hàng năm được điều chỉnh, cập nhật kiến thức theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, tăng cường thực hành nghề nghiệp, bảo đảm chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thường xuyên tiếp cận chương trình đào tạo của các trường trên địa bàn và khu vực, gắn với thực tiễn để đào tạo thích ứng và phù hợp với nhu cầu của người học, sự phát triển kinh tế - xã hội.

Chương trình đào tạo được triển khai theo hướng tăng cường rèn nghề, giúp học sinh, sinh viên ra trường làm được việc ngay, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng.

Khối ngành sư phạm được tăng cường rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, tăng thời gian thực tập, thực tế nghề nghiệp. Sinh viên được làm quen với trường phổ thông ngay từ năm thứ nhất.

Đối với khối kinh tế và các ngành kỹ thuật, thời gian trải nghiệm tại doanh nghiệp, thực hành nghề nghiệp, làm đề tài tốt nghiệp cũng được tăng cường. Khối khoa học xã hội và nhân văn được nhà trường tạo điều kiện đi thực tế nghề nghiệp tại một số nơi tiêu biểu.

hai-duong3.jpg
Hiệu trưởng Trường Đại học Hải Dương Tạ Thị Thúy Ngân báo cáo với Đoàn giám sát

Từ năm 2020 đến nay, nhà trường đã cử gần 30 giảng viên làm nghiên cứu sinh, gần 100 giảng viên đi học đại học văn bằng hai Tiếng Anh, gần 200 giảng viên tham gia các lớp bồi dưỡng ngắn hạn để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ...

Ngoài ra, do thực tế khó tiếp nhận giảng viên có học vị, học hàm trong độ tuổi lao động, thời gian đào tạo tiến sĩ dài, nhà trường đã báo cáo lãnh đạo tỉnh cùng các ngành chức năng cho phép ký kết hợp đồng cơ hữu và kiêm chức với cán bộ, giảng viên có học vị, học hàm mới nghỉ hưu, hoặc đang công tác.

Đối với những giảng viên làm nghiên cứu sinh, ngoài chính sách của tỉnh Hải Dương, nhà trường hỗ trợ học phí theo quy chế chi tiêu nội bộ, được giảm trừ nghĩa vụ giảng dạy 50% định mức giờ chuẩn. Ngoài ra, giảng viên đỗ đầu vào nghiên cứu sinh còn được cộng 1.0 hệ số thu nhập tăng thêm...

“Trường xác định tập trung vào chất lượng đào tạo để có đội ngũ chuyên môn giỏi, kỹ năng tốt, luôn đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo. Nhà trường cố gắng nghiên cứu kỹ để đào tạo đáp ứng nhu cầu và yêu cầu thị trường lao động của địa phương, của doanh nghiệp trên địa bàn. Tuy nhiên, có những ngành tỉnh cần, doanh nghiệp cần, nhưng nhà trường chưa thể xoay xở kịp để đáp ứng, nhất là các điều kiện về đội ngũ nhà giáo”, Hiệu trưởng Trường Đại học Hải Dương Tạ Thị Thúy Ngân chia sẻ.

Về kiến nghị, đề xuất, Trường Đại học Hải Dương đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành tiếp tục xây dựng, ban hành chính sách hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học địa phương được tăng cường nguồn đầu tư phát triển cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, đặc biệt là các ngành mà địa phương đang cần nguồn nhân lực chất lượng cao như: tự động hóa, công nghệ bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, kỹ thuật điện, logistic... Khôi phục nhiệm vụ đào tạo trình độ cao đẳng ở các cơ sở giáo dục đại học để tạo thuận lợi trong đào tạo liên thông.

Với tỉnh Hải Dương, đề nghị tiếp tục đẩy mạnh đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho Trường Đại học Hải Dương giai đoạn 2025 - 2030 và tầm nhìn đến 2050 để phấn đầu đạt mục tiêu đến năm 2030 trở thành trường đại học đa ngành chất lượng cao, là trường trọng điểm của tỉnh và khu vực đồng bằng sông Hồng.

hai-duong4.jpg
Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sao Đỏ Đỗ Văn Đỉnh phát biểu tại cuộc làm việc

Tham dự cuộc làm việc, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sao Đỏ Đỗ Văn Đỉnh cũng đề nghị cho phép các cơ sở giáo dục đại học theo định hướng ứng dụng đào tạo hệ Cao đẳng để tận dụng thế mạnh, đáp ứng nhu cầu người học và thị trường lao động. Bên cạnh đó thống nhất khung chương trình đào tạo của các bậc học để tạo thuận lợi cho người học học liên thông giữa các bậc học, chương trình đào tạo.

Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Hải Dương Vũ Trung Hiếu mong muốn Quốc hội sớm thông qua Luật Nhà giáo nhằm khắc phục bất cập trong tuyển dụng, sử dụng, quản lý giảng viên giáo dục nghề nghiệp, tạo điều kiện để giảng viên yên tâm công tác. Đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương hỗ trợ kinh phí nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo, đặc biệt với các ngành nghề trọng điểm…

PGS.TS Đinh Thị Diệu Hằng, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương cho rằng, cần có dự báo về nguồn nhân lực theo cơ cấu việc làm; có cơ chế rõ ràng cho đặt hàng đào tạo…

hai-duong2.jpg
Toàn cảnh cuộc làm việc

Đoàn giám sát ghi nhận nỗ lực, cố gắng của các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Qua báo cáo và trao đổi cho thấy, các trường cũng đã sẵn sàng vượt “sóng lớn” để nắm bắt cơ hội.

Khẳng định trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, dù là của địa phương hay đóng tại địa phương, đối với phát triển nguồn nhân lực, song Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa cũng cho rằng, để tự chủ và đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, các cơ sở giáo dục cần được sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước, có sự tham gia trách nhiệm của xã hội, đặc biệt là doanh nghiệp - nơi sử dụng sản phẩm đầu ra của cơ sở đào tạo

Đoàn giám sát sẽ tổng hợp đề xuất, kiến nghị của các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, nghiên cứu trong quá trình rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan, trước mắt là xây dựng báo cáo giám sát.

+ Cũng trong sáng nay, hai tổ còn lại của Đoàn giám sát đã làm việc với Công ty TNHH Taishodo Việt Nam và Công ty Cổ phần Gốm Chu Đậu, tỉnh Hải Dương.

Chính trị

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng được bổ nhiệm kiêm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội
Chính trị

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng được bổ nhiệm kiêm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 572/QĐ-TTg về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Thắng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, kiêm giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội thay ông Hồ Đức Phớc. Quyết định có hiệu lực trong thời gian 5 năm. Trước đó, ông Hồ Đức Phớc được bổ nhiệm giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ.

Điện mừng Quốc khánh Ireland
Chính trị

Điện mừng Quốc khánh Ireland

Nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh Ireland (ngày Thánh Patrick 17.3), ngày 17.3, Chủ tịch nước Lương Cường đã gửi điện mừng đến Tổng thống Michael Daniel Higgins.

Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy
Chính trị

Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15.3.2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31.12.2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung giải quyết dứt điểm 220 vụ khiếu kiện phức tạp, kéo dài ngay trong quý II.2025, không để phát sinh điểm nóng về an ninh, trật tự
Chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung giải quyết dứt điểm 220 vụ khiếu kiện phức tạp, kéo dài ngay trong quý II.2025, không để phát sinh điểm nóng về an ninh, trật tự

Phát biểu kết luận cuộc làm việc với Đảng ủy Thanh tra Chính phủ chiều nay, 17.3, Tổng Bí thư yêu cầu, phải tập trung giải quyết dứt điểm 220 vụ khiếu kiện phức tạp, thường xuyên kéo đến Trung ương ngay trong quý II.2025, không để phát sinh điểm nóng về an ninh, trật tự. Đồng thời, rà soát, thực hiện đồng bộ các biện pháp giải quyết ngay từ cơ sở, hạn chế tối đa việc phát sinh các vụ việc mới lên Trung ương; địa phương nào thiếu trách nhiệm để xảy ra khiếu kiện đông người lên Trung ương, để phát sinh trở thành điểm nóng về an ninh, trật tự, thì người đứng đầu cấp ủy chính quyền địa phương đó phải chịu trách nhiệm.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tập trung thực hiện ngay các công việc theo Kết luận 127 của Bộ Chính trị
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Cơ bản xử lý xong các đề xuất của Chính phủ về tháo gỡ vướng mắc cho phát triển kinh tế

Chiều nay, 17.3, tại trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Đoàn Kiểm tra số 1908 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì hội nghị thông qua dự thảo Báo cáo của Đoàn kiểm tra số 1908 đối với Đảng ủy Quốc hội.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại khảo sát tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Bộ Tư lệnh 86 và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam

Ngày 17.3, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với Bộ Tư lệnh 86 và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân. Cùng dự có đại diện Ủy ban Pháp luật và Tư pháp, Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội.

Bà Võ Thị Minh Sinh giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An
Chính trị

Bà Võ Thị Minh Sinh giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An

Chiều 17.3, Tỉnh ủy Nghệ An tổ chức Hội nghị công bố và trao Quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ. Theo đó, bà Võ Thị Minh Sinh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang
Chính trị

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang

Ngày 17.3, Đoàn kiểm tra số 1920 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang để thông qua dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra về việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tập trung thực hiện ngay các công việc theo Kết luận 127 của Bộ Chính trị
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tập trung thực hiện ngay các công việc theo Kết luận 127 của Bộ Chính trị

Ghi nhận tinh thần trách nhiệm, sự nỗ lực, quyết liệt và tính chủ động rất cao của Chính phủ, các bộ, ngành trong thực hiện các nhiệm vụ sắp xếp, tinh gọn bộ máy, phát triển kinh tế - xã hội..., Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Đoàn kiểm tra số 1910 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 đề nghị Đảng ủy Chính phủ tiếp tục tập trung thực hiện ngay rất nhiều công việc theo Kết luận 127 của Bộ Chính trị như: điều chỉnh Quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng của các tỉnh khi sáp nhập…

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN - ĐÒN BẨY CHO MỘT VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG
Chính trị

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN - ĐÒN BẨY CHO MỘT VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG

Lời Tòa soạn: Kinh tế tư nhân góp phần rất quan trọng định hình tương lai của nền kinh tế Việt Nam, nhất là trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Để khu vực kinh tế tư nhân có thể thực hiện được sứ mệnh và hiện thực hóa được tầm nhìn đầy khát vọng của cả dân tộc, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết với tiêu đề: "Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng". Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết:

Chủ tịch Quốc Trần Thanh Mẫn chủ trì Hội nghị thông qua dự thảo Báo cáo của Đoàn kiểm tra 1910 với Đảng ủy Chính phủ
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Hội nghị thông qua dự thảo Báo cáo của Đoàn kiểm tra 1910 với Đảng ủy Chính phủ

Chiều 17.3, tại trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Đoàn kiểm tra số 1910 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 và Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị thông qua dự thảo Báo cáo của Đoàn kiểm tra 1910 với Đảng ủy Chính phủ.

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú chủ trì và phát biểu chỉ đạo Hội thảo
Chính trị

Công tác lý luận của Đảng và những định hướng nghiên cứu quan trọng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Sáng 17.3, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đã phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo quốc gia công tác lý luận của Đảng và những định hướng nghiên cứu quan trọng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.