Hoàn thiện cơ chế, chính sách, huy động nguồn lực cho thiết chế văn hóa, thể thao

Thống nhất khái niệm, loại hình thiết chế văn hóa, thể thao; tích hợp quy hoạch thiết chế văn hóa, thể thao vào quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; huy động nguồn lực đầu tư, xây dựng, quản lý, sử dụng, vận hành thiết chế văn hóa, thể thao... Đây là các nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm rõ tại phiên giải trình do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tổ chức chiều 18.1.

Quy định tản mát, khó tổ chức thực hiện

Thiết chế văn hóa, thể thao là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa, thể thao của Nhân dân, góp phần quan trọng hiện thực hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam. Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao còn phản ánh chất lượng cuộc sống của người dân, năng lực sáng tạo của chủ thể văn hóa và diện mạo, bản sắc văn hóa của cộng đồng, quốc gia.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, huy động nguồn lực cho thiết chế văn hóa, thể thao
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh phát biểu tại phiên giải trình. Ảnh: N. Đức

Tuy nhiên, ĐBQH Nguyễn Duy Minh (Đà Nẵng) chỉ ra rằng, hiện nay, quy định về các loại hình thiết chế văn hóa, thể thaocòn tản mát ở nhiều văn bản khác nhau. Một số thiết chế được quy định tại Luật (như thư viện, bảo tàng). Một số thiết chế quy định tại Nghị định của Chính phủ (như thiết chế cho hoạt động triển lãm, nghệ thuật biểu diễn). Một số thiết chế quy định tại Quyết định của Thủ tướng, Thông tư của Bộ trưởng (như Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Liên đoàn Xiếc Việt Nam). Một số thiết chế chưa được điều chỉnh bởi văn bản quy phạm pháp luật (như câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ ở cơ sở, nhà văn hóa của Tổ dân phố). "Việc quy định tản mát ở các văn bản có hiệu lực pháp lý khác nhau hoặc chưa được quy định gây khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện của các loại hình thiết chế".

Triển khai Luật Quy hoạch năm 2017, một số địa phương đã được phê duyệt Quy hoạch tỉnh, nhưng một số quy hoạch tích hợp các nội dung liên quan đến thiết chế văn hóa, thể thao chưa đồng bộ, toàn diện, chưa cân đối giữa các loại hình thiết chế, chỉ quy hoạch một số môn thể thao, hoặc lĩnh vực văn hóa chủ yếu đề cập đến di tích, di sản... “Tình trạng đó có nhiều nguyên nhân, trong đó việc chưa có văn bản hướng dẫn quy định chi tiết nội dung này cũng như chưa ban hành Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2045, khiến địa phương chưa có căn cứ để tham khảo, tích hợp trong quy hoạch tỉnh” - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Thoa nhận định. Khái niệm về thiết chế văn hóa, thể thao, quy định pháp luật về phân loại thiết chế văn hóa, thể thao cũng chưa rõ ràng.

Vậy có cần thiết ban hành văn bản cụ thể quy định khái niệm, phân loại các loại hình thiết chế văn hóa, thể thao cũng như hướng dẫn tích hợp hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao vào quy hoạch cấp tỉnh, để thực hiện thống nhất, bảo đảm sự đồng bộ của thiết chế văn hóa, thể thao? 

Trả lời chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho rằng, những năm qua, nhiều văn bản liên quan đến thiết chế văn hóa, thể thao đã được ban hành. Hiện nay lĩnh vực văn hóa, thể thao có 274 văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có 94 thông tư. Nội dung thiết chế văn hóa, thể thao nằm trong 10 nhóm vấn đề, trong đó 6 lĩnh vực đã được điều chỉnh bằng luật, 4 lĩnh vực khác dù chưa có luật nhưng có các nghị định điều chỉnh (riêng văn học chưa có). Bởi vậy, "chưa cần thiết có một văn bản riêng để khu trú thiết chế văn hóa, thể thao; mà cần thiết hơn là bám sát các nghị quyết, căn cứ vào nguồn lực để đầu tư các thiết chế xứng tầm quốc gia, khu vực và quốc tế". 

Về công tác quy hoạch, theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, khi các tỉnh lập quy hoạch, đều xin ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Bộ có trách nhiệm nghiên cứu quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, đối chiếu với quy hoạch của tỉnh, kết hợp đối chiếu với quy hoạch ngành, đóng góp ý kiến để tránh mâu thuẫn. Với các địa phương đã công bố quy hoạch, "nội dung văn hóa, thể thao và du lịch được đề cập đầy đủ. Đó là cơ sở để tập trung đầu tư và huy động nguồn lực phát triển hệ thống thiết chế văn hóa thể thao", Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng khẳng định. Về Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao, chậm nhất đầu tháng 2 sẽ chính thức ban hành. 

Tháo gỡ vướng mắc để quản lý, sử dụng hiệu quả

Thiết chế văn hóa, thể thao xuống cấp, hiệu quả khai thác, sử dụng hạn chế, chưa phát huy hết công năng, hoạt động chưa phong phú, đa dạng. Nhận định như vậy, ĐBQH Lê Thị Song An (Long An) quan tâm tới giải pháp để khắc phục tình trạng này. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng, việc quản lý, khai thác, sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao cấp tỉnh, huyện, xã thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn mô hình hoạt động, gợi ý cách vận hành hiệu quả. Thực tế, cơ sở năng động, biết cách làm thì hoạt động hiệu quả, nhưng nhiều nơi, các thiết chế này chỉ hoạt động “xuân thu nhị kỳ”. 

Đặc biệt, liên quan đến quản lý, sử dụng, khai thác thiết chế văn hóa, thể thao, nhiều đại biểu phản ánh, từ khi Nghị định số 151/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công được ban hành, hoạt động liên doanh, liên kết tại các đơn vị sự nghiệp công lập gặp nhiều khó khăn, gần như không thực hiện được, ảnh hưởng đến việc tự chủ, hoạt động của thiết chế văn hóa, thể thao. Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận thừa nhận những bất cập, khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Nghị định số 151 như các đại biểu nêu, cho biết, trên cơ sở rà soát, đánh giá của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài chính sẽ đề xuất sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Hiện nay, nguồn lực đầu tư cho thiết chế văn hóa, thể thao còn hạn chế; kinh phí hoạt động của các thiết chế văn hóa chủ yếu từ ngân sách nhà nước, chưa bảo đảm để duy trì, nâng cấp và thực hiện các nhiệm vụ; cần cơ chế khuyến khích xã hội hóa để huy động, khai thác nguồn lực đầu tư, xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao, đáp ứng nhu cầu về sinh hoạt cộng đồng, hưởng thụ văn hóa của Nhân dân. Tuy nhiên, theo quy định tại Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư, không có các lĩnh vực văn hóa, thể thao. Trong bối cảnh đó, ĐBQH Nguyễn Văn Huy (Thái Bình) băn khoăn: Có cần bổ sung lĩnh vực văn hóa, thể thao vào nhóm các lĩnh vực được phép đầu tư theo phương thức đối tác công - tư hay không?

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, trên cơ sở kết quả thí điểm phương thức đối tác công - tư với Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, nếu hợp lý và khả thi sẽ báo cáo Chính phủ, Quốc hội bổ sung những lĩnh vực có khả năng thực hiện phương thức này vào Luật. Còn về chính sách xã hội hóa, theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận, sắp tới Bộ Tài chính tích cực cùng các Bộ chuyên ngành nghiên cứu chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng… trong các lĩnh vực liên quan trình Chính phủ để có thể thu hút xã hội hóa lĩnh vực này tốt hơn.

Văn hóa - Thể thao

Hoạt động trải nghiệm kết nối du khách với văn hóa địa phương
Văn hóa - Thể thao

Bài 1: Quan hệ cộng sinh đặc biệt

Mỗi địa phương, mỗi vùng, miền đất Việt đều sở hữu nguồn tài nguyên văn hóa đa dạng, giàu giá trị. Muốn đưa du lịch văn hóa trở thành ngành công nghiệp văn hóa và công nghiệp văn hóa trở thành nguồn lực phát triển bền vững du lịch Việt Nam, thì phải biến những giá trị văn hóa thành sản phẩm thu hút đông đảo du khách.

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X có chủ đề "Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu" - Nguồn: BCP
Văn hóa

Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu

Thông qua Festival Hoa Đà Lạt 2024, Lâm Đồng muốn khẳng định Đà Lạt là thành phố Festival Hoa của Việt Nam, thành phố sáng tạo trong lĩnh vực âm nhạc của UNESCO và thành phố thuộc Nhóm 5 thành phố Festival ấn tượng của châu Á.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa trao thưởng cho các tác giả đoạt mức B. Nguồn: NH
Văn hóa - Thể thao

Trao tặng thưởng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, xuất bản năm 2023

Tối 19.9, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức Lễ trao tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2023. Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Tô Lâm và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi lẵng hoa chúc mừng.

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc
Văn hóa - Thể thao

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc

Ngày 19.9.1954, tại Đền Giếng, khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp mặt, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Người căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 70 năm qua, lời căn dặn ấy của Bác Hồ là ngọn lửa thiêng, soi đường cho dân tộc ta vượt qua biết bao gian truân và thách thức.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…

Giải vô địch võ cổ truyền quốc gia năm 2024: Số người tham dự đông nhất từ trước đến nay
Văn hóa - Thể thao

Giải vô địch võ cổ truyền quốc gia năm 2024: Số người tham dự đông nhất từ trước đến nay

Hưởng ứng Cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" và hướng tới Hội nghị quan chức cao cấp ASEAN về Thể thao và các Hội nghị liên quan tổ chức tháng 10.2024 tại Việt Nam, từ ngày 17 – 25.9, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia năm 2024 được tổ chức tại tỉnh Gia Lai. Đây là sự kiện thể dục thể thao có ý nghĩa quan trọng được tổ chức thường niên, duy trì đến nay là 33 năm.

Triển lãm tranh lụa "Tằm"
Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"

"Tằm" là tên gọi triển lãm thứ 2 của Kén Lab, với ý nghĩa là sự nối tiếp cho hành trình học hỏi, phát triển tốt đẹp của nhóm đối với nghệ thuật vẽ tranh lụa truyền thống.

Hà Nội - Những tháng năm...
Văn hóa

Hà Nội - Những tháng năm...

Đêm nhạc "Hà Nội - Những tháng năm..." diễn ra vào 20 giờ ngày 20.9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ đưa khán giả trở về những dấu ấn lịch sử hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của Thủ đô nghìn năm văn hiến.