Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn: "Quy hoạch các trường đại học để nâng cấp, phát triển chứ không phải giải thể"

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh: "Một trong những kỳ vọng lớn nhất của quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học lần này không phải để giải thể các trường, hay trừng phạt các trường, làm các trường tổn thương. Trước hết mục tiêu là để có quy hoạch, để được đầu tư, củng cố và hiện đại hoá. Hướng tới năm 2030 không có trường nào không đạt chuẩn.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn

Đầu tư trọng điểm vào các đại học quốc gia, đại học vùng

Theo thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các trường đại học quốc gia, đại học vùng sẽ được chọn đầu tư trọng điểm.

Tập trung đầu tư nâng cấp, phát triển các đại học quốc gia và đại học vùng đạt chất lượng và uy tín ngang tầm khu vực và thế giới, đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng, giữ vai trò hạt nhân, nòng cốt của mạng lưới cơ sở giáo dục đại học toàn quốc và tại các vùng kinh tế - xã hội.

Bên cạnh đó có 5 trường gồm Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường đại học Xây dựng Hà Nội, Giao thông vận tải, Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh được tập trung đầu tư, nâng cấp để trở thành trường trọng điểm về kỹ thuật, công nghệ.

imgl9140.jpg
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn tại buổi Họp báo thông tin về Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ngày 7.3

Ưu tiên đào tạo STEM

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh, chủ trương của Đảng, Nhà nước là phát triển khoa học công nghệ, lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia làm động lực phát triển. Vì vậy các chương trình đào tạo STEM cần ưu tiên.

Các lĩnh vực được xếp vào STEM như Toán, Công nghệ, Khoa học, Kỹ thuật.. là những ngành đào tạo được xem trọng điểm, bên cạnh sư phạm - nhóm ngành đào tạo giáo viên và nhóm ngành đào tạo sức khoẻ.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết, tiêu chí quan trọng nhất lựa chọn các trường trọng điểm quy hoạch là để đầu tư, vì vậy bên cạnh các ngành trọng điểm còn phải lựa chọn các trường trọng điểm .

"Chỉ còn 6 năm nữa là bước vào 2030, chúng ta không còn nhiều thời gian, nếu trong quy hoạch chỉ cần đưa ra tiêu chí, trường nào đạt là thành trọng điểm vậy không biết bao giờ mới lựa chọn được. Vì vậy, quy hoạch đã lựa chọn những ngành, lĩnh vực trọng điểm và các đại học trọng điểm theo ngành để đầu tư.

Tiêu chí đầu tư phải dựa trên hiệu quả, như vậy phải chọn những trường, cơ sở giáo dục đại học có uy tín nhất, đặc biệt là trong các lĩnh vực trọng điểm.

Quy hoạch này không đưa ra tất cả, mà chỉ đưa ra các đại học quốc gia, đại học vùng, các cơ sở giáo dục trọng điểm về đào tạo sư phạm, kỹ thuật công nghệ. Còn lại, đối với các ngành y tế, sức khoẻ dự kiến sẽ chọn 3-5 trường nhưng sẽ do Bộ Y tế lựa chọn xây dựng đề án để phát triển trọng điểm.

Các lĩnh vực khác sẽ do các Bộ, ngành chủ quản phụ trách lựa chọn để phát triển".

Hướng tới 2030, tất cả các trường đại học đều đạt chuẩn

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, các trường còn lại không phải không có cơ hội, nhưng để lựa chọn trọng điểm thì giai đoạn này chưa phù hợp và sẽ có nhiều chương trình khác để đầu tư chứ không có nghĩa là không có cơ hội để đầu tư phát triển.

Quan điểm đầu tư trọng điểm là quan điểm luôn luôn được nhắc tới trong chủ trương, làm sao đã đầu tư là phải hiệu quả.

Đối với tác động tới các cơ sở giáo dục đại học, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh: "Một trong những kỳ vọng lớn nhất của quy hoạch lần này không phải để giải thể các trường, hay trừng phạt các trường, làm các trường tổn thương. Trước hết mục tiêu là để có quy hoạch, để được đầu tư, củng cố và hiện đại hoá. Hướng tới năm 2030 không có trường nào không đạt chuẩn. Bên cạnh đó các trường được mở rộng không gian phát triển, được đầu tư cơ sở vật chất. Đặc biệt các trường đại học quốc gia, đại học vùng, các trường trọng điểm sẽ được nâng cao năng lực, nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô. Đây là điều quan trọng nhất của quy hoạch lần này."

Theo Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, mục tiêu cụ thể của Quy hoạch là quy mô trên 3 triệu người học, đạt 260 sinh viên và 23 học viên sau đại học trên một vạn dân; tỉ lệ học đại học trên số người trong độ tuổi 18 - 22 đạt 33% trong đó không tỉnh nào có tỉ lệ thấp hơn 15%.

Giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”

Chiều 26.3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo, dự và phát biểu chỉ đạo.

Tìm giải pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp trong khu vực công sau tinh giản biên chế
Giáo dục

Tìm giải pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp trong khu vực công sau tinh giản biên chế

Ngày mai (27.3), tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ diễn ra Hội thảo khoa học và thực tiễn “Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động ở khu vực công sau tinh giản biên chế”, quy tụ nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu và đại diện doanh nghiệp.

Thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ: Các trường đại học cần nâng cao năng lực quản trị
Giáo dục

Thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ: Các trường đại học cần nâng cao năng lực quản trị

Nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển khoa học công nghệ trong kỷ nguyên mới, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc cho rằng, các cơ sở giáo dục đại học cần chuẩn bị rốt ráo ngay từ bây giờ, nâng cao năng lực quản trị, quản lý nhằm triển khai các kết quả nghiên cứu và ứng dụng hiệu quả vào thực tiễn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, các ý kiến đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm, đặc biệt là triển khai Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm để quy định nội dung này trong dự thảo Luật Nhà giáo.

Dự án giải nhất khoa học kỹ thuật quốc gia bị tố giống sản phẩm nước ngoài: Bộ GD-ĐT nói gì?
Giáo dục

Dự án giải nhất khoa học kỹ thuật quốc gia bị tố giống sản phẩm nước ngoài: Bộ GD-ĐT nói gì?

Theo thông tin được đăng tải trên một số diễn đàn, dự án của nhóm học sinh Trường THPT Nguyễn Siêu, Hưng Yên rất giống sản phẩm được Samuel Alexander, chuyên gia Indonesia đã công bố trên cộng đồng Hackaday.io - một nền tảng trực tuyến dành cho những người yêu công nghệ từ trước đó.

Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương chia sẻ "chiến lược" xét tuyển thông minh, tối ưu hóa cơ hội trúng tuyển
Giáo dục

Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương chia sẻ "chiến lược" xét tuyển thông minh, tối ưu hóa cơ hội trúng tuyển

Theo PGS.TS Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương, những thay đổi trong quy chế tuyển sinh đều hướng tới việc tối ưu hóa quyền lợi và mở rộng cơ hội lựa chọn cho thí sinh. Điều cốt yếu là các em cần nắm vững và vận dụng hiệu quả những quyền lợi này. Khi đã xác định rõ mục tiêu về ngành và trường, việc xây dựng một chiến lược sắp xếp nguyện vọng hợp lý trở nên vô cùng quan trọng.

Vì sao nhiều sinh viên tốt nghiệp loại giỏi vẫn khó xin việc?
Giáo dục

Vì sao nhiều sinh viên tốt nghiệp loại giỏi vẫn khó xin việc?

Theo các nhà tuyển dụng, nhiều sinh viên khi ra trường mong muốn mức thu nhập tốt nhưng trình độ và kiến thức áp dụng được vẫn “chấp chới” thì doanh nghiệp không thể dựa trên bằng tốt nghiệp để trả lương. Vấn đề trả lương phụ thuộc vào thực tế các bạn làm được việc gì cho doanh nghiệp.