Để Đà Lạt trở thành thành phố xanh ASEAN

Để Đà Lạt thực sự trở thành thành phố du lịch xanh - sạch - đẹp tầm cỡ khu vực ASEAN, UBND thành phố cần tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt hơn nữa các biện pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng, cải thiện hiệu quả công tác quản lý môi trường trên địa bàn và giải quyết dứt điểm các vấn đề còn tồn tại. Đặc biệt, cần có một nhà máy xử lý chất thải hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến, công suất phù hợp đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về xử lý chất thải cũng như phát triển bền vững cho thế hệ hiện tại và tương lai.

Đây là kỳ vọng và cũng là kiến nghị được Đoàn giám giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành” của Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng nhấn mạnh tại cuộc làm việc với UBND thành phố Đà Lạt và các cơ quan, đơn vị liên quan.

Nỗ lực xây dựng, triển khai các giải pháp, mô hình phù hợp

Trước khi làm việc với UBND thành phố, các thành viên Đoàn giám sát đã dành thời gian khảo sát thực tế tại phường 2, một trong những địa phương đi đầu trong việc triển khai các mô hình bảo vệ môi trường hiệu quả. Điểm dừng chân đầu tiên là khu dân cư trên địa bàn và các thành viên Đoàn đã được giới thiệu chi tiết về mô hình phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn của địa phương. Tiếp theo, Đoàn đã đến thăm Trường THCS Nguyễn Du - ngôi trường nổi bật với mô hình kế hoạch nhỏ “thu gom lon bia đổi quà”, thu hút sự tham gia tích cực của đông đảo học sinh, giúp các em hình thành thói quen tái chế, bảo vệ môi trường từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Sự sáng tạo và hiệu quả của các mô hình đã cho thấy nỗ lực tìm kiếm, triển khai các giải pháp thu gom, phân loại chất thải phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng khu vực. Đồng thời, nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.

Đoàn khảo sát thực tế tại Trường THCS Nguyễn Du, TP. Đà Lạt. Ảnh: Nguyệt Thu
Đoàn khảo sát thực tế tại Trường THCS Nguyễn Du, TP. Đà Lạt. Ảnh: Nguyệt Thu

Sau khi trực tiếp quan sát các mô hình thực tế, Đoàn giám sát đã lắng nghe báo cáo chi tiết từ đại diện Phòng Nông nghiệp và Môi trường thành phố về những kết quả đã đạt được trong việc thực hiện các chính sách bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố. Theo đó, tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại thành phố đã đạt đến mức ấn tượng là trên 99%. Các loại chất thải y tế nguy hại và chất thải phát sinh từ hoạt động nông nghiệp, nhất là bao bì thuốc bảo vệ thực vật cũng được thu gom, xử lý theo đúng quy định…

Hiện tại, khoảng 18,6% lượng nước thải sinh hoạt trên địa bàn đã được thu gom và đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của thành phố. Mặc dù tỷ lệ này vẫn còn khiêm tốn so với yêu cầu thực tế, song là một sự khởi đầu quan trọng trong giải quyết vấn đề ô nhiễm nguồn nước - một trong những thách thức lớn đối với một thành phố du lịch. Hiện, các khu du lịch, điểm tham quan trên địa bàn đều được yêu cầu cam kết thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật và tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường…

Phát triển bền vững cho thế hệ hiện tại, tương lai

Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, quá trình thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn cũng còn những khó khăn, thách thức. Trong đó, quy trình cấp giấy phép môi trường cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh còn nhiều thủ tục phức tạp; việc chưa hoàn thiện đồng bộ hệ thống thu gom, xử lý chất thải ở một số khu vực vẫn gây ra tình trạng ô nhiễm một số hồ lắng và nước mặt, ảnh hưởng không nhỏ đến cảnh quan thiên nhiên cũng như chất lượng cuộc sống của người dân địa phương…

Từ thực tế nắm bắt, các thành viên Đoàn giám sát đã đặt ra nhiều câu hỏi liên quan các giải pháp xử lý rác thải nông nghiệp, bao bì thuốc bảo vệ thực vật; bất cập liên quan đến hoạt động và công nghệ của nhà máy xử lý chất thải rắn tại Xuân Trường… Những nội dung này đã được đại diện các phòng chức năng và lãnh đạo UBND thành phố ghi nhận nghiêm túc và đưa ra những giải trình chi tiết và cụ thể. Nhất là, về công tác kiểm soát ô nhiễm nguồn nước, các biện pháp thu gom và xử lý nước thải; kế hoạch, giải pháp giải quyết dứt điểm các vấn đề tồn đọng.

Thành viên Đoàn giám sát phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Nguyệt Thu
Thành viên Đoàn giám sát phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Nguyệt Thu

Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Lâm Văn Đoan ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực và kết quả thành phố Đà Lạt đã đạt được trong công tác bảo vệ môi trường. Đồng thời, đề nghị, thành phố rà soát, đánh giá toàn diện và xây dựng các giải pháp cụ thể, khả thi để khắc phục triệt để các tồn tại; nâng cao hơn nữa ý thức tự giác và trách nhiệm của mỗi người dân, của cộng đồng trong việc chung tay giữ gìn, bảo vệ môi trường sống… Đặc biệt, trong quá trình thu hút đầu tư, thành phố cần bám sát các kế hoạch, quy hoạch của tỉnh liên quan đến các dự án xử lý rác thải và nước thải; yêu cầu các chủ đầu tư phải có cam kết mạnh mẽ và thực hiện nghiêm túc các biện pháp bảo vệ môi trường.

Kỳ vọng trong tương lai gần, Đà Lạt sẽ thực sự trở thành một thành phố du lịch tầm cỡ khu vực ASEAN, Trưởng Đoàn giám sát nhấn mạnh, thành phố rất cần một nhà máy xử lý chất thải hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến với công suất phù hợp để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về xử lý chất thải, hướng đến xây dựng một môi trường sống xanh – sạch – đẹp, phát triển bền vững cho thế hệ hiện tại và tương lai.

Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Không thể bảo vệ môi trường nếu thiếu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Không thể bảo vệ môi trường nếu thiếu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ

Sau hơn ba năm triển khai Luật Bảo vệ môi trường 2020, công tác bảo vệ môi trường tại Quảng Ngãi đạt nhiều kết quả tích cực, đặc biệt tại các đô thị, khu công nghiệp - nơi từng “nóng” về vấn đề chất thải và ô nhiễm. Tuy nhiên, qua giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành tại một số địa phương, đơn vị, cũng cho thấy những “mảng xám” cần được tiếp tục xóa nhòa bằng những hành động cụ thể, quyết liệt, đặc biệt là trong việc đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.

Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường tại UBND thành phố
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Quyết liệt triển khai chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Giám sát tại UBND TP. Hồ Chí Minh về tình hình triển khai chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT), Đoàn ĐBQH thành phố đã thẳng thắn chỉ ra nhiều tồn tại, vướng mắc và đề nghị các cơ quan liên quan làm rõ một số nội dung liên quan đến thực trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn; nâng cao ý thức, điều chỉnh hành vi của người dân; chế tài xử lý các hành vi vi phạm… Qua đó, nhấn mạnh trách nhiệm triển khai chính sách, pháp luật về BVMT là trách nhiệm chung của nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương cũng như cả cộng đồng và cần thực hiện một cách đồng bộ, quyết liệt.

Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Lê Tiến Châu phát biểu tại buổi tiếp xúc
Quốc hội và Cử tri

Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Thành ủy Hải Phòng đặt trọng tâm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện chỉ đạo của Trung ương về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thành phố gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ. Thành phố tích cực phối hợp với tỉnh Hải Dương xây dựng phương án bảo đảm cơ sở vật chất, điều kiện làm việc sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, xã; tổng hợp, thống kê các cơ chế đặc thù, với tinh thần chính sách nào ưu việt, có lợi cho người dân, doanh nghiệp hơn thì tiếp tục duy trì...

Cử tri phát biểu ý kiến
Quốc hội và Cử tri

Hoàn thành Đề án sáp nhập tỉnh Hải Dương và TP. Hải Phòng trước 30.4

Đề án sáp nhập tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng sẽ được hoàn thành trước ngày 30.4; thành phố sẽ tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong Nhân dân về nội dung này. Thành phố cũng đang tích cực phối hợp với tỉnh Hải Dương xây dựng phương án bảo đảm cơ sở vật chất, điều kiện làm việc (trụ sở, nhà ở, chế độ chính sách…) cho các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã... 

Bài cuối: Tăng cường thực thi pháp luật để phát triển bền vững
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bài cuối: Tăng cường thực thi pháp luật để phát triển bền vững

Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT) theo hướng đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế; tăng cường thực thi pháp luật, nâng cao trách nhiệm của các cấp, ngành, doanh nghiệp và cộng đồng trong BVMT, hướng đến phát triển bền vững… là những mục tiêu chung của Nghệ An trong thời gian tới được Đoàn ĐBQH tỉnh ghi nhận qua giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về BVMT từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành trên địa bàn.

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín

Ngày 13.4, tại TP Cẩm Phả, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới 64 điểm cầu trên địa bàn TP Cẩm Phả, TP Hạ Long, huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô, với sự tham gia của gần 3.000 cử tri. 

Bài 1: Hiệu quả tích cực
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bài 1: Hiệu quả tích cực

“Không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế”- đó là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của tỉnh Nghệ An nhằm phát triển bền vững. Giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành trên địa bàn tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh ghi nhận: các nhiệm vụ bảo vệ môi trường nhận được sự quan tâm, lãnh đạo và chỉ đạo sâu sát từ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, cùng với sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành, địa phương đã mang lại hiệu quả tích cực.

Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk tiếp xúc cử tri chuyên đề với ngành Y tế
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Tháo gỡ "điểm nghẽn" để y tế cơ sở phát triển bền vững

Ngày 11.4, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị TXCT chuyên đề với ngành y tế, nhằm lắng nghe ý kiến, kiến nghị từ đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế trên địa bàn. Đồng thời, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động khám, chữa bệnh và quản lý y tế tại cơ sở, làm cơ sở quan trọng cho công tác tham mưu chính sách trước Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV.

Cử tri Ea Súp, Buôn Đôn kiến nghị giải quyết dứt điểm tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đắk Lắk: Cử tri kiến nghị giải quyết dứt điểm tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp

Tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp kéo dài nhiều năm, nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu và các chính sách an sinh xã hội... là những nội dung nổi bật được cử tri hai huyện biên giới Ea Súp và Buôn Đôn (Đắk Lắk) kiến nghị tới Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk tại các cuộc TXCT trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV.

 Kiến nghị tăng cường giám sát quá trình sắp xếp, tổ chức bộ máy
Quốc hội và Cử tri

Kiến nghị tăng cường giám sát quá trình sắp xếp, tổ chức bộ máy

Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, chiều 10.4, Tổ đại biểu số 2 thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk do Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Thu Nguyệt làm trưởng đoàn đã có buổi tiếp xúc với cử tri 6 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cư M’gar. 

Có phương án bố trí, sửa chữa các lò đốt rác thải y tế
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Có phương án bố trí, sửa chữa các lò đốt rác thải y tế

Làm việc tại Sở Nông nghiệp và Môi trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường (BVMT) kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành, Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh Cao Bằng đề nghị, Sở sớm tham mưu UBND tỉnh xây dựng lại các quy định thực hiện công tác vệ sinh môi trường; có phương án bố trí, sửa chữa các lò đốt rác thải y tế tại các địa phương. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người dân đối với việc bảo vệ môi trường.

Ưu tiên tuyển dụng đối với người dân tộc thiểu số
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Ưu tiên tuyển dụng đối với người dân tộc thiểu số

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao tại Sở Nội vụ, Đoàn ĐBQH tỉnh Cao Bằng ghi nhận các kiến nghị của đơn vị về việc sửa đổi quy định ưu tiên trong tuyển dụng đối với người dân tộc thiểu số (DTTS) theo nhóm đối tượng và người DTTS rất ít người. Trong đó, mức điểm ưu tiên nên do địa phương quy định phù hợp với điều kiện thực tế.