Đoàn ĐBQH TP. Hải Phòng tiếp xúc cử tri quận Lê Chân, huyện Bạch Long Vỹ

Hoàn thành Đề án sáp nhập tỉnh Hải Dương và TP. Hải Phòng trước 30.4

Đề án sáp nhập tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng sẽ được hoàn thành trước ngày 30.4; thành phố sẽ tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong Nhân dân về nội dung này. Thành phố cũng đang tích cực phối hợp với tỉnh Hải Dương xây dựng phương án bảo đảm cơ sở vật chất, điều kiện làm việc (trụ sở, nhà ở, chế độ chính sách…) cho các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã... 

Đó là thông tin được Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Lê Tiến Châu nhấn mạnh tại Hội nghị TXCT của Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng với cử tri quận Lê Chân, đại diện cử tri huyện Bạch Long Vỹ trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV vào sáng nay, 14.4. Hội nghị TXCT được tổ chức với hình thức trực tiếp tại điểm cầu trung tâm (UBND quận Lê Chân) kết hợp trực tuyến tại các điểm cầu các phường.

Tham dự buổi tiếp xúc còn có: Trưởng Ban tổ chức Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Tống Văn Băng; Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghề cá Việt Nam Nguyễn Chu Hồi; Phó Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng, Đại tá Nguyễn Minh Quang cùng lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố; lãnh đạo một số sở, ngành…

z6503286160257-8684d2a4b1b719ab02c00c8fa43c0aee.jpg
Quang cảnh buổi tiếp xúc cử tri. Đàm Thanh

Tăng trưởng quý I cao nhất từ năm 2020 đến nay

Thông tin đến cử tri dự kiến nội dung Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Trưởng Ban tổ chức Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Tống Văn Băng cho biết: Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV họp tập trung tại Nhà Quốc hội (thủ đô Hà Nội), khai mạc vào ngày 5.5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28.6.

z6503286131073-4e3c6f40e1c1c73ad875fd5a90545a8a.jpg
Các đại biểu quốc hội tham gia buổi tiếp xúc cử tri. Đàm Thanh

Tại kỳ họp, Quốc hội sẽ thực hiện công tác lập hiến (xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013), công tác lập pháp (xem xét thông qua 30 dự án Luật, 7 dự thảo Nghị quyết); xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác…

Về tình hình kinh tế - xã hội của cả nước những tháng đầu năm 2025, mặc dù đối mặt nhiều khó khăn, nhưng tình hình kinh tế - xã hội tháng sau tốt hơn tháng trước, quý I năm 2025 tốt hơn cùng kỳ trên hầu hết các lĩnh vực, với các kết quả nổi bật. Trong đó, Tăng trưởng quý I đạt 6,93%, mức tăng cao nhất từ năm 2020 đến nay, vượt kịch bản tăng trưởng ban đầu; cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đều tăng trưởng tốt; kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm; an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống Nhân dân tiếp tục được cải thiện...

z6503286117425-b6b6fbdc4d05d1d52fdbecc479a2905e.jpg
Cử tri phát biểu ý kiến tại Hội nghị. Đàm Thanh

Trưởng Ban tổ chức Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Tống Văn Băng cũng báo cáo với cử tri về hoạt động của Đoàn ĐBQH và các ĐBQH thành phố từ sau Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV đến nay. Theo đó, các ĐBQH thành phố đã tham dự Kỳ họp bất thường lần thứ Chín tại Nhà Quốc hội để xem xét, quyết định nhiều vấn đề cấp bách; Đoàn ĐBQH thành phố đã thực hiện công tác xây dựng pháp luật, giám sát, khảo sát, tổ chức TXCT chuẩn bị Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV…

Hướng dẫn ứng dụng AI trong hoạt động chính quyền địa phương

Bày tỏ vui mừng, phấn khởi trước những kết quả kinh tế - xã hội trong năm 2024, 3 tháng đầu năm 2025 của cả nước và thành phố, cử tri quận Lê Chân, đại diện cử tri huyện Bạch Long Vỹ đã phản ánh nhiều tâm tư, nguyện vọng và đóng góp nhiều ý kiến, kiến nghị.

Đồng tình cao chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, bỏ cấp huyện, sắp xếp lại cấp xã - phường... cử tri Bùi Đức Hải (phường An Biên) kiến nghị việc sáp nhập cần được cân nhắc kỹ lưỡng, tránh người dân phải di chuyển quá xa để tiếp cận được các dịch vụ công, đặc biệt là với những người già, yếu; cần có kế hoạch cụ thể đầu tư hạ tầng, bộ máy cán bộ, công chức, hệ thống dịch vụ công bảo đảm phục vụ người dân tốt hơn; quan tâm giải quyết chế độ cho cán bộ, công chức nghỉ hưu sớm, nghỉ thôi việc do dôi dư sau sắp xếp để họ có thể tìm một công việc khác phù hợp, bảo đảm cuộc sống gia đình…

z6503286132796-982ca6bdb2727ed16800dc812eb198ce.jpg
Cử tri phát biểu ý kiến tại hội nghị. Đàm Thanh

Liên quan đến nội dung chuyển đổi số, cử tri kiến nghị Chính phủ cần xây dựng giải pháp tổng thể, đồng bộ trong ứng dụng khoa học công nghệ thông tin trong chỉ đạo điều hành, giải quyết thủ tục hành chính. Cử tri nêu ví dụ: việc gửi phản ánh, kiến nghị cần được đơn giản hóa, cho phép gửi bằng cả văn bản, giọng nói thông qua ứng dụng hoặc nền tảng AI, hệ thống nên tự động phân loại, chuyển đúng cơ quan xử lý, phản hồi nhanh chóng, tạo sự thuận tiện, tin tưởng cho người dân. Tăng cường các chức năng chính quyền số, cho phép người dân nộp hồ sơ, theo dõi tiến độ xử lý, nhận thông báo và phản hồi kết quả ngay trên ứng dụng...

Cử tri cũng kiến nghị cần có văn bản hướng dẫn cụ thể việc ứng dụng AI trong hoạt động chính quyền địa phương, bảo đảm đồng bộ, bảo mật, hiệu quả; ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ đào tạo số hóa cho cán bộ, công chức và người dân, đặc biệt là người cao tuổi, người ít tiếp cận công nghệ; thí điểm các mô hình công dân số tại địa phương, tổng kết, rút kinh nghiệm và nhân rộng toàn thành phố.

z6503286138363-f4050d5aec5ac42c2ff6354f7692d07d.jpg
Đại diện công an thành phố trao đổi, giải đáp kiến nghị của cử tri. Đàm Thanh

Cử tri Nguyễn Văn Hậu (huyện Bạch Long Vỹ) bày tỏ, theo chủ trương của Trung ương và dự kiến của thành phố Hải Phòng, sau khi sắp xếp bộ máy, huyện Bạch Long Vĩ sẽ trở thành đặc khu. Cử tri kiến nghị Trung ương, thành phố xem xét xây dựng bộ máy đặc khu Bạch Long Vĩ bảo đảm điều kiện thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng – an ninh và phát triển kinh tế – xã hội để giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia trên biển, tương xứng với vị trí chiến lược của đảo trên Vịnh Bắc Bộ. Sắp xếp tổ chức bộ máy ổn định, đủ số lượng, đủ mạnh, phù hợp để xử lý, giải quyết các tình huống, các sự việc trên đảo, trên biển, nhất là thiên tai bão gió. Giảm thiểu đến mức thấp nhất sự ảnh hưởng của việc sắp xếp bộ máy, tinh giảm biên chế đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vốn đã rất ít và hạn hẹp như hiện nay.

Bên cạnh đó, cử tri cũng có nhiều kiến nghị liên quan đến bổ sung vị trí việc làm cho nhân viên y tế trong các trường học; có biện pháp tăng cường quản lý, ngăn chặn tội phạm công nghệ cao lừa đảo qua mạng, trang mạng lừa đảo bán sản phẩm qua mạng không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng kém…

Tại buổi tiếp xúc, đại diện các sở, ngành đã tiếp thu, giải trình, làm rõ những vấn đề thuộc thẩm quyền được cử tri quan tâm.

Tiếp tục duy trìchính sách ưu việt, có lợi cho người dân, doanh nghiệp

Phát biểu tại hội nghị tiếp xúc, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Lê Tiến Châu thông tin với cử tri một số kết quả nổi bật về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại của thành phố quý I.2025.

z6503286158089-20d6ab3a6cf01cdaf6fe5f53a5480532.jpg
Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Lê Tiến Châu phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri. Đàm Thanh

Theo đó, 3 tháng đầu năm, thành phố đã hoàn thành giai đoạn 1 của cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy với kết quả hết sức phấn khởi, giảm từ 15-20% đầu mối, có cơ quan, đơn vị giảm hơn 50% đầu mối, tình hình dư luận trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân đồng tình, ủng hộ cao.

GRDP của thành phố Quý I tăng trưởng 11,07% so với cùng kỳ, gấp gần 1,6 lần GDP cả nước, đứng thứ 6 cả nước và đứng thứ 2 vùng đồng bằng sông Hồng. Đặc biệt, Hải Phòng đứng đầu bảng xếp hạng về Chỉ số Cải cách hành chính (PAR Index) và Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) năm 2024 - Đây là lần đầu tiên Hải Phòng đứng đầu về cả 2 chỉ số nêu trên…

Thành phố đã đề xuất và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1511/QĐ-TTg, ngày 4.12.2024, về việc thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng. Đây sẽ là Khu kinh tế xanh, sinh thái, kỳ vọng là điểm đến lý tưởng của các doanh nghiệp công nghệ cao; là động lực phát triển của Thành phố trong tương lai.

Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH thành phố thông tin: Để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ năm 2025, Thành ủy đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm.

Theo đó, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện chỉ đạo của Trung ương về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thành phố gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ theo đúng quy định, bảo đảm tiến độ, chất lượng (trình Trung ương Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã (giảm từ 60 đến 70% đơn vị hành chính cấp xã); Đề án sáp nhập tỉnh Hải Dương và Thành phố Hải Phòng trước 30.4.2025. Trong đó, Thành phố sẽ tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong Nhân dân về các nội dung nêu trên.

Thành phố cũng đang tích cực phối hợp với Hải Dương để xây dựng Văn kiện Đại hội Đảng bộ; xây dựng phương án bảo đảm cơ sở vật chất, điều kiện làm việc (trụ sở, nhà ở, chế độ chính sách…) cho các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã; tổng hợp, thống kê các cơ chế đặc thù áp dụng cho các ngành, lĩnh vực đã được HĐND mỗi tỉnh, thành thông qua để chủ động đề xuất phương án xử lý sau khi sáp nhập, phù hợp với hướng dẫn của Trung ương, với tinh thần là chính sách nào ưu việt hơn, có lợi cho người dân và doanh nghiệp hơn thì tiếp tục duy trì để người dân 2 địa phương được thụ hưởng kết quả từ việc sáp nhập - Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Lê Tiến Châu nhấn mạnh.

Cùng với đó, hoàn thành nhiệm vụ kép, vừa sắp xếp tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, vừa bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế 12,5% của năm 2025, hướng đến mục tiêu tăng trưởng 15 - 16% của giai đoạn 2026 – 2030. Chủ động tái cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng ưu tiên chất lượng, chiều sâu, tính bền vững; tranh thủ lợi thế vị trí chiến lược để trở thành trung tâm giao thương quốc tế, điểm đến an toàn, hấp dẫn trong bối cảnh toàn cầu bất định…

Qua buổi tiếp xúc, hội nghị đã nhận được 10 ý kiến, kiến nghị của cử tri. Trưởng đoàn ĐBQH thành phố đánh giá các ý kiến rất tâm huyết, trách nhiệm và đề nghị lãnh đạo thành phố, sở, ban, ngành có văn bản trả lời đầy đủ, cụ thể hơn cho cử tri và Nhân dân.

Đối với những vấn đề cử tri kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, Đoàn sẽ tổng hợp đầy đủ, xây dựng báo cáo gửi đến Quốc hội, các cơ quan Trung ương, địa phương xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

Quốc hội và Cử tri

Cần đặt chính sách về nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu
Chính trị

Cần đặt chính sách về nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu

Nhấn mạnh, đối với phát triển khoa học và công nghệ, thì chính sách về nguồn nhân lực là vấn đề phải ưu tiên hàng đầu, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị, cần nghiên cứu, điều chỉnh đưa nội dung về nguồn nhân lực lên thứ tự ưu tiên trong hệ thống chính sách. Đồng thời, bổ sung trong dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo những nội hàm về thu hút nguồn nhân lực là Việt kiều và người nước ngoài.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khảo sát thực tế tại Trường Cao đẳng Dầu khí
Quốc hội và Cử tri

Đồng bộ các chính sách thu hút, phát triển nhân lực chất lượng cao

Thu hút nhân lực chất lượng cao được nhiều địa phương, đơn vị xác định là một trong những nhiệm vụ chiến lược nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy, còn nhiều khó khăn, thách thức trong việc phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Không thể bảo vệ môi trường nếu thiếu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Không thể bảo vệ môi trường nếu thiếu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ

Sau hơn ba năm triển khai Luật Bảo vệ môi trường 2020, công tác bảo vệ môi trường tại Quảng Ngãi đạt nhiều kết quả tích cực, đặc biệt tại các đô thị, khu công nghiệp - nơi từng “nóng” về vấn đề chất thải và ô nhiễm. Tuy nhiên, qua giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành tại một số địa phương, đơn vị, cũng cho thấy những “mảng xám” cần được tiếp tục xóa nhòa bằng những hành động cụ thể, quyết liệt, đặc biệt là trong việc đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.

Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng khảo sát thực tế tại Trường THCS Nguyễn Du, TP Đà Lạt
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Để Đà Lạt trở thành thành phố xanh ASEAN

Để Đà Lạt thực sự trở thành thành phố du lịch xanh - sạch - đẹp tầm cỡ khu vực ASEAN, UBND thành phố cần tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt hơn nữa các biện pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng, cải thiện hiệu quả công tác quản lý môi trường trên địa bàn và giải quyết dứt điểm các vấn đề còn tồn tại. Đặc biệt, cần có một nhà máy xử lý chất thải hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến, công suất phù hợp đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về xử lý chất thải cũng như phát triển bền vững cho thế hệ hiện tại và tương lai.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Công ty Cổ phần VNG
Diễn đàn Quốc hội

Sớm có chế tài, đáp ứng yêu cầu thực tế

Dữ liệu là thành tố rất quan trọng của chuyển đổi số, là tài nguyên chiến lược quốc gia trong công cuộc phát triển đất nước, do đó các dữ liệu phải được bảo mật, bảo vệ nghiêm ngặt. Các thành viên Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại đề nghị, từ thực tiễn công tác, Công an TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu góp ý thêm cho dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, góp phần nâng cao chất lượng công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân trong quá trình xử lý dữ liệu, bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng.

Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường tại UBND thành phố
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Quyết liệt triển khai chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Giám sát tại UBND TP. Hồ Chí Minh về tình hình triển khai chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT), Đoàn ĐBQH thành phố đã thẳng thắn chỉ ra nhiều tồn tại, vướng mắc và đề nghị các cơ quan liên quan làm rõ một số nội dung liên quan đến thực trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn; nâng cao ý thức, điều chỉnh hành vi của người dân; chế tài xử lý các hành vi vi phạm… Qua đó, nhấn mạnh trách nhiệm triển khai chính sách, pháp luật về BVMT là trách nhiệm chung của nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương cũng như cả cộng đồng và cần thực hiện một cách đồng bộ, quyết liệt.

Tỷ lệ giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri đạt hơn 96%
Diễn đàn Quốc hội

Tỷ lệ giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri đạt hơn 96%

Trình bày Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 3.2025, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình cho biết, cử tri và Nhân dân đánh giá cao những kết quả đạt được trong 3 tháng đầu năm 2025, kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển so với cùng kỳ năm trước, tạo động lực và khí thế để tiếp tục thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu đề ra.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại cuộc làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng hệ sinh thái đào tạo - sử dụng nhân lực bền vững

Từ thực tiễn giám sát trên địa bàn về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, TP. Hồ Chí Minh cần tăng cường hợp tác giữa chính quyền, doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục để xây dựng một hệ sinh thái đào tạo - sử dụng nhân lực bền vững.

Lãnh đạo các bộ, ngành tham dự cuộc làm việc
Diễn đàn Quốc hội

Không để chồng chéo, dàn trải giữa các chương trình mục tiêu quốc gia

Đây là một trong những yêu cầu nêu ra tại cuộc làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về tình hình, kết quả thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Lấy sự hài lòng của cử tri và Nhân dân làm thước đo
Diễn đàn Quốc hội

Lấy sự hài lòng của cử tri và Nhân dân làm thước đo

Ghi nhận các kết quả đạt được khi cho ý kiến với Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV tại Phiên họp thứ 44 của UBTVQH sáng 14.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, cần tiếp tục phát huy các kết quả đạt được, không ngừng đổi mới cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương; các giải pháp cần mạnh mẽ hơn nữa, lấy sự hài lòng của cử tri và Nhân dân làm thước đo.

Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Lê Tiến Châu phát biểu tại buổi tiếp xúc
Quốc hội và Cử tri

Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Thành ủy Hải Phòng đặt trọng tâm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện chỉ đạo của Trung ương về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thành phố gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ. Thành phố tích cực phối hợp với tỉnh Hải Dương xây dựng phương án bảo đảm cơ sở vật chất, điều kiện làm việc sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, xã; tổng hợp, thống kê các cơ chế đặc thù, với tinh thần chính sách nào ưu việt, có lợi cho người dân, doanh nghiệp hơn thì tiếp tục duy trì...

Giải phóng nguồn lực để tăng trưởng
Quốc hội và Cử tri

Giải phóng nguồn lực để tăng trưởng

Cuối tháng 10.2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1250/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là tổng hợp các khó khăn, vướng mắc theo các nhóm vấn đề cụ thể, xác định thẩm quyền xử lý của các cấp có liên quan, đồng thời chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc tháo gỡ...

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Tạo cơ sở pháp lý toàn diện phát triển bền vững ứng dụng năng lượng nguyên tử

Cho ý kiến về dự án Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi), các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát, đối chiếu các quy định của dự thảo Luật với các luật có liên quan để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất; đồng thời, rà soát, tham chiếu, bảo đảm tương thích với điều ước quốc tế về năng lượng nguyên tử mà Việt Nam là thành viên, nhằm xây dựng cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện cho phát triển bền vững ứng dụng năng lượng nguyên tử.

Bài cuối: Tăng cường thực thi pháp luật để phát triển bền vững
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bài cuối: Tăng cường thực thi pháp luật để phát triển bền vững

Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT) theo hướng đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế; tăng cường thực thi pháp luật, nâng cao trách nhiệm của các cấp, ngành, doanh nghiệp và cộng đồng trong BVMT, hướng đến phát triển bền vững… là những mục tiêu chung của Nghệ An trong thời gian tới được Đoàn ĐBQH tỉnh ghi nhận qua giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về BVMT từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành trên địa bàn.

Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Chính sách và cuộc sống

Vì công việc mà chọn người

Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 11, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị việc sắp xếp nhân sự khi sáp nhập, hợp nhất và chuẩn bị nhân sự Đại hội Đảng “phải lấy tiêu chuẩn cao nhất là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác”. Yêu cầu này thể hiện tư duy đổi mới, thực chất trong công tác cán bộ, đồng thời là đòi hỏi cấp bách trong tình hình hiện nay.

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín

Ngày 13.4, tại TP Cẩm Phả, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới 64 điểm cầu trên địa bàn TP Cẩm Phả, TP Hạ Long, huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô, với sự tham gia của gần 3.000 cử tri. 

Ảnh minh họa
Xây dựng luật

Nên luật hóa nghĩa vụ chuyển giao công nghệ với hợp đồng điện hạt nhân

PGS.TS. Vương Hữu Tấn - Nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

Dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) nên bổ sung một điều quy định về phát triển điện hạt nhân, trong đó tuyên bố chính sách dài hạn, bền vững của quốc gia về phát triển điện hạt nhân với mục tiêu phải chiếm một tỷ lệ hợp lý trong cán cân cung cấp điện năng và chúng ta có khả năng làm chủ, phát triển công nghệ để vận hành an toàn, khai thác hiệu quả. Đồng thời, luật hóa nghĩa vụ chuyển giao công nghệ đối với hợp đồng điện hạt nhân.