Lực lượng gìn giữ hoà bình Việt Nam

Hân hoan ngày trở về

Thực hiện nhiệm vụ trong môi trường quốc tế đa phương, đa dân tộc, đa văn hóa, cán bộ, nhân viên Đội Công binh số 2 luôn xác định trách nhiệm của cá nhân, đơn vị trong việc xây dựng hình ảnh quốc gia, dân tộc, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các thê đội tiếp theo thực hiện tốt nhiệm vụ tại địa bàn Phái bộ.

Tạo dấu ấn và hình ảnh tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế

Ghi nhận những kết quả đạt được của Đội Công binh số 2 (ĐCB2) hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc ở Phái bộ UNISFA/Khu vực Abyei/Nam Sudan, tại lễ đón chiều 28.9, Cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam, thiếu tướng Phạm Mạnh Thắng cho biết, ĐCB2 đã tạo được nhiều dấu ấn và hình ảnh tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế nói chung và người dân Khu vực Abyei nói riêng về một hình ảnh, đất nước con người Việt Nam thân thiện, trách nhiệm và cao cả.

"Là thê đội số 2 của Việt Nam triển khai tại một địa bàn mới, trong bối cảnh Phái bộ thực hiện tái cơ cấu về lực lượng, cơ sở vật chất thiếu thốn, điều kiện thời tiết khắc nghiệt và gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày cũng như trong công việc; tuy nhiên, các đồng chí đã quán triệt tốt nhiệm vụ, luôn đoàn kết, nỗ lực, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Bộ Quốc phòng và Chỉ huy Phái bộ UNISFA giao. Cùng với việc thực hiện tốt các hoạt động chuyên môn theo nhiệm vụ được giao, ĐCB2 đã tích cực làm công tác dân vận, thể hiện được trình độ chuyên môn tốt, tác phong làm việc chuyên nghiệp, khoa học; luôn tận tâm, tận tình làm việc giúp đỡ người dân Khu vực Abyei…", Thiếu tướng Phạm Mạnh Thắng khẳng định.

gg.jpg
Lễ đón ĐCB2 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc ở Phái bộ UNISFA. Ảnh: An Nhiên

Với những thành tích tiêu biểu đó, ĐCB2 Việt Nam luôn được Chỉ huy Phái bộ tin tưởng, đánh giá cao; được tặng thưởng Huy chương vì sự nghiệp gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc; Liên Hợp Quốc gửi Thư khen ĐCB2 vì đã có nhiều cống hiến, đóng góp trong nhiệm kỳ công tác, đặc biệt là trong giai đoạn tái kiến thiết cơ sở hạ tầng của Phái bộ, trong đó Đội Công binh Việt Nam là đơn vị tiên phong triển khai Dự án “Doanh trại thông minh” của Phái bộ. Bộ trưởng Bộ Giáo dục Khu vực Abyei gửi Thư cảm ơn Đội Công binh Việt Nam trong việc hỗ trợ người dân nơi đây tu sửa nhà cửa, sửa chữa đường sá, thực hiện các công trình thiện nguyện và ổn định tình hình dân cư.

Theo Thiếu tướng Phạm Mạnh Thắng, sự cống hiến, đóng góp của ĐCB2 đã làm lan tỏa hình ảnh Bộ đội cụ Hồ và càng làm lan tỏa hình ảnh người lính mũ nồi xanh Việt Nam, tạo sự gắn kết giữa chính quyền và người dân địa phương với lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc nói chung và của Việt Nam nói riêng, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các thê đội tiếp theo thực hiện tốt nhiệm vụ tại địa bàn Phái bộ.

Tô thắm truyền thống văn hóa, tinh thần tương thân, tương ái của dân tộc

Báo cáo kết quả nhiệm kỳ, Đại tá Nguyễn Việt Hưng, Chỉ huy trưởng lực lượng Gìn giữ hòa bình Việt Nam tại Phái bộ UNISFA, Đội trưởng ĐCB2, cho biết, kể từ tháng 8.2023, 184 cán bộ, nhân viên ĐCB2 đã lên đường thực hiện nhiệm vụ. Quá trình công tác, đơn vị thường xuyên nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Thủ trưởng các cấp, trực tiếp là Thủ trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam. "Đó là một trong những yếu tố tiên quyết, quan trọng giúp ĐCB2 an tâm tư tưởng, đoàn kết thống nhất, quyết tâm cao trong thực hiện nhiệm vụ; không ngừng học tập trau dồi nâng cao năng lực chuyên môn, khắc phục khó khăn gian khổ...".

Sau nhiệm kỳ công tác, ĐCB2 đã đạt được nhiều thành tích nổi bật như: bảo dưỡng, sửa chữa các tuyến đường chính dài khoảng 59km, là trục đường nối Sudan và Nam Sudan qua khu vực Abyei; mở mới các tuyến đường tuần tra với tổng chiều dài 337km trong mùa khô, bảo đảm việc tuần tra của các Tiểu đoàn bộ binh trong khu vực Abyei; tham gia cứu kéo các phương tiện bị sa lầy với tổng số 86 lượt xe của Liên Hợp Quốc, hàng trăm lượt hỗ trợ phương tiện của người dân Abyei; xây dựng, bảo dưỡng, củng cố sân bay trực thăng, bảo đảm hơn 1.000 chuyến bay được cất và hạ cánh an toàn; thi công các doanh trại thông minh của ĐCB2, được Liên Hợp Quốc ghi nhận là đơn vị công binh đầu tiên xây dựng hoàn chỉnh một căn cứ quân đội với thời gian nhanh nhất.

Ngoài ra, ĐCB2 còn tham gia thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt khác theo yêu cầu của Phái bộ trên cơ sở Bản ghi nhớ (MOU) đã được chính phủ Việt Nam ký kết với Liên Hợp Quốc nhằm hỗ trợ các hoạt động nhân đạo tại các khu vực khó khăn, duy trì cam kết của Liên Hợp Quốc trong thi hành sứ mệnh tại Abyei. Tham gia đoàn hộ tống đưa người tị nạn Nuer từ Abyei trở về Nam Sudan.

Bên cạnh việc thực hiện các nhiệm vụ Công binh bảo đảm cho các hoạt động của Phái bộ, ĐCB2 còn tích cực, chủ động tổ chức các hoạt động dân vận, hỗ trợ nhân đạo cho cộng đồng người dân Abyei. Trong đó, xây mới 3 lớp học cho học sinh trên địa bàn. "Những hoạt động này thể hiện tinh thần trách nhiệm Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế nói chung, với cộng đồng người dân Abyei nói riêng khi cử lực lượng tham gia Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, được lãnh đạo Phái bộ đánh giá cao, chính quyền và nhân dân địa phương cảm phục. Điều đó góp phần tô thắm thêm truyền thống, văn hóa, tinh thần tương thân, tương ái của dân tộc Việt Nam, phẩm chất Bộ đội cụ Hồ, dù ở trong hay ngoài nước, đi dân nhớ, ở dân thương", Đại tá Nguyễn Việt Hưng nhấn mạnh.

Cũng theo Đại tá Nguyễn Việt Hưng, nhiệm kỳ qua, ĐCB2 không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn công binh, dân vận được Thủ trưởng Bộ Quốc phòng giao, mà thông qua các hoạt động chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của Quân đội, của dân tộc, đã giới thiệu và mang đến cho bạn bè quốc tế những nét đẹp văn hóa, truyền thống tốt đẹp của đất nước, con người Việt Nam. Sự thân thiện, gần gũi, cởi mở của mỗi quân nhân là cánh cửa chào đón bạn bè quốc tế đến với Việt Nam.

Phấn khởi trong ngày trở về sau hơn một năm thực hiện nhiệm vụ tại Phái bộ Abyei, cảm xúc đầu tiên của Thiếu tá Lý Anh Thư (Học viện Quốc phòng) là "vỡ òa cảm xúc, hãnh diện và tự hào vì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ". "Thực hiện nhiệm vụ tại một khu vực còn nhiều khó khăn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhưng chúng tôi luôn cố gắng trong mọi công việc. Tôi vui vì được đón nhận sự quan tâm, chỉ đạo sát sao; sự chào đón nồng nhiệt từ các thủ trưởng, cơ quan, đơn vị. Mong muốn của chúng tôi là được trở về gia đình, đơn vị, đồng đội; những người đã yêu thương chúng tôi trong suốt quãng thời gian vừa qua".

Nữ Thượng úy, quân nhân chuyên nghiệp Phạm Tú Uyên, thuộc ĐCB2 cũng không giấu được xúc động khi đứng dưới lá cờ Tổ quốc; khi được hỏi về những cảm xúc trong ngày trở về Tổ quốc và kỷ niệm ở Abyei, chị Tú Uyên chia sẻ niềm vui vì ĐCB2 đã để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp và giành được những tình cảm đặc biệt của người dân ở Abyei. "Có được sự yêu mến của người dân chính là nguồn động lực to lớn để những người lính mũ nồi xanh chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ. Những em nhỏ, người dân không muốn chia tay chúng tôi khi kết thúc nhiệm kỳ và mong muốn chúng tôi tiếp tục ở lại”, chị Uyên nói; với chị và đồng đội, Abyei là vùng đất gửi gắm nhiều yêu thương, chia sẻ và lòng nhân ái, nơi mà chị sẽ nhớ mãi.

Xã hội

Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10.2024
Xã hội

Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10.2024

Trong tháng 10.2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: Quy định về hành nghề công tác xã hội; quy định việc khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở; Sửa đổi, bổ sung một số quy định mới về quản lý, sử dụng tài sản công.

Đào tạo nghề cần được đào tạo nghiêm túc và bài bản
Xã hội

Đầu tư bài bản hơn cho đào tạo nghề

Theo số liệu từ Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN), cả nước hiện vẫn còn 37,8 triệu lao động chưa qua đào tạo. Trong khi mục tiêu của Chính phủ đến năm 2030, tỷ lệ qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35% - 40%. Con số này cho thấy, những thách thức không nhỏ trong việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động. Việc đầu tư cho GDNN cần được quan tâm hơn nữa, đặc biệt là các ngành số hóa.

Bài cuối: Để "giữ lửa, rèn nghề"
Đời sống

Bài cuối: Để "giữ lửa, rèn nghề"

Để thu hẹp sự cách biệt lớn về sức khỏe giữa các khu vực địa lý, giữa các nhóm dân tộc, nhất là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em, vai trò của các cô đỡ thôn bản là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, việc duy trì hoạt động của đội ngũ này đang gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi phải có những giải pháp quyết liệt và đồng bộ để "giữ chân" nguồn nhân lực quý giá này.

Mạo danh Sở y tế TP. Hồ Chí Minh để lừa đảo
Đời sống

Mạo danh Sở y tế TP. Hồ Chí Minh để lừa đảo

Mới đây, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa phát đi cảnh báo về việc một số đối tượng giả mạo gửi thông tin Sở tổ chức đoàn kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại TP. Hồ Chí Minh với mục đích lừa đảo.

Người dân thực hiện thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp
Xã hội

Bảo đảm "đúng, đủ, sạch, sống"

Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã dành sự quan tâm lớn và có nhiều chỉ đạo, định hướng và các giải pháp nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực; trong đó có lĩnh vực lý lịch tư pháp và đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo thuận lợi, tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân, doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước.

Đề xuất nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu sử dụng thuốc lá, chất kích thích trong môi trường học đường
Xã hội

Đề xuất nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu sử dụng thuốc lá, chất kích thích trong môi trường học đường

Tại phiên thảo luận Tổ thuộc Chương trình Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em:” lần thứ Hai năm 2024, các đại biểu trẻ em đã đưa ra nhiều giải pháp cụ thể liên quan đến vấn đề phòng, chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích, nhất là trong môi trường học đường, trong đó nhấn mạnh sự phối hợp của các cơ quan chức năng để cấm bán thuốc lá điện tử và chất kích thích cho trẻ vị thành niên.

Kiểm toán Nhà nước Việt Nam trúng cử thành viên Ủy ban Kiểm toán ASOSAI nhiệm kỳ 2024 - 2027
Xã hội

Kiểm toán Nhà nước Việt Nam trúng cử thành viên Ủy ban Kiểm toán ASOSAI nhiệm kỳ 2024 - 2027

Mới đây, tại phiên họp toàn thể lần thứ hai trong khuôn khổ Đại hội Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) lần thứ 16, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam đã vinh dự được bầu là 1 trong 2 thành viên của Ủy ban Kiểm toán ASOSAI nhiệm kỳ 2024-2027. Đây là kết quả đáng ghi nhận của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam trong nỗ lực hội nhập, nâng cao vị thế của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam trên trường quốc tế.

Lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường
Môi trường

Lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường

Chung tay vì môi trường xanh là mục đích của Chương trình Chiến dịch “World Cleanup Day 2024” - ngày hội thu gom rác thải trên các đường phố, vì môi trường xanh của Thủ đô vừa diễn ra. Đây là hoạt động thiết thực sau khi Thủ đô chịu ảnh hưởng cơn bão số 3.

Tổng giám đốc Agribank Phạm Toàn Vượng thăm hỏi, kiểm tra tình hình thiệt hịa sau cơn bão số 3.
Đời sống

Điểm tựa của người nông dân trước thiên tai

Khoảng 15.000 khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng; dư nợ thiệt hại gần 11.000 tỷ đồng... là những tổn thất sơ bộ do cơn bão số 3 và hoàn lưu bão gây ra cho các khách hàng của Agribank. Hơn lúc nào hết, thời điểm này, Agribank xác định cần có các giải pháp hỗ trợ hộ kinh doanh, doanh nghiệp các vùng bị thiệt hại khẩn trương khôi phục sản xuất và ổn định cuộc sống.

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang kiểm tra tiến độ xây dựng dự án Thiết chế công đoàn tại tỉnh Tiền Giang
Xã hội

Quyết sách thấu hiểu người lao động

Luật Nhà ở 2023 quy định Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam sẽ dùng nguồn tài chính công đoàn để xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động thuê. Trưởng Ban Quản lý dự án Thiết chế công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam) Lê Văn Nghĩa khẳng định: vì sử dụng nguồn tài chính công đoàn nên giá thuê nhà ở xã hội sẽ có giá ưu việt so với các dự án khác. Cùng với đó, thủ tục cho thuê của công đoàn rất đơn giản, chỉ cần đơn xin thuê nhà ở, có xác nhận người đó là công nhân, người lao động của địa phương.

Bài 2: "Chọn mặt gửi vàng"
Xã hội

Bài 2: "Chọn mặt gửi vàng"

Được ví như những "người vác tù và hàng tổng", đội ngũ cô đỡ thôn bản đã không quản ngại nắng mưa, đi từng ngõ, gặp từng nhà, tuyên truyền vận động, tư vấn, can thiệp, hỗ trợ, giúp đỡ phụ nữ dân tộc thiểu số trong quá trình mang thai, sinh nở, chăm sóc trẻ em. Với nhiều đặc thù trong hoạt động nên việc lựa chọn, tuyển dụng và đào tạo cô đỡ thôn bản luôn được ngành y tế quan tâm, chú trọng.