Bộ GD-ĐT tham vấn chính sách xây dựng Luật Giáo dục đại học và Luật Giáo dục nghề nghiệp

Chiều 29.3, Bộ GD-ĐT tổ chức Tọa đàm tham vấn chính sách xây dựng Luật Giáo dục đại học và Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Cơ hội lớn để tháo gỡ những bất cập trong hệ thống

Phát biểu khai mạc tọa đàm, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết: Luật Giáo dục Đại học số 08/2012/QH13; Luật số 34/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học thời gian qua đã có nhiều chuyển biến, mang lại thuận lợi cho các cơ sở giáo dục đại học.

Trong đó, tự chủ đại học được triển khai đã đạt một số kết quả đáng khích lệ, tạo bước chuyển biến tích cực cả về nhận thức lẫn công tác tổ chức thực hiện.

z6454414090984ae757a2b70dc5e3788d92ec92f958fa8.jpg
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn. Ảnh: Bộ GD-ĐT

Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13 của Quốc hội qua nhiều năm triển khai cũng thể chế hóa mạnh mẽ chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nói chung, giáo dục nghề nghiệp nói riêng, giải quyết nhiều bất cập trong thực tiễn, tạo nên một diện mạo mới của hệ thống giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam.

“Đây là những chính sách quan trọng, nhưng qua thời gian vẫn còn những bất cập trong hệ thống, cần thay đổi để phù hợp với tình hình mới. Theo kế hoạch, tháng 10 năm 2025, Bộ GD-ĐT sẽ trình Quốc hội xem xét, thông qua 2 dự án Luật”, Thứ trưởng chia sẻ.

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, trong bối cảnh đất nước đặt ra những yêu cầu mới, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22.12.2024 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, yêu cầu kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong kỷ nguyên mới. Ngành giáo dục cũng cần nhanh chóng hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật.

“Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh “điểm nghẽn” của “điểm nghẽn” là “thể chế”. Luật Giáo dục đại học và Luật Giáo dục nghề nghiệp cũng cần thay đổi, phải thể chế hóa được những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, thích ứng với sự thay đổi, có căn cứ nền tảng vững chắc và lâu dài”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Trong bối cảnh thời gian ngắn, công việc quan trọng, Thứ trưởng cho rằng đây không chỉ là thách thức, mà là cơ hội lớn để tháo gỡ những bất cập trong hệ thống, đồng thời đề xuất cơ chế chính sách mới có tính đột phá, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới - giai đoạn mà con người là trọng yếu và trung tâm trong sự phát triển; giai đoạn của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Vì vậy, việc sửa đổi Luật là vô cùng quan trọng, là cơ hội để phát triển ngành, đáp ứng yêu cầu của phát triển đất nước.

z64544141238420609cd6e4424767bfc0d0479540a7de4.jpg
Đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ GD-ĐT chủ trì Phiên tọa đàm về Luật giáo dục đại học. Ảnh: Bộ GD-ĐT
z6454414098120f1cf22f2a930a0417229001ecedb63a0.jpg
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn chủ trì tọa đàm về Luật Giáo dục nghề nghiệp. Ảnh: Bộ GD-ĐT

Cần điều chỉnh, cập nhật, xây dựng chính sách phù hợp với tình hình mới

Báo cáo về việc đánh giá thực hiện Luật Giáo dục đại học giai đoạn vừa qua, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Nguyễn Thị Thu Thủy cho biết, Luật Giáo dục đại học cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn phát triển giáo dục đại học, tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước.

Bên cạnh đó, nâng cao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học, bảo đảm sự hội nhập quốc tế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, nâng cao trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài cho đất nước và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Nguyễn Thị Thu Thủy, hiện hệ thống cơ sở giáo dục đại học có 264 cơ sở, 2,3 triệu sinh viên, tỷ lệ 230 sinh viên/vạn dân, tỷ trọng tư thục tăng từ 18,8% đến 22%. Trong đó, có 167/171 trường đại học công lập có Hội đồng trường, giảng viên toàn thời gian là hơn 91.000, trên 33% giảng viên có trình độ tiến sĩ.

Tuy nhiên, trước những thay đổi mạnh mẽ về kinh tế - xã hội của đất nước, yêu cầu hội nhập quốc tế, một số quy định của Luật Giáo dục đại học đã không còn phù hợp so với yêu cầu thực tiễn.

z6454414090755f5eae0e45f38060bccd3dd09c4d5d23a.jpg
Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Nguyễn Thị Thu Thủy phát biểu. Ảnh: Bộ GD-ĐT

Phó Vụ trưởng Nguyễn Thị Thu Thủy cho biết, việc xây dựng Luật Giáo dục đại học được thực hiện trên nguyên tắc: thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục đại học; phù hợp Hiến pháp, kế thừa và khắc phục vướng mắc pháp lý trong thực tế; tăng cường quyền tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình; đổi mới quản trị, nâng cao chất lượng, phục vụ cộng đồng; khuyến khích xã hội hóa, hội nhập quốc tế, chuyển đổi số; tiếp cận xu thế quốc tế, phát triển giáo dục mở, học tập suốt đời.

Báo cáo việc thi hành Luật Giáo dục nghề nghiệp, Cục trưởng Cục Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên Trương Anh Dũng thông tin, Luật Giáo dục nghề nghiệp được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 27.11.2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2015.

Luật đã tạo hành lang pháp lý quan trọng để lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp phát triển; đồng thời, thể chế hóa mạnh mẽ chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nói chung, giáo dục nghề nghiệp nói riêng, giải quyết nhiều bất cập trong thực tiễn, tạo nên một diện mạo mới của hệ thống giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam.

Từ đó, góp phần quan trọng trong việc đào tạo nhân lực nhất là nhân lực có kỹ thuật, trình độ tay nghề cao góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia về chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo phục hồi kinh tế, an sinh xã hội và việc làm bền vững.

Theo Cục trưởng Trương Anh Dũng, sau gần 10 năm thực hiện, một số quy định, chính sách tại Luật Giáo dục nghề nghiệp và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn luật chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn, nhất là trong bối cảnh phát triển của Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư cũng như Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 và phát triển giáo dục nghề nghiệp thích ứng, an toàn trong tình hình mới.

z64544141101251d720ab690b154618f0f82f95b8189ef.jpg
Cục trưởng Cục Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên Trương Anh Dũng. Ảnh: Bộ GD-ĐT

Tại tọa đàm, các đại biểu thống nhất việc cần điều chỉnh, cập nhật, xây dựng chính sách phù hợp với tình hình mới và làm rõ những vướng mắc, tạo khung pháp lý, thể chế hóa để các cơ sở giáo dục hoạt động thuận lợi.

Phát biểu kết luận tọa đàm, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn bày tỏ mong muốn các cơ sở giáo dục tiếp tục đề xuất các chính sách xây dựng Luật Giáo dục đại học và Luật Giáo dục nghề nghiệp. Trong đó, tập trung vào các cơ chế, chính sách thuận lợi cho sự phát triển, góp phần đưa hệ thống phát triển mạnh mẽ, phát triển con người, phát triển nhân tài, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới.

Thứ trưởng đề nghị Ban soạn thảo tiếp thu các góp ý, chia sẻ và sớm có dự thảo đầu tiên để xin ý kiến rộng rãi trong thời gian tới.

Giáo dục

Chuyên gia đề xuất miễn trách nhiệm hình sự trước rủi ro trong nghiên cứu khoa học công nghệ
Giáo dục

Chuyên gia đề xuất miễn trách nhiệm hình sự trước rủi ro trong nghiên cứu khoa học công nghệ

Phát biểu tại hội thảo khoa học “Góp ý Dự thảo Luật Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo”, PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sáng tạo, Trường Đại học Ngoại thương đề xuất xem xét quy định miễn trách nhiệm hình sự của tổ chức, cá nhân trước các rủi ro trong hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo với những điều kiện cụ thể.

Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ thay đổi công thức quy đổi điểm xét tuyển như thế nào?
Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ thay đổi công thức quy đổi điểm xét tuyển như thế nào?

Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Phong Điền cho biết, năm nay, nhà trường áp dụng thêm một tổ hợp mới gồm toán, ngữ văn và một trong các môn lý, hóa, sinh, tin học cho phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT. Công thức điểm xét sẽ áp dụng theo quy tắc điểm toán nhân hệ số 3, điểm ngữ văn hệ số 1 và một trong các môn lý, hóa, sinh, tin sẽ có hệ số 2.

Học sinh thuộc hệ thống trường Tuệ Đức trong một bữa ăn. Ảnh: fb Haseca Food...
Giáo dục

Vụ học sinh trường Tuệ Đức bị nghi ngộ độc thực phẩm: Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong trúng thầu cung cấp suất ăn những trường nào?

Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong liên quan đến vụ việc 33 học sinh bị nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn tại 2 cơ sở ở TP. Thủ Đức của hệ thống trường Tuệ Đức hiện cung cấp suất ăn học sinh nhiều trường; đáng chú ý, công ty này từng trượt thầu vì hồ sơ vi phạm điều cấm của Luật An toàn thực phẩm.

Phải đảm bảo công bằng trong tuyển sinh để học sinh yên tâm học tập và thi tốt
Giáo dục

Phải đảm bảo công bằng trong tuyển sinh để học sinh yên tâm học tập và thi tốt

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ, các Sở GD-ĐT, các đại học, cao đẳng khẩn trương cùng phối hợp chặt chẽ, trách nhiệm, hiệu quả, với tinh thần "những gì khó khăn, Bộ GD-ĐT và các trường sẽ khắc phục tốt nhất cho thí sinh", để các em yên tâm học tập và thi tốt, đảm bảo công bằng trong tuyển sinh.

Khai mạc hội thảo “Thắp lửa cùng tiến lên 2025”: Hội tụ sức mạnh mới
Giáo dục

Khai mạc hội thảo “Thắp lửa cùng tiến lên 2025”: Hội tụ sức mạnh mới

Ngày 29.3, tại Quảng Ninh, đã khai mạc Hội thảo “Thắp Lửa Cùng Tiến Lên 2025” với sự tham dự của hơn 240 đại biểu là nhà quản lý giáo dục, các chuyên gia giáo dục trên khắp cả nước với một điểm chung là: “làm sao để giáo dục Việt Nam tiến lên – mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn và nhân văn hơn”.

Nhiều doanh nghiệp săn đón sinh viên ngay tại Ngày hội việc làm của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội
Giáo dục

Nhiều doanh nghiệp săn đón sinh viên ngay tại Ngày hội việc làm của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

Ngày 29.3, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tổ chức Ngày hội việc làm năm 2025, với sự tham gia của gần 70 doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực như thiết kế vi mạch bán dẫn, gia công cơ khí chính xác, hạ tầng viễn thông và xây dựng dân dụng, sản xuất linh kiện ô tô, dệt, nhuộm vải,…