Giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV

Lấy sự hài lòng của cử tri và Nhân dân làm thước đo

Ghi nhận các kết quả đạt được khi cho ý kiến với Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV tại Phiên họp thứ 44 của UBTVQH sáng 14.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, cần tiếp tục phát huy các kết quả đạt được, không ngừng đổi mới cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương; các giải pháp cần mạnh mẽ hơn nữa, lấy sự hài lòng của cử tri và Nhân dân làm thước đo.

Việc giải quyết kịp thời góp phần tháo gỡ vướng mắc tại cơ sở

Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình cho biết, thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri của các ĐBQH, đã tiếp nhận, tổng hợp được 2.033 kiến nghị của cử tri. Trong đó, có 38 kiến nghị liên quan đến các hoạt động của Quốc hội (chiếm 1,9%); 1.947 kiến nghị liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ, bộ, ngành (chiếm 95,7%)... Các kiến nghị đã được chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định.

"Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV đã thông qua 18 luật và nhiều nghị quyết quan trọng. Chính phủ phải có sự sắp xếp, xem xét hướng dẫn của Chính phủ, bộ, ngành đã đến với địa phương hay chưa và địa phương hướng dẫn như thế nào để kịp thời nhắc nhở.

Bên cạnh đó, tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội đã thông qua 6 nghị quyết liên quan đến chỉ đạo, điều hành về kinh tế - xã hội. Bộ Tư pháp cần rà soát kỹ lưỡng các văn bản hướng dẫn các nghị quyết này".

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Nội dung kiến nghị của cử tri liên quan đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó một số lĩnh vực được nhiều cử tri quan tâm như: giáo dục và đào tạo (240 kiến nghị), lao động, việc làm, chính sách xã hội (205 kiến nghị); y tế (221 kiến nghị); giao thông, vận tải (131 kiến nghị); nông nghiệp, nông thôn (128 kiến nghị); tài nguyên và môi trường (118 kiến nghị)…

Có 1.953/2.033 kiến nghị đã được giải quyết, trả lời cử tri, đạt 96,1%. Trong đó, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc UBTVQH đã tiếp nhận và trả lời 38/38 kiến nghị, đạt 100%.

Chính phủ, các bộ, ngành đã tiếp nhận và trả lời 1.867/1.947 kiến nghị (đạt 95,9%). Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương đã tích cực, tập trung chỉ đạo giải quyết, trả lời khối lượng lớn kiến nghị của cử tri. Các bộ, ngành đã nghiêm túc tiếp thu, nghiên cứu kỹ lưỡng và đưa ra giải pháp thiết thực nhằm xử lý dứt điểm, trả lời thỏa đáng những vấn đề cử tri quan tâm. Việc giải quyết kịp thời đã góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại cơ sở, ổn định tình hình và cải thiện đời sống nhân dân. Một số kiến nghị cụ thể của cử tri đã được bộ, ngành đưa ra các giải pháp thiết thực để giải quyết hoặc giải đáp đầy đủ, đáp ứng được nguyện vọng của cử tri, như trả lời của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế…

Nhấn mạnh, kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tám là hết sức quan trọng, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá cao nhiều bộ, ngành đã chủ động trả lời trước thời hạn kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp Quốc hội. Một số kiến nghị liên quan đến quyền lợi của người dân đã được các bộ, ngành nghiêm túc tiếp thu, tích cực xem xét để xử lý. Một số kiến nghị UBTVQH nêu tại các báo cáo giám sát của những kỳ họp trước được các cơ quan chức năng quan tâm chỉ đạo kịp thời, nhất là Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo các bộ, ngành.

“Văn bản trả lời đã tốt hơn, cử tri thấy hài lòng, không lòng vòng, chung chung, hình thức. Nhiều khiếu nại đã được bộ, ngành tập trung giải quyết trong thời gian giữa hai kỳ họp; một số bộ, ngành đã giải quyết được nhiều khiếu nại của cử tri”, Chủ tịch Quốc hội ghi nhận.

Các giải pháp cần mạnh mẽ hơn nữa

Thời gian tới, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, cần tiếp tục phát huy các kết quả đạt được, không ngừng đổi mới cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương; các giải pháp cần mạnh mẽ hơn nữa, lấy sự hài lòng của cử tri và Nhân dân làm thước đo.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 44 của UBTVQH. Ảnh: Hồ Long
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 44 của UBTVQH. Ảnh: Hồ Long

“Việc tập hợp kiến nghị của cử tri gửi tới kỳ họp Quốc hội của một số Đoàn đại biểu Quốc hội bảo đảm đúng thời gian quy định. Ủy ban Dân nguyện và Giám sát tiếp tục đôn đốc, nhắc nhở”. Lưu ý vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị báo cáo cần bổ sung đánh giá nguyên nhân, hạn chế và làm rõ giải pháp khắc phục của tình trạng có kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương nhưng vẫn được tập hợp đề nghị cơ quan trung ương giải quyết.

Đối với một số vấn đề cử tri kiến nghị nhưng chưa được kịp thời giải quyết, gây khó khăn cho các địa phương, cơ quan, đơn vị khi triển khai thực hiện, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu, cần có sự phân loại, nghiên cứu để xử lý, giải quyết thấu đáo. Đồng thời, tiếp tục rà soát một số văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp, nhất là liên quan đến kiến nghị của cử tri và Nhân dân ở địa phương.

"Báo cáo giám sát cần tăng lực mạnh mẽ về quan điểm, hướng đề xuất, xác định trách nhiệm và thời gian thực hiện, hậu kiểm các kiến nghị giám sát trước đó, tạo niềm tin của cử tri và Nhân dân đối với Quốc hội, Chính phủ, MTTQ và các đoàn thể. Báo cáo cần ngắn gọn, có trọng tâm, trọng điểm, đi vào vấn đề cụ thể người dân quan tâm", Chủ tịch Quốc hội yêu cầu.

Ủy ban Dân nguyện và Giám sát cũng kiến nghị, các cơ quan của Quốc hội tiếp tục tăng cường hơn nữa chất lượng hoạt động giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Các Đoàn ĐBQH tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng tổng hợp, phân loại, xử lý kiến nghị của cử tri; bảo đảm thời gian gửi báo cáo tổng hợp kiến nghị của cử tri kịp thời, đúng quy định. Đồng thời, kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương khẩn trương rà soát giải quyết các kiến nghị đang trong quá trình giải quyết, bảo đảm giải quyết có chất lượng, đúng lộ trình đã báo cáo với cử tri. Tiếp tục nâng cao chất lượng giải quyết, trả lời cử tri, khắc phục những hạn chế đã nêu trong báo cáo.

Cùng với đó, Chính phủ tập trung chỉ đạo rà soát, bảo đảm ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luật; nâng cao trách nhiệm trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm tính thống nhất trong các văn bản quy phạm pháp luật do các bộ ban hành hoặc xây dựng trình ban hành.

Diễn đàn Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Công ty Cổ phần VNG
Diễn đàn Quốc hội

Sớm có chế tài, đáp ứng yêu cầu thực tế

Dữ liệu là thành tố rất quan trọng của chuyển đổi số, là tài nguyên chiến lược quốc gia trong công cuộc phát triển đất nước, do đó các dữ liệu phải được bảo mật, bảo vệ nghiêm ngặt. Các thành viên Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại đề nghị, từ thực tiễn công tác, Công an TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu góp ý thêm cho dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, góp phần nâng cao chất lượng công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân trong quá trình xử lý dữ liệu, bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng.

Tỷ lệ giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri đạt hơn 96%
Diễn đàn Quốc hội

Tỷ lệ giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri đạt hơn 96%

Trình bày Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 3.2025, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình cho biết, cử tri và Nhân dân đánh giá cao những kết quả đạt được trong 3 tháng đầu năm 2025, kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển so với cùng kỳ năm trước, tạo động lực và khí thế để tiếp tục thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu đề ra.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại cuộc làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng hệ sinh thái đào tạo - sử dụng nhân lực bền vững

Từ thực tiễn giám sát trên địa bàn về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, TP. Hồ Chí Minh cần tăng cường hợp tác giữa chính quyền, doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục để xây dựng một hệ sinh thái đào tạo - sử dụng nhân lực bền vững.

Lãnh đạo các bộ, ngành tham dự cuộc làm việc
Diễn đàn Quốc hội

Không để chồng chéo, dàn trải giữa các chương trình mục tiêu quốc gia

Đây là một trong những yêu cầu nêu ra tại cuộc làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về tình hình, kết quả thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Trần Thị Nhị Hà trình bày dự thảo Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp Tám, Quốc hội Khóa XV
Quốc hội và Cử tri

Giải quyết kiến nghị cử tri hiệu quả, nhanh chóng và triệt để

Tại Phiên họp giải trình cung cấp thông tin việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, các ý kiến cho rằng, với mục tiêu các kiến nghị của cử tri được giải quyết hiệu quả, nhanh chóng, triệt để, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành rà soát, bảo đảm ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luật, nâng cao trách nhiệm trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp
Quốc hội và Cử tri

Hành động ngày đêm đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh

TS. Trần Văn Khải - Phó Bí thư Đảng ủy Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Quốc hội đang khẩn trương chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Chín, dự kiến sẽ khai mạc ngày 5.5 tới - kỳ họp lịch sử với lượng công việc đồ sộ và hệ trọng. Toàn bộ hệ thống Quốc hội và các đại biểu Quốc hội đều đang dốc sức triển khai chủ trương lớn của Đảng và chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh, đồng thời thực hiện mục tiêu tinh gọn bộ máy, phát triển khoa học công nghệ và chuyển đổi số.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng chủ trì phiên họp thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp
Chính trị

Thống nhất và đồng bộ

Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, dự kiến Quốc hội sẽ cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín và thông qua tại Kỳ họp thứ Mười 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp, gồm: dự án Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự, dự án Luật Dẫn độ và dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. Thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật này, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị, các cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ 4 dự thảo Luật được tách ra từ Luật Tương trợ tư pháp, nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các đạo luật khi cùng được xem xét thông qua tại một kỳ họp của Quốc hội.

ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh)
Quốc hội và Cử tri

Xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ để doanh nghiệp chuẩn bị

"Cần xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ tối thiểu một năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và người tiêu dùng có thời gian thích nghi. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh thuế dựa trên hàm lượng cồn thay vì đánh đồng theo giá trị sản phẩm, vừa công bằng, vừa góp phần định hướng tiêu dùng có trách nhiệm". Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi chủ trì phiên họp phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Cần chính sách đủ mạnh để khuyến khích phục hồi doanh nghiệp

Dự án Luật Phá sản (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín tới, trong đó có một điểm mới nổi bật là bổ sung quy định về phục hồi doanh nghiệp trước khi phá sản. Tại phiên họp mở rộng của Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra dự án Luật này, các đại biểu đề nghị, cần rà soát, nghiên cứu để có khung pháp lý, chính sách đủ mạnh nhằm khuyến khích thực hiện phục hồi doanh nghiệp.

Cần tập trung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển
Quốc hội và Cử tri

Cần chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp mang tính đột phá cao

Trao đổi với phóng viên Báo ĐBND, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính PHAN ĐỨC HIẾU cho rằng, để kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước như yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, thì cần có một chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp được tinh chỉnh, mang tính đột phá cao, phù hợp với bối cảnh mới, yêu cầu mới.

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phù hợp nhu cầu của địa phương
Diễn đàn Quốc hội

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phù hợp nhu cầu của địa phương

Qua làm việc với UBND tỉnh Lào Cai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Kinh tế và Tài chính đề nghị, tỉnh cần phân tích làm rõ, liệu Lào Cai đã tính toán nhu cầu sử dụng đất và dự báo về tình hình phát triển kinh tế địa phương trong 5 năm tới chưa để đưa ra đề xuất điều chỉnh cho phù hợp? Và nếu không điều chỉnh tăng chỉ tiêu đất xây dựng cơ sở giáo dục thì đã hợp lý hay chưa?

ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông)
Quốc hội và Cử tri

Cân nhắc tăng thuế đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép theo lộ trình

Lưu ý nếu quy định tăng thuế cao đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép ngay trong một lần như dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sẽ gây tác động tới tâm lý khách hàng, làm giảm lượng tiêu thụ xe, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định lộ trình tăng thuế trong vòng 3 năm, từ năm 2027 - 2030, mức tăng thêm 3%/năm tương đương với việc chia đều mức tăng 9% trong 3 năm, áp dụng từ năm 2027.

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam (Hậu Giang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Hài hòa trong quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sáng nay, 25.3, một số đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát các quy định nhằm bảo đảm kiểm soát chặt chẽ sản phẩm, hàng hóa, song đồng thời cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sớm được lưu thông hàng hóa ra thị trường.

Đại biểu Tô Ái Vang (Sóc Trăng) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Bảo đảm các yêu cầu về an toàn hoá chất

Thảo luận dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 sáng nay, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, tiếp tục rà soát các quy định liên quan đến ưu đãi đối với lĩnh vực công nghiệp hóa chất trọng điểm; quảng cáo hóa chất, hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm hàng hóa…

Xây dựng các đề án, mô hình đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng các đề án, mô hình đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao

Tại buổi giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình về thực hiện chính sách, pháp luật phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn hôm qua, ngày 24.3, Đoàn ĐBQH tỉnh đề nghị, ngành giáo dục tiếp tục nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên về chiến lược phát triển, sử dụng nhân lực chất lượng cao của tỉnh; đồng thời, tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng các đề án, mô hình đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao và tiếp tục rà soát, kiến nghị chi tiết hơn về nội dung phát triển, sử dụng nguồn nhân lực tại địa phương.

Cần tập trung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển
Diễn đàn Quốc hội

Đủ thế, đủ lực, đủ thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân

Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, hiện nay là thời điểm chín muồi để thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển, đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước. Chúng ta có đủ thế, đủ lực, đủ thuận lợi, có thể nói là thiên thời, địa lợi, nhân hòa, như Tổng Bí thư đã nói “đây chính là thời điểm để hành động, để kiến tạo một Việt Nam thịnh vượng, năng động”.

Rà soát, bảo đảm thống nhất giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng
Quốc hội và Cử tri

Rà soát, bảo đảm thống nhất giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng

Qua làm việc với UBND thành phố Hải Phòng về kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Đoàn khảo sát của Ủy ban Kinh tế và Tài chính nhận thấy, giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng còn một số nội dung chưa đồng bộ về bộ chỉ tiêu sử dụng đất, xác định loại đất; tiêu chí lập quy hoạch. Thời kỳ quy hoạch giữa 2 loại quy hoạch không thống nhất dẫn đến việc xác định, phân bổ chỉ tiêu thực hiện giữa các thời kỳ, các dự án khó thống nhất.