Quyết liệt triển khai chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Giám sát tại UBND TP. Hồ Chí Minh về tình hình triển khai chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT), Đoàn ĐBQH thành phố đã thẳng thắn chỉ ra nhiều tồn tại, vướng mắc và đề nghị các cơ quan liên quan làm rõ một số nội dung liên quan đến thực trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn; nâng cao ý thức, điều chỉnh hành vi của người dân; chế tài xử lý các hành vi vi phạm… Qua đó, nhấn mạnh trách nhiệm triển khai chính sách, pháp luật về BVMT là trách nhiệm chung của nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương cũng như cả cộng đồng và cần thực hiện một cách đồng bộ, quyết liệt.

Còn những khoảng trống pháp lý

Kể từ khi Luật BVMT 2020 có hiệu lực từ đầu năm 2022, TP. Hồ Chí Minh đã tích cực triển khai bằng việc ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hóa. Theo đó, HĐND thành phố đã ban hành 3 nghị quyết; UBND thành phố ban hành 12 quyết định. Hiện tại, các đơn vị liên quan đang trong quá trình dự thảo thêm 10 văn bản khác, đồng thời xây dựng các kế hoạch, chương trình, đề án, dự án chi tiết để thực hiện Luật BVMT năm 2020, Chiến lược BVMT quốc gia và Quy hoạch BVMT quốc gia… Các văn bản này được tham mưu, ban hành đúng trình tự, thủ tục và hình thức theo quy định, tạo hành lang pháp lý quan trọng cho công tác quản lý Nhà nước về BVMT trên địa bàn thành phố.

Toàn cảnh cuộc giám sát. Ảnh: Hải Triều
Toàn cảnh cuộc giám sát. Ảnh: Hải Triều

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, UBND TP. Hồ Chí Minh cũng thẳng thắn đánh giá, quá trình triển khai Luật BVMT vẫn còn gặp không ít vướng mắc, chủ yếu liên quan đến thủ tục hành chính. Báo cáo cho thấy hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về môi trường, xử lý vi phạm tuy đã được ban hành đầy đủ, kịp thời nhưng vẫn còn tình trạng thiếu đồng bộ, gây khó khăn trong thực hiện và áp dụng. Các quy định liên quan đến vấn đề môi trường còn rải rác trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau.

Cụ thể, sự thiếu thống nhất giữa Luật BVMT với các luật khác đã tạo ra những khoảng trống pháp lý và ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý Nhà nước. Nhiều điều khoản trong luật chỉ mang tính nguyên tắc, thiếu hướng dẫn cụ thể, dẫn đến khó khăn trong quá trình áp dụng vào thực tế. Bên cạnh đó, một số vấn đề dù đã được quy định trong luật nhưng địa phương vẫn chưa nhận được hướng dẫn từ các bộ, ngành Trung ương, ví dụ như hướng dẫn về hợp đồng PPP trong lĩnh vực xử lý chất thải hay quy chuẩn kỹ thuật về công trình xử lý nước thải tại chỗ… Ngoài ra, ý thức bảo vệ môi trường của một bộ phận người dân còn hạn chế, và mức xử phạt vi phạm hành chính hiện tại còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe để thay đổi hành vi.

Kiến nghị sớm sửa đổi một số quy định cho phù hợp thực tế

Tại buổi làm việc, UBND TP. Hồ Chí Minh đã kiến nghị Đoàn giám sát báo cáo Quốc hội và các cơ quan có thẩm quyền nhiều vấn đề quan trọng. Cụ thể, thành phố đề xuất sớm ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 45/2022/NĐ-CP để phù hợp với tình hình thực tế. Đồng thời, kiến nghị cần xem xét sửa đổi Điều 151 Luật BVMT theo hướng quy định Quỹ BVMT cấp tỉnh là quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách và ban hành Luật Khu công nghiệp để có các quy định đồng bộ về hoạt động BVMT, thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn và cộng sinh trong các khu công nghiệp.

Các đại biểu phát biểu tại cuộc giám sát. Ảnh: Hải Triều
Các đại biểu phát biểu tại cuộc giám sát. Ảnh: Hải Triều

Để giải quyết vướng mắc trong việc cấp vốn điều lệ cho Quỹ BVMT cấp tỉnh, UBND TP. Hồ Chí Minh cũng kiến nghị, Đoàn giám sát có ý kiến với Quốc hội. Về vấn đề xử lý rác thải, thành phố kiến nghị Bộ Công Thương xem xét, điều chỉnh tăng quy mô nguồn điện rác trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII từ 123MW lên tối thiểu 240MW, phù hợp với tiến độ triển khai các dự án nhà máy xử lý rác bằng công nghệ đốt phát điện trên địa bàn.

Qua trao đổi, các thành viên Đoàn giám sát ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của các sở, ngành trong việc thực thi chính sách, pháp luật liên quan từ khi Luật BVMT 2020 có hiệu lực. Đồng thời, đề nghị các cơ quan, đơn vị liên quan làm rõ hơn về thực trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn; các giải pháp nâng cao ý thức của người dân trong việc phân loại chất thải rắn tại nguồn; chế tài xử lý các hành vi vi phạm…

Đoàn giám sát cũng nhấn mạnh, việc triển khai chính sách, pháp luật về môi trường không chỉ là trách nhiệm của riêng ngành tài nguyên và môi trường mà cần sự phối hợp đồng bộ của nhiều sở, ban, ngành, địa phương cũng như cả cộng đồng. Đoàn ĐBQH thành phố sẽ tổng hợp đầy đủ các kiến nghị, đề xuất của thành phố để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, phục vụ cho chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội về lĩnh vực BVMT trong năm 2025.

Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Không thể bảo vệ môi trường nếu thiếu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Không thể bảo vệ môi trường nếu thiếu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ

Sau hơn ba năm triển khai Luật Bảo vệ môi trường 2020, công tác bảo vệ môi trường tại Quảng Ngãi đạt nhiều kết quả tích cực, đặc biệt tại các đô thị, khu công nghiệp - nơi từng “nóng” về vấn đề chất thải và ô nhiễm. Tuy nhiên, qua giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành tại một số địa phương, đơn vị, cũng cho thấy những “mảng xám” cần được tiếp tục xóa nhòa bằng những hành động cụ thể, quyết liệt, đặc biệt là trong việc đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.

Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng khảo sát thực tế tại Trường THCS Nguyễn Du, TP Đà Lạt
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Để Đà Lạt trở thành thành phố xanh ASEAN

Để Đà Lạt thực sự trở thành thành phố du lịch xanh - sạch - đẹp tầm cỡ khu vực ASEAN, UBND thành phố cần tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt hơn nữa các biện pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng, cải thiện hiệu quả công tác quản lý môi trường trên địa bàn và giải quyết dứt điểm các vấn đề còn tồn tại. Đặc biệt, cần có một nhà máy xử lý chất thải hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến, công suất phù hợp đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về xử lý chất thải cũng như phát triển bền vững cho thế hệ hiện tại và tương lai.

Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Lê Tiến Châu phát biểu tại buổi tiếp xúc
Quốc hội và Cử tri

Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Thành ủy Hải Phòng đặt trọng tâm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện chỉ đạo của Trung ương về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thành phố gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ. Thành phố tích cực phối hợp với tỉnh Hải Dương xây dựng phương án bảo đảm cơ sở vật chất, điều kiện làm việc sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, xã; tổng hợp, thống kê các cơ chế đặc thù, với tinh thần chính sách nào ưu việt, có lợi cho người dân, doanh nghiệp hơn thì tiếp tục duy trì...

Cử tri phát biểu ý kiến
Quốc hội và Cử tri

Hoàn thành Đề án sáp nhập tỉnh Hải Dương và TP. Hải Phòng trước 30.4

Đề án sáp nhập tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng sẽ được hoàn thành trước ngày 30.4; thành phố sẽ tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong Nhân dân về nội dung này. Thành phố cũng đang tích cực phối hợp với tỉnh Hải Dương xây dựng phương án bảo đảm cơ sở vật chất, điều kiện làm việc (trụ sở, nhà ở, chế độ chính sách…) cho các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã... 

Bài cuối: Tăng cường thực thi pháp luật để phát triển bền vững
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bài cuối: Tăng cường thực thi pháp luật để phát triển bền vững

Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT) theo hướng đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế; tăng cường thực thi pháp luật, nâng cao trách nhiệm của các cấp, ngành, doanh nghiệp và cộng đồng trong BVMT, hướng đến phát triển bền vững… là những mục tiêu chung của Nghệ An trong thời gian tới được Đoàn ĐBQH tỉnh ghi nhận qua giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về BVMT từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành trên địa bàn.

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín

Ngày 13.4, tại TP Cẩm Phả, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới 64 điểm cầu trên địa bàn TP Cẩm Phả, TP Hạ Long, huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô, với sự tham gia của gần 3.000 cử tri. 

Bài 1: Hiệu quả tích cực
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bài 1: Hiệu quả tích cực

“Không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế”- đó là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của tỉnh Nghệ An nhằm phát triển bền vững. Giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành trên địa bàn tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh ghi nhận: các nhiệm vụ bảo vệ môi trường nhận được sự quan tâm, lãnh đạo và chỉ đạo sâu sát từ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, cùng với sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành, địa phương đã mang lại hiệu quả tích cực.

Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk tiếp xúc cử tri chuyên đề với ngành Y tế
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Tháo gỡ "điểm nghẽn" để y tế cơ sở phát triển bền vững

Ngày 11.4, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị TXCT chuyên đề với ngành y tế, nhằm lắng nghe ý kiến, kiến nghị từ đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế trên địa bàn. Đồng thời, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động khám, chữa bệnh và quản lý y tế tại cơ sở, làm cơ sở quan trọng cho công tác tham mưu chính sách trước Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV.

Cử tri Ea Súp, Buôn Đôn kiến nghị giải quyết dứt điểm tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đắk Lắk: Cử tri kiến nghị giải quyết dứt điểm tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp

Tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp kéo dài nhiều năm, nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu và các chính sách an sinh xã hội... là những nội dung nổi bật được cử tri hai huyện biên giới Ea Súp và Buôn Đôn (Đắk Lắk) kiến nghị tới Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk tại các cuộc TXCT trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV.

 Kiến nghị tăng cường giám sát quá trình sắp xếp, tổ chức bộ máy
Quốc hội và Cử tri

Kiến nghị tăng cường giám sát quá trình sắp xếp, tổ chức bộ máy

Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, chiều 10.4, Tổ đại biểu số 2 thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk do Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Thu Nguyệt làm trưởng đoàn đã có buổi tiếp xúc với cử tri 6 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cư M’gar. 

Ưu tiên tuyển dụng đối với người dân tộc thiểu số
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Ưu tiên tuyển dụng đối với người dân tộc thiểu số

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao tại Sở Nội vụ, Đoàn ĐBQH tỉnh Cao Bằng ghi nhận các kiến nghị của đơn vị về việc sửa đổi quy định ưu tiên trong tuyển dụng đối với người dân tộc thiểu số (DTTS) theo nhóm đối tượng và người DTTS rất ít người. Trong đó, mức điểm ưu tiên nên do địa phương quy định phù hợp với điều kiện thực tế.

Phát triển nguồn nhân lực được tỉnh Quảng Ninh xác định là một trong những giải pháp quan trọng hướng đến phát triển bền vững.
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển mới

Làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện chính sách, pháp luật phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2024, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đã ghi nhận nhiều ý kiến, đề xuất liên quan đến việc giải quyết bất cập đối với tình trạng thiếu giáo viên; thực hiện phân cấp trong quản lý đội ngũ giáo viên ngành giáo dục; thu hút nhân lực chất lượng cao, các giải pháp giữ chân y, bác sĩ; việc bổ sung đối tượng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngành y tế…