Không thể bảo vệ môi trường nếu thiếu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ

Sau hơn ba năm triển khai Luật Bảo vệ môi trường 2020, công tác bảo vệ môi trường tại Quảng Ngãi đạt nhiều kết quả tích cực, đặc biệt tại các đô thị, khu công nghiệp - nơi từng “nóng” về vấn đề chất thải và ô nhiễm. Tuy nhiên, qua giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành tại một số địa phương, đơn vị, cũng cho thấy những “mảng xám” cần được tiếp tục xóa nhòa bằng những hành động cụ thể, quyết liệt, đặc biệt là trong việc đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.

Tỷ lệ thu gom rác thải đạt 90% ở đô thị

Giám sát tại UBND thành phố Quảng Ngãi cho thấy, sau hơn 3 năm triển khai Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, UBND thành phố đã kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức tập huấn triển khai Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; công tác thu gom, xử lý chất thải rắn có nhiều cải thiện với tỷ lệ thu gom rác thải đạt 90% ở khu vực đô thị, 80% ở khu vực nông thôn; vi phạm về môi trường được tăng cường kiểm tra, xử lý, đặc biệt tại các cụm công nghiệp, khu dân cư; đã triển khai các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất và bảo vệ đa dạng sinh học. Đối với huyện Sơn Tịnh, UBND huyện ưu tiên quản lý chất thải rắn và phân loại rác thải. Huyện đã đạt được những kết quả tích cực trong tăng cường ngân sách, huy động xã hội hóa cho công tác bảo vệ môi trường. Việc kiểm soát ô nhiễm cũng được chú trọng, đặc biệt tại các khu công nghiệp với hệ thống xử lý nước thải và các doanh nghiệp có nguồn thải cao đã lắp đặt quan trắc tự động.

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi. Ảnh: NK
Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi. Ảnh: NK

Tại Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi, Ban quản lý đã triển khai chương trình quan trắc môi trường bao gồm điều chỉnh, bổ sung mạng lưới quan trắc môi trường và đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1421/QĐ-UBND. Các nhiệm vụ trọng tâm gồm quan trắc, kiểm soát ô nhiễm môi trường, thu gom và xử lý rác thải, vận hành các trạm xử lý nước thải, cùng các hoạt động quản lý, giám sát môi trường. Đến năm 2024, một số nhiệm vụ đạt 100% kế hoạch.

Còn theo báo cáo của Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất, trong thời gian thực hiện dự án đầu tư khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất, công ty đã thực hiện định kỳ các công tác môi trường, ban hành kế hoạch, các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, môi trường. Các loại chất thải phát sinh đều được công ty tận dụng tối đa để tuần hoàn tái sử dụng, tái chế. Đa số các nguồn thải phát sinh đều được thu gom, đưa về hệ thống xử lý khí thải đạt quy chuẩn trước khi xả thải ra môi trường. Hệ thống xử lý khí thải, nước thải, nước mặt đều được công ty đã lắp đặt, truyền dữ liệu quan trắc tự động, liên tục về cơ quan chức năng theo đúng quy định. Đồng thời, công ty cũng tích cực phủ xanh gần 60ha trong toàn khu liên hiệp, phấn đấu đến cuối năm 2025 sẽ tiếp tục trồng khoảng 41ha cây xanh.

Tăng cường nguồn lực xã hội hóa

Mặc dù đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, song công tác bảo vệ môi trường tại các địa phương, đơn vị vẫn đối mặt với không ít thách thức. Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi đã thẳng thắn chỉ ra các bất cập hiện hữu như: việc thu gom rác thải chưa triệt để; nguồn lực tài chính cho môi trường chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, công tác xã hội trong hóa bảo vệ môi trường thấp; hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường yếu, chưa đáp ứng yêu cầu; tổ chức bộ máy, nhân sự làm công tác môi trường chưa đủ về số lượng, hạn chế về chuyên môn; ý thức, trách nhiệm của một bộ phận người dân, doanh nghiệp chưa cao; việc thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến bảo vệ môi trường còn vướng mắc…

Lãnh đạo Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp tỉnh báo cáo tại cuộc giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh. Ảnh: NK
Lãnh đạo Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp tỉnh báo cáo tại cuộc giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh. Ảnh: NK

Từ thực trạng trên, một số đơn vị, địa phương đã đề xuất nhiều kiến nghị để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường trong thời gian tới. Trong đó, Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi kiến nghị Đoàn giám sát về kinh phí để đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường trong Khu kinh tế Dung Quất theo quy định; bố trí kinh phí đầu tư xem xét xây dựng các khu tái định cư phục vụ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Dung Quất...

Trên cơ sở kết quả giám sát, Đoàn giám sát đã tập trung thảo luận các giải pháp then chốt để định hướng công tác bảo vệ môi trường trong thời gian tới. Trong đó, đối với huyện Sơn Tịnh với bối cảnh thực hiện chủ trương bỏ đơn vị hành chính cấp huyện cần thực hiện nghiêm Luật Bảo vệ môi trường 2020; tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm môi trường, đầu tư hạ tầng kỹ thuật môi trường, đặc biệt là các công trình xử lý chất thải rắn, nước thải. Đồng thời, huyện cần mở rộng phân loại rác thải tại nguồn, đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường. Xây dựng đội ngũ cán bộ môi trường chuyên nghiệp, phối hợp chặt chẽ với cấp tỉnh và chuẩn bị kế hoạch chuyển giao nhiệm vụ quản lý môi trường. Các ý kiến đóng góp của các địa phương, đơn vị Đoàn giám sát ghi nhận, tiếp thu và sẽ tổng hợp, có ý kiến với các cấp có thẩm quyền.

Qua kết quả giám sát cho thấy, để giữ được màu xanh cho Quảng Ngãi, chỉ những nỗ lực rời rạc là chưa đủ, cần sự đồng lòng từ chính quyền, doanh nghiệp đến từng người dân. Khi mỗi quyết sách đều đặt môi trường ở trung tâm, khi mỗi nhà máy, mỗi tuyến kênh đều được giám sát nghiêm túc, thì bức tranh Quảng Ngãi xanh – sạch – phát triển bền vững mới thật sự thành hình.

Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng khảo sát thực tế tại Trường THCS Nguyễn Du, TP Đà Lạt
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Để Đà Lạt trở thành thành phố xanh ASEAN

Để Đà Lạt thực sự trở thành thành phố du lịch xanh - sạch - đẹp tầm cỡ khu vực ASEAN, UBND thành phố cần tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt hơn nữa các biện pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng, cải thiện hiệu quả công tác quản lý môi trường trên địa bàn và giải quyết dứt điểm các vấn đề còn tồn tại. Đặc biệt, cần có một nhà máy xử lý chất thải hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến, công suất phù hợp đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về xử lý chất thải cũng như phát triển bền vững cho thế hệ hiện tại và tương lai.

Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Lê Tiến Châu phát biểu tại buổi tiếp xúc
Quốc hội và Cử tri

Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Thành ủy Hải Phòng đặt trọng tâm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện chỉ đạo của Trung ương về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thành phố gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ. Thành phố tích cực phối hợp với tỉnh Hải Dương xây dựng phương án bảo đảm cơ sở vật chất, điều kiện làm việc sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, xã; tổng hợp, thống kê các cơ chế đặc thù, với tinh thần chính sách nào ưu việt, có lợi cho người dân, doanh nghiệp hơn thì tiếp tục duy trì...

Cử tri phát biểu ý kiến
Quốc hội và Cử tri

Hoàn thành Đề án sáp nhập tỉnh Hải Dương và TP. Hải Phòng trước 30.4

Đề án sáp nhập tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng sẽ được hoàn thành trước ngày 30.4; thành phố sẽ tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong Nhân dân về nội dung này. Thành phố cũng đang tích cực phối hợp với tỉnh Hải Dương xây dựng phương án bảo đảm cơ sở vật chất, điều kiện làm việc (trụ sở, nhà ở, chế độ chính sách…) cho các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã... 

Bài cuối: Tăng cường thực thi pháp luật để phát triển bền vững
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bài cuối: Tăng cường thực thi pháp luật để phát triển bền vững

Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT) theo hướng đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế; tăng cường thực thi pháp luật, nâng cao trách nhiệm của các cấp, ngành, doanh nghiệp và cộng đồng trong BVMT, hướng đến phát triển bền vững… là những mục tiêu chung của Nghệ An trong thời gian tới được Đoàn ĐBQH tỉnh ghi nhận qua giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về BVMT từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành trên địa bàn.

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín

Ngày 13.4, tại TP Cẩm Phả, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới 64 điểm cầu trên địa bàn TP Cẩm Phả, TP Hạ Long, huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô, với sự tham gia của gần 3.000 cử tri. 

Bài 1: Hiệu quả tích cực
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bài 1: Hiệu quả tích cực

“Không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế”- đó là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của tỉnh Nghệ An nhằm phát triển bền vững. Giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành trên địa bàn tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh ghi nhận: các nhiệm vụ bảo vệ môi trường nhận được sự quan tâm, lãnh đạo và chỉ đạo sâu sát từ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, cùng với sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành, địa phương đã mang lại hiệu quả tích cực.

Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk tiếp xúc cử tri chuyên đề với ngành Y tế
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Tháo gỡ "điểm nghẽn" để y tế cơ sở phát triển bền vững

Ngày 11.4, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị TXCT chuyên đề với ngành y tế, nhằm lắng nghe ý kiến, kiến nghị từ đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế trên địa bàn. Đồng thời, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động khám, chữa bệnh và quản lý y tế tại cơ sở, làm cơ sở quan trọng cho công tác tham mưu chính sách trước Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV.

Cử tri Ea Súp, Buôn Đôn kiến nghị giải quyết dứt điểm tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đắk Lắk: Cử tri kiến nghị giải quyết dứt điểm tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp

Tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp kéo dài nhiều năm, nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu và các chính sách an sinh xã hội... là những nội dung nổi bật được cử tri hai huyện biên giới Ea Súp và Buôn Đôn (Đắk Lắk) kiến nghị tới Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk tại các cuộc TXCT trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV.

 Kiến nghị tăng cường giám sát quá trình sắp xếp, tổ chức bộ máy
Quốc hội và Cử tri

Kiến nghị tăng cường giám sát quá trình sắp xếp, tổ chức bộ máy

Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, chiều 10.4, Tổ đại biểu số 2 thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk do Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Thu Nguyệt làm trưởng đoàn đã có buổi tiếp xúc với cử tri 6 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cư M’gar. 

Ưu tiên tuyển dụng đối với người dân tộc thiểu số
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Ưu tiên tuyển dụng đối với người dân tộc thiểu số

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao tại Sở Nội vụ, Đoàn ĐBQH tỉnh Cao Bằng ghi nhận các kiến nghị của đơn vị về việc sửa đổi quy định ưu tiên trong tuyển dụng đối với người dân tộc thiểu số (DTTS) theo nhóm đối tượng và người DTTS rất ít người. Trong đó, mức điểm ưu tiên nên do địa phương quy định phù hợp với điều kiện thực tế.

Phát triển nguồn nhân lực được tỉnh Quảng Ninh xác định là một trong những giải pháp quan trọng hướng đến phát triển bền vững.
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển mới

Làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện chính sách, pháp luật phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2024, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đã ghi nhận nhiều ý kiến, đề xuất liên quan đến việc giải quyết bất cập đối với tình trạng thiếu giáo viên; thực hiện phân cấp trong quản lý đội ngũ giáo viên ngành giáo dục; thu hút nhân lực chất lượng cao, các giải pháp giữ chân y, bác sĩ; việc bổ sung đối tượng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngành y tế…

Xây dựng mô hình gắn kết giáo dục phù hợp
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Xây dựng mô hình gắn kết giáo dục phù hợp

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2021 - 2024, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị, tỉnh tập trung hoàn thiện chính sách bảo đảm cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ. Đồng thời, xây dựng các mô hình gắn kết giáo dục nghề nghiệp theo từng vùng, địa phương, phù hợp với từng nhóm đối tượng, trong đó chú trọng đối tượng đặc thù.