Kiểm toán Nhà nước Việt Nam trúng cử thành viên Ủy ban Kiểm toán ASOSAI nhiệm kỳ 2024 - 2027

Mới đây, tại phiên họp toàn thể lần thứ hai trong khuôn khổ Đại hội Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) lần thứ 16, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam đã vinh dự được bầu là 1 trong 2 thành viên của Ủy ban Kiểm toán ASOSAI nhiệm kỳ 2024-2027. Đây là kết quả đáng ghi nhận của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam trong nỗ lực hội nhập, nâng cao vị thế của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam trên trường quốc tế.

Cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn

Việc Kiểm toán Nhà nước Việt Nam lần đầu tiên ứng cử thành viên Ủy ban kiểm toán ASOSAI trong nhiệm kỳ 2024-2027 có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu sự nâng tầm về mặt năng lực hội nhập và cấp độ chuyên môn trong hợp tác quốc tế; minh chứng cho sự phát triển, trưởng thành, tiếp thu, vận dụng linh hoạt, hiệu quả các kiến thức, kinh nghiệm quốc tế tiên tiến và nguồn lực từ tổ chức ASOSAI nói chung và từ các thành viên ASOSAI nói riêng để nâng cao năng lực cho Kiểm toán Nhà nước. Điều này cũng thể hiện sự kiên trì của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam trong việc theo đuổi chủ trương: Là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng kiểm toán quốc tế. Đây sẽ là bước tiếp nối của sự thành công trong vai trò Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021 và thành viên Ban điều hành ASOSAI trong 03 nhiệm kỳ liên tiếp, từ năm 2015 đến năm 2024.

Anh 2 Bo phieu 2 copy.jpg
Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Bùi Quốc Dũng bỏ phiếu bầu chọn Ủy ban Kiểm toán ASOSAI nhiệm kỳ 2024-2027

Bên cạnh đó, việc ứng cử thành viên Ủy ban Kiểm toán ASOSAI nhiệm kỳ 2024-2027 không chỉ mang đến cơ hội giúp Kiểm toán Nhà nước tiếp tục tạo môi trường và động lực cho đội ngũ kiểm toán viên rèn luyện, nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp trong môi trường quốc tế mà còn là kênh truyền thông hiệu quả để nâng cao hình ảnh, tiếng nói của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam ở trong và ngoài nước.

Anh 1 Quang canh phien hop 2.jpg
Quang cảnh Phiên họp toàn thể lần thứ hai, Đại hội ASOSAI lần thứ 16

Theo Điều lệ ASOSAI, Ủy ban Kiểm toán ASOSAI là một cơ quan trực thuộc ASOSAI, có nhiệm vụ thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính ASOSAI niên độ 03 năm theo Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế. Đồng thời, thực hiện kiểm toán thực địa tại trụ sở của Tổng Thư ký ASOSAI sau khi kết thúc niên độ tài chính 03 năm theo Quy định tài chính của ASOSAI (trừ trường hợp bất khả kháng).

Bên cạnh đó, Ủy ban Kiểm toán ASOSAI có nhiệm vụ chủ trì giám sát công tác kiểm phiếu bầu Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ tiếp theo tại Cuộc họp Ban điều hành 01 năm trước Đại hội; bầu thành viên Ban điều hành và Ủy ban kiểm toán nhiệm kỳ tiếp theo tại Đại hội.

Ủy ban Kiểm toán bao gồm 02 cơ quan Kiểm toán tối cao (SAI) là thành viên ASOSAI, không nằm trong Ban điều hành; được Ban điều hành và các SAI bỏ phiếu bầu chọn tại Đại hội, trên cơ sở xem xét năng lực của SAI thành viên trong việc thực hiện kiểm toán đảm bảo tuân thủ Quy định tài chính và Hiến chương ASOSAI...

Nỗ lực ứng cử thành viên Ủy ban Kiểm toán ASOSAI

Ngay từ năm 2022, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam đã khẩn trương xây dựng Đề án ứng cử thành viên Ủy ban Kiểm toán ASOSAI nhiệm kỳ 2024-2027, đề xuất rõ tiến trình và các biện pháp thực hiện việc ứng cử.

Anh 4 TX song phuong.jpg
Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Bùi Quốc Dũng gặp gỡ Tổng Kiểm toán Nhà nước Trung Quốc Hou Kai

Tháng 2.2024, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam ban hành Kế hoạch vận động, trong đó xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, phương án nguồn lực phù hợp để quá trình vận động ứng cử được triển khai kịp thời, hiệu quả, tranh thủ tối đa sự ủng hộ của các SAI thành viên ASOSAI.

Hình thức vận động đã được triển khai thông qua nhiều kênh khác nhau như gửi thư vận động, thông qua các cuộc gặp song phương, bên lề sự kiện đa phương của Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước, các cuộc họp trực tuyến cấp Lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước, kênh ngoại giao, truyền thông báo chí...

Anh 3 Tx Thai Lan.jpg
Đoàn công tác tiếp xúc song phương với Kiểm toán Nhà nước Vương quốc Thái Lan – Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2021-2024

Đáng chú ý, tại Đại hội ASOSAI lần thứ 16, đoàn đại biểu Kiểm toán Nhà nước Việt Nam do Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Bùi Quốc Dũng làm Trưởng đoàn tham dự, đã thực hiện rất tốt việc vận động trực tiếp các SAI thông qua các cuộc gặp song phương, tiếp xúc bên lề với các SAI Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, UAE, Bhutan... nhằm tranh thủ sự ủng hộ của các SAI đối với Kiểm toán Nhà nước Việt Nam trong quá trình ứng cử.

Trao đổi với lãnh đạo SAI các nước, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Bùi Quốc Dũng khẳng định, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam luôn nỗ lực cống hiến, là thành viên tích cực, có trách nhiệm và nhiều đóng góp nổi bật trong cộng đồng kiểm toán quốc tế. Tiếp nối sự thành công trong vai trò Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021 và thành viên Ban Điều hành ASOSAI trong 03 nhiệm kỳ liên tiếp, việc Kiểm toán Nhà nước Việt Nam ứng cử thành viên Ủy ban Kiểm toán nhiệm kỳ 2024-2027 thể hiện mong muốn được đóng góp hơn nữa cho các hoạt động của ASOSAI cũng như tăng cường năng lực hội nhập quốc tế cho đội ngũ công chức, kiểm toán viên. Từ đó tiếp tục nâng cao hình ảnh, tiếng nói của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam trong khu vực và quốc tế.

Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Bùi Quốc Dũng cảm ơn sự ủng hộ của các SAI đối với Kiểm toán Nhà nước Việt Nam trên cương vị là Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021 cũng như sự phối hợp, hỗ trợ của các SAI trong mối quan hệ song phương với KTNN Việt Nam. Đồng thời bày tỏ mong muốn mối quan hệ giữa Kiểm toán Nhà nước Việt Nam và các SAI sẽ ngày càng phát triển sâu rộng, thiết thực và hiệu quả trong thời gian tới.

Anh 5 TX An do.jpg
Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Bùi Quốc Dũng tặng quà Tổng Kiểm toán và Kiểm soát Ấn Độ Girish Chandra Murmu

Tại các buổi tiếp xúc, các SAI đánh giá cao những thành tựu Kiểm toán Nhà nước Việt Nam đã đạt được trong thời gian đảm đương vai trò là Chủ tịch ASOSAI giai đoạn 2018-2021 và thành viên Ban Điều hành ASOSAI từ năm 2015-2024. Đồng thời, thể hiện sự ủng hộ Kiểm toán Nhà nước Việt Nam ứng cử trở thành thành viên Ủy ban Kiểm toán ASOSAI nhiệm kỳ 2024-2027 tại Phiên họp thứ hai.

Với những nỗ lực đó, tại Đại hội ASOSAI lần thứ 16, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam đã chính thức được bầu là thành viên của Ủy ban Kiểm toán ASOSAI nhiệm kỳ 2024-2027.

Có thể khẳng định, việc Kiểm toán Nhà nước Việt Nam trở thành thành viên Ủy ban Kiểm toán ASOSAI nhiệm kỳ 2024-2027 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hội nhập quốc tế được Đảng và Nhà nước Việt Nam xác định là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước.

Xã hội

Đào tạo nghề cần được đào tạo nghiêm túc và bài bản
Xã hội

Đầu tư bài bản hơn cho đào tạo nghề

Theo số liệu từ Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN), cả nước hiện vẫn còn 37,8 triệu lao động chưa qua đào tạo. Trong khi mục tiêu của Chính phủ đến năm 2030, tỷ lệ qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35% - 40%. Con số này cho thấy, những thách thức không nhỏ trong việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động. Việc đầu tư cho GDNN cần được quan tâm hơn nữa, đặc biệt là các ngành số hóa.

Bài cuối: Để "giữ lửa, rèn nghề"
Đời sống

Bài cuối: Để "giữ lửa, rèn nghề"

Để thu hẹp sự cách biệt lớn về sức khỏe giữa các khu vực địa lý, giữa các nhóm dân tộc, nhất là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em, vai trò của các cô đỡ thôn bản là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, việc duy trì hoạt động của đội ngũ này đang gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi phải có những giải pháp quyết liệt và đồng bộ để "giữ chân" nguồn nhân lực quý giá này.

Người dân thực hiện thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp
Xã hội

Bảo đảm "đúng, đủ, sạch, sống"

Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã dành sự quan tâm lớn và có nhiều chỉ đạo, định hướng và các giải pháp nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực; trong đó có lĩnh vực lý lịch tư pháp và đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo thuận lợi, tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân, doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước.

Đề xuất nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu sử dụng thuốc lá, chất kích thích trong môi trường học đường
Xã hội

Đề xuất nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu sử dụng thuốc lá, chất kích thích trong môi trường học đường

Tại phiên thảo luận Tổ thuộc Chương trình Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em:” lần thứ Hai năm 2024, các đại biểu trẻ em đã đưa ra nhiều giải pháp cụ thể liên quan đến vấn đề phòng, chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích, nhất là trong môi trường học đường, trong đó nhấn mạnh sự phối hợp của các cơ quan chức năng để cấm bán thuốc lá điện tử và chất kích thích cho trẻ vị thành niên.

Lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường
Môi trường

Lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường

Chung tay vì môi trường xanh là mục đích của Chương trình Chiến dịch “World Cleanup Day 2024” - ngày hội thu gom rác thải trên các đường phố, vì môi trường xanh của Thủ đô vừa diễn ra. Đây là hoạt động thiết thực sau khi Thủ đô chịu ảnh hưởng cơn bão số 3.

Tổng giám đốc Agribank Phạm Toàn Vượng thăm hỏi, kiểm tra tình hình thiệt hịa sau cơn bão số 3.
Đời sống

Điểm tựa của người nông dân trước thiên tai

Khoảng 15.000 khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng; dư nợ thiệt hại gần 11.000 tỷ đồng... là những tổn thất sơ bộ do cơn bão số 3 và hoàn lưu bão gây ra cho các khách hàng của Agribank. Hơn lúc nào hết, thời điểm này, Agribank xác định cần có các giải pháp hỗ trợ hộ kinh doanh, doanh nghiệp các vùng bị thiệt hại khẩn trương khôi phục sản xuất và ổn định cuộc sống.

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang kiểm tra tiến độ xây dựng dự án Thiết chế công đoàn tại tỉnh Tiền Giang
Xã hội

Quyết sách thấu hiểu người lao động

Luật Nhà ở 2023 quy định Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam sẽ dùng nguồn tài chính công đoàn để xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động thuê. Trưởng Ban Quản lý dự án Thiết chế công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam) Lê Văn Nghĩa khẳng định: vì sử dụng nguồn tài chính công đoàn nên giá thuê nhà ở xã hội sẽ có giá ưu việt so với các dự án khác. Cùng với đó, thủ tục cho thuê của công đoàn rất đơn giản, chỉ cần đơn xin thuê nhà ở, có xác nhận người đó là công nhân, người lao động của địa phương.

Lễ đón ĐCB2 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc ở Phái bộ UNISFA/Khu vực Abyei/Nam Sudan
Xã hội

Hân hoan ngày trở về

Thực hiện nhiệm vụ trong môi trường quốc tế đa phương, đa dân tộc, đa văn hóa, cán bộ, nhân viên Đội Công binh số 2 luôn xác định trách nhiệm của cá nhân, đơn vị trong việc xây dựng hình ảnh quốc gia, dân tộc, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các thê đội tiếp theo thực hiện tốt nhiệm vụ tại địa bàn Phái bộ.

Bài 2: "Chọn mặt gửi vàng"
Xã hội

Bài 2: "Chọn mặt gửi vàng"

Được ví như những "người vác tù và hàng tổng", đội ngũ cô đỡ thôn bản đã không quản ngại nắng mưa, đi từng ngõ, gặp từng nhà, tuyên truyền vận động, tư vấn, can thiệp, hỗ trợ, giúp đỡ phụ nữ dân tộc thiểu số trong quá trình mang thai, sinh nở, chăm sóc trẻ em. Với nhiều đặc thù trong hoạt động nên việc lựa chọn, tuyển dụng và đào tạo cô đỡ thôn bản luôn được ngành y tế quan tâm, chú trọng.

Bài 1: "Cánh tay nối dài" của ngành y tế vùng cao
Đời sống

Bài 1: "Cánh tay nối dài" của ngành y tế vùng cao

Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trong thực hiện các Mục tiêu về chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em của Liên Hợp quốc, bên cạnh đó, Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là sự khác biệt đáng kể về tình trạng sức khỏe bà mẹ, trẻ em giữa các vùng miền, các nhóm dân tộc. Trước thực trạng này, Bộ Y tế đã có chủ trương đào tạo các cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số cho các vùng khó khăn. Trong những năm qua, cô đỡ thôn bản tại các xã, bản đã và đang nỗ lực hết mình trong công việc, được ví như "cánh tay nối dài" của ngành y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Lâm Đồng: Ban hành quy định xây dựng công trình trên đất nông nghiệp để phục vụ sản xuất
Xã hội

Lâm Đồng: Ban hành quy định xây dựng công trình trên đất nông nghiệp để phục vụ sản xuất

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành quy định mới về diện tích đất được phép xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Đây là bước tiến quan trọng nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của người dân, đồng thời vẫn đảm bảo sự phát triển bền vững và bảo vệ đất nông nghiệp.