Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam góp phần bảo đảm an cư cho người lao động

Quyết sách thấu hiểu người lao động

Luật Nhà ở 2023 quy định Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam sẽ dùng nguồn tài chính công đoàn để xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động thuê. Trưởng Ban Quản lý dự án Thiết chế công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam) Lê Văn Nghĩa khẳng định: vì sử dụng nguồn tài chính công đoàn nên giá thuê nhà ở xã hội sẽ có giá ưu việt so với các dự án khác. Cùng với đó, thủ tục cho thuê của công đoàn rất đơn giản, chỉ cần đơn xin thuê nhà ở, có xác nhận người đó là công nhân, người lao động của địa phương.

Xây dựng giá thuê phù hợp với thu nhập

-Vừa qua, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã khảo sát, đánh giá nhu cầu nhà ở công nhân tại một số địa phương; xin ông chia sẻ về thực trạng nhu cầu nhà ở và các thiết chế của công đoàn dành cho công nhân, người lao động hiện nay?

- Để đánh giá đầy đủ, phản ánh kịp thời nhu cầu thuê nhà ở xã hội của công nhân, người lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam giao Ban Quản lý dự án thiết chế Công đoàn khảo sát tại khu vực dự kiến đầu tư dự án nhà ở xã hội bằng nguồn tài chính công đoàn ở các địa phương Tiền Giang, Bến Tre, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng.

Khảo sát cho thấy, tỷ lệ công nhân, người lao động được hỏi có nhu cầu thuê nhà ở rất cao, có địa phương chiếm tới 98,3% trong tổng số người được khảo sát, tối thiểu là 47% người có nhu cầu thuê. Bên cạnh nơi ở, cũng có tới 43,7% người lao động cho biết, trong bán kính từ 3 - 5km quanh nơi sinh sống đang thiếu thiết chế văn hóa, thể thao. Do vậy, Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ xây dựng thêm các thiết chế này và các tiện ích công cộng giúp người lao động có điều kiện vui chơi, giải trí sau giờ làm việc.

1423523.jpg
Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang kiểm tra tiến độ xây dựng dự án Thiết chế công đoàn tại tỉnh Tiền Giang. Ảnh: Thành Nhân

- Xin ông chia sẻ về trình tự xét duyệt, cũng như giá thuê dự kiến hiện nay?

- Về trình tự xét duyệt sẽ thực hiện theo Khoản 2, Điều 37 Nghị định 100/2024/NĐ-CP ngày 26.7.2024 của Chính phủ quy định cụ thể về trình tự, thủ tục cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng nguồn tài chính công đoàn. Trong đó, công nhân, người lao động thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội có nhu cầu thuê nhà ở xã hội do Tổng LĐLĐ Việt Nam đầu tư xây dựng bằng nguồn tài chính công đoàn nộp 1 bộ hồ sơ trực tiếp cho tổ chức được giao quản lý, vận hành nhà ở của Tổng LĐLĐ Việt Nam hoặc LĐLĐ tỉnh tại địa phương. Hồ sơ bao gồm đơn đăng ký thuê nhà ở xã hội theo Mẫu số 01 tại Phụ lục II của Nghị định này, giấy tờ chứng minh đối tượng theo quy định.

Trường hợp LĐLĐ tỉnh tại địa phương tiếp nhận hồ sơ thì sau khi kiểm tra và phân loại hồ sơ, đơn vị này lập danh sách người đủ điều kiện thuê nhà ở kèm theo hồ sơ hợp lệ gửi tổ chức được giao quản lý, vận hành nhà ở của Tổng LĐLĐ Việt Nam xem xét, kiểm tra.

Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ xây dựng, phê duyệt giá phù hợp với mức thu nhập của công nhân, người lao động tại các khu vực, vùng miền. Đồng thời, hỗ trợ tối đa cho công nhân, người lao động thuê nhà ở trên cơ sở các quy định chung của pháp luật.

Rút ngắn thời gian thủ tục thẩm định, quy hoạch

- Nhà ở do Tổng LĐLĐ Việt Nam làm chủ đầu tư có điểm gì khác so với nhà ở xã hội do Nhà nước, doanh nghiệp, chủ đầu tư thực hiện, thưa ông?

- Điểm khác biệt đầu tiên chính là đối tượng thuê nhà ở. Bởi, nhà ở xã hội do Tổng LĐLĐ Việt Nam đầu tư để cho công nhân, người lao động thuê, trong khi các dự án nhà ở xã hội do Nhà nước, doanh nghiệp, chủ đầu tư thực hiện thì đối tượng được hưởng rộng hơn. Tiếp theo, vì sử dụng nguồn tài chính công đoàn nên giá thuê nhà ở xã hội sẽ ưu việt hơn so với các dự án khác. Chúng tôi sẽ cố gắng kéo dài thời gian thuê cho người lao động, với giá thuê thấp nhất có thể, mặc dù điều này sẽ phụ thuộc vào tổng mức đầu tư của Tổng Liên đoàn hiện nay.

Cùng với đó là sự khác biệt về thẩm quyền phê duyệt giá và việc quản lý vận hành nhà ở. Đáng nói, thủ tục cho thuê của công đoàn rất đơn giản, chỉ cần đơn xin thuê nhà ở, có xác nhận người đó là công nhân, người lao động của địa phương.

- Để tạo thuận lợi giúp Tổng LĐLĐ Việt Nam tham gia phát triển nhà ở xã hội bằng nguồn tài chính công đoàn, cần có thêm những cơ chế, chính sách nào, thưa ông?

- Trước mắt đến năm 2025, chúng tôi dự kiến sẽ xây dựng khoảng gần 2.000 căn hộ khép kín cho thuê với diện tích từ 32 - 47m2, được đầu tư các hạng mục cơ bản, bảo đảm mức sinh hoạt tối thiểu cho người lao động. Từ năm 2026 - 2030, sẽ là 10.000 - 15.000 căn hộ. Nếu năm 2025 khởi công thuận lợi thì dự kiến cuối năm 2027 sẽ đưa người lao động vào ở.

Hiện đã có 36 tỉnh giới thiệu địa điểm, tuy nhiên còn một số tỉnh còn chưa hoàn thành san lấp mặt bằng, công tác giải phóng mặt bằng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Do vậy, để hoàn thành mục tiêu phải có sự hỗ trợ của chính quyền các địa phương từ việc sớm sắp xếp bố trí vị trí địa điểm; rút ngắn các thời gian, thủ tục trong công tác thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 hoặc quy hoạch tổng mặt bằng, thẩm định thiết kế cơ sở và thẩm định sau thiết kế cơ sở, thủ tục giao đất tại các dự án nhà ở xã hội do Tổng Liên đoàn đầu tư mới có thể bảo đảm tiến độ xây dựng.

Bên cạnh đó, đề nghị bổ sung thêm nguồn vốn Nhà nước cho Tổng Liên đoàn đầu tư xây dựng thêm các căn hộ. Các địa phương cần chỉ đạo các công ty cấp điện, nước ký hợp đồng tới từng căn hộ và trực tiếp thu tiền của từng căn hộ để bảo đảm chi phí thấp nhất cho người thuê. Đồng thời, sớm xây dựng khung giá thu phí bảo trì, quản lý vận hành, tạo thuận lợi trong quá trình thực hiện; xem xét, hỗ trợ tối đa các thủ tục liên quan đến bảo đảm an ninh trật tự, đăng ký tạm trú, tạm vắng…

- Xin cảm ơn ông!

Xã hội

Đào tạo nghề cần được đào tạo nghiêm túc và bài bản
Xã hội

Đầu tư bài bản hơn cho đào tạo nghề

Theo số liệu từ Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN), cả nước hiện vẫn còn 37,8 triệu lao động chưa qua đào tạo. Trong khi mục tiêu của Chính phủ đến năm 2030, tỷ lệ qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35% - 40%. Con số này cho thấy, những thách thức không nhỏ trong việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động. Việc đầu tư cho GDNN cần được quan tâm hơn nữa, đặc biệt là các ngành số hóa.

Bài cuối: Để "giữ lửa, rèn nghề"
Đời sống

Bài cuối: Để "giữ lửa, rèn nghề"

Để thu hẹp sự cách biệt lớn về sức khỏe giữa các khu vực địa lý, giữa các nhóm dân tộc, nhất là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em, vai trò của các cô đỡ thôn bản là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, việc duy trì hoạt động của đội ngũ này đang gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi phải có những giải pháp quyết liệt và đồng bộ để "giữ chân" nguồn nhân lực quý giá này.

Mạo danh Sở y tế TP. Hồ Chí Minh để lừa đảo
Đời sống

Mạo danh Sở y tế TP. Hồ Chí Minh để lừa đảo

Mới đây, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa phát đi cảnh báo về việc một số đối tượng giả mạo gửi thông tin Sở tổ chức đoàn kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại TP. Hồ Chí Minh với mục đích lừa đảo.

Người dân thực hiện thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp
Xã hội

Bảo đảm "đúng, đủ, sạch, sống"

Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã dành sự quan tâm lớn và có nhiều chỉ đạo, định hướng và các giải pháp nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực; trong đó có lĩnh vực lý lịch tư pháp và đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo thuận lợi, tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân, doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước.

Đề xuất nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu sử dụng thuốc lá, chất kích thích trong môi trường học đường
Xã hội

Đề xuất nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu sử dụng thuốc lá, chất kích thích trong môi trường học đường

Tại phiên thảo luận Tổ thuộc Chương trình Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em:” lần thứ Hai năm 2024, các đại biểu trẻ em đã đưa ra nhiều giải pháp cụ thể liên quan đến vấn đề phòng, chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích, nhất là trong môi trường học đường, trong đó nhấn mạnh sự phối hợp của các cơ quan chức năng để cấm bán thuốc lá điện tử và chất kích thích cho trẻ vị thành niên.

Kiểm toán Nhà nước Việt Nam trúng cử thành viên Ủy ban Kiểm toán ASOSAI nhiệm kỳ 2024 - 2027
Xã hội

Kiểm toán Nhà nước Việt Nam trúng cử thành viên Ủy ban Kiểm toán ASOSAI nhiệm kỳ 2024 - 2027

Mới đây, tại phiên họp toàn thể lần thứ hai trong khuôn khổ Đại hội Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) lần thứ 16, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam đã vinh dự được bầu là 1 trong 2 thành viên của Ủy ban Kiểm toán ASOSAI nhiệm kỳ 2024-2027. Đây là kết quả đáng ghi nhận của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam trong nỗ lực hội nhập, nâng cao vị thế của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam trên trường quốc tế.

Lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường
Môi trường

Lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường

Chung tay vì môi trường xanh là mục đích của Chương trình Chiến dịch “World Cleanup Day 2024” - ngày hội thu gom rác thải trên các đường phố, vì môi trường xanh của Thủ đô vừa diễn ra. Đây là hoạt động thiết thực sau khi Thủ đô chịu ảnh hưởng cơn bão số 3.

Tổng giám đốc Agribank Phạm Toàn Vượng thăm hỏi, kiểm tra tình hình thiệt hịa sau cơn bão số 3.
Đời sống

Điểm tựa của người nông dân trước thiên tai

Khoảng 15.000 khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng; dư nợ thiệt hại gần 11.000 tỷ đồng... là những tổn thất sơ bộ do cơn bão số 3 và hoàn lưu bão gây ra cho các khách hàng của Agribank. Hơn lúc nào hết, thời điểm này, Agribank xác định cần có các giải pháp hỗ trợ hộ kinh doanh, doanh nghiệp các vùng bị thiệt hại khẩn trương khôi phục sản xuất và ổn định cuộc sống.

Lễ đón ĐCB2 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc ở Phái bộ UNISFA/Khu vực Abyei/Nam Sudan
Xã hội

Hân hoan ngày trở về

Thực hiện nhiệm vụ trong môi trường quốc tế đa phương, đa dân tộc, đa văn hóa, cán bộ, nhân viên Đội Công binh số 2 luôn xác định trách nhiệm của cá nhân, đơn vị trong việc xây dựng hình ảnh quốc gia, dân tộc, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các thê đội tiếp theo thực hiện tốt nhiệm vụ tại địa bàn Phái bộ.

Bài 2: "Chọn mặt gửi vàng"
Xã hội

Bài 2: "Chọn mặt gửi vàng"

Được ví như những "người vác tù và hàng tổng", đội ngũ cô đỡ thôn bản đã không quản ngại nắng mưa, đi từng ngõ, gặp từng nhà, tuyên truyền vận động, tư vấn, can thiệp, hỗ trợ, giúp đỡ phụ nữ dân tộc thiểu số trong quá trình mang thai, sinh nở, chăm sóc trẻ em. Với nhiều đặc thù trong hoạt động nên việc lựa chọn, tuyển dụng và đào tạo cô đỡ thôn bản luôn được ngành y tế quan tâm, chú trọng.

Bài 1: "Cánh tay nối dài" của ngành y tế vùng cao
Đời sống

Bài 1: "Cánh tay nối dài" của ngành y tế vùng cao

Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trong thực hiện các Mục tiêu về chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em của Liên Hợp quốc, bên cạnh đó, Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là sự khác biệt đáng kể về tình trạng sức khỏe bà mẹ, trẻ em giữa các vùng miền, các nhóm dân tộc. Trước thực trạng này, Bộ Y tế đã có chủ trương đào tạo các cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số cho các vùng khó khăn. Trong những năm qua, cô đỡ thôn bản tại các xã, bản đã và đang nỗ lực hết mình trong công việc, được ví như "cánh tay nối dài" của ngành y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân.