Tương lai cho thanh toán điện tử trong giao thông

Chiều 30.9, tại Hà Nội, Báo Giao thông phối hợp Tạp chí Viettimes tổ chức Hội thảo “Tương lai nào cho thanh toán điện tử trong giao thông”.

_MG_9666.JPG
Toàn cảnh buổi hội thảo

Dự hội thảo có: Phó cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Mạnh Thắng; Giám đốc Trung tâm thông tin Bộ Giao thông vận tải Lê Thanh Tùng; Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường, Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hữu Tiến…

Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo nghị định về thanh toán điện tử giao thông đường bộ. Theo dự thảo này, các tổ chức, doanh nghiệp và người dân khi tham gia giao thông sẽ có một tài khoản giao thông để thanh toán điện tử hầu hết loại phí, giá, không chỉ với giao thông đường bộ mà còn cho các dịch vụ tại các cảng hàng không, cảng biển, bãi đỗ xe, điểm đỗ xe lòng đường, kiểm định...

_MG_9651.JPG
Tổng Biên tập Báo Giao thông Nguyễn Thị Hồng Nga phát biểu khai mạc

Xây dựng hệ sinh thái giao thông văn minh

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Tổng Biên tập Báo Giao thông Nguyễn Thị Hồng Nga cho biết: Ở góc độ các cơ quan báo chí, đơn vị rất vui mừng khi tiếp cận dự thảo Nghị định về thanh toán điện tử giao thông đường bộ vừa được Bộ Giao thông Vận tải trình Chính phủ. Đây chắc chắn sẽ là thay đổi rất lớn trong quản lý giao thông đô thị, trong thói quen, hành vi của mỗi người dân khi sử dụng các dịch vụ giao thông. Tôi tin rằng, khi các nội dung mới trong dự thảo Nghị định được truyền thông tới doanh nghiệp và người dân sẽ nhận được sự đồng thuận cùng các ý kiến đóng góp để có thể triển khai sớm nhất.

Qua sự kiện này, Tổng Biên tập Báo Giao thông kỳ vọng tất cả sẽ cùng chung tay xây dựng một hệ sinh thái giao thông văn minh, ứng dụng các công nghệ hiện đại phục vụ người dân, xứng tầm với các mục tiêu phát triển của đất nước.

_MG_9675.JPG
Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Môi trường và Hợp tác quốc tế Tô Nam Toàn phát biểu tại hội thảo

Chia sẻ tại hội thảo, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Môi trường và Hợp tác quốc tế Tô Nam Toàn cho biết: Luật Đường bộ quy định riêng một điều về thanh toán điện tử giao thông đường bộ (Điều 43). Cụ thể, gồm thanh toán các loại phí, giá, tiền dịch vụ liên quan đến hoạt động giao thông của phương tiện giao thông đường bộ thông qua tài khoản giao thông.

Để triển khai Luật Đường bộ, Bộ Giao thông Vận tải đang gấp rút xây dựng Nghị định về thanh toán điện tử giao thông đường bộ (GTĐB) gồm 6 chương, dự kiến sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1.10.2024.

Về mô hình triển khai thanh toán điện tử, Bộ sẽ xây dựng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (CSDL) thanh toán điện tử GTĐB để chia sẻ cho các nhà cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực không do Bộ Giao thông vận tải quản lý.

Về lộ trình triển khai, ông Tô Nam Toàn cho biết thêm: Dự kiến từ ngày 1.10.2024 khi Nghị định có hiệu lực đến ngày 1.10.2025, chủ phương tiện phải thực chuyển đổi tài khoản thu phí sang tài khoản giao thông (TKGT) kết nối phương tiện thanh toán. Từ 1.10.2024 đến 1.7.2026 thực hiện duy trì hình thức thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng. Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán giao thông đường bộ (GTĐB) và nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ triển khai kết nối hệ thống điều hành và trung tâm dữ liệu để kết nối, chia sẻ thông qua TKGT. Và từ 1.7.2026 chính thức vận hành hệ thống CSDL thanh toán điện tử GTĐB.

_MG_9679.JPG
Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Trung Anh chia sẻ chia sẻ tại hội thảo

Ở góc nhìn khác, với vai trò là cơ quan quản lý tiền tệ, theo Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Trung Anh cho rằng: chúng ta đang số hóa dịch vụ toàn diện và cao độ. Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, cả nước đã thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện và thanh toán trực tuyến, phi tiếp xúc. Hành vi tiêu dùng, nhu cầu khách hàng thay đổi mạnh mẽ, yêu cầu và kỳ vọng cao hơn.

Về chủ trương định hướng thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM), Bộ Chính trị đã có Nghị quyết 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Chính phủ cũng đã có Quyết định 149 năm 2020 về chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Chỉ thị số 22 năm 2020, đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển TTKDTM tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng kỳ vọng đến năm 2025 như: Giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 25 lần GDP; tăng trưởng 50% TTKDTM trong thương mại điện tử; 80% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng; tốc độ tăng trưởng bình quân (theo năm) về số lượng và giá trị giao dịch TTKDTM tăng 20-25%; tốc độ tăng trưởng bình quân (theo năm) về số lượng và giá trị giao dịch qua kênh Mobile từ 80-100%.

Để thúc đẩy TTKDTM trong thời gian tới, đại diện ngân hàng Nhà nước cho hay: sẽ hoàn thành khuôn khổ pháp lý, trong đó triển khai hiệu quả Nghị định 52; xây dựng, tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng (sau khi được ban hành).

Về phát triển hạ tầng, sẽ nâng cấp hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (TTĐTLNH); tiếp tục hoàn thiện, phát triển hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử (ACH); tăng cường tích hợp, kết nối hạ tầng, ứng dụng ngành ngân hàng với các ngành, lĩnh vực dịch vụ khác để mở rộng hệ sinh thái số; bảo đảm an ninh, an toàn bảo mật…

_MG_9689.JPG
Trưởng phòng Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ Thanh toán, NAPAS Nguyễn Thanh Tùng phát biểu tại hội thảo

Cần phát triển vé thông minh trong giao thông

Với vai trò là nhà cung cấp dịch vụ thanh toán, Trưởng phòng Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ Thanh toán, NAPAS Nguyễn Thanh Tùng cho biết: xu hướng thu phí giao thông theo cơ chế độc lập đã được triển khai từ nhiều năm nay như mua vé bằng tiền mặt, mua vé bằng thẻ từ trên xe buýt, tại sân ga tàu điện metro. Song, trên thế giới đa phần đã chuyển sang thu phí giao thông theo cơ chế liên thông account - based/open-loop. Điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích. Chẳng hạn, sau mùa mưa lũ vừa qua, khi muốn khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng, nếu giảm giá vé thì các đơn vị vận tải sẽ phải triển khai loại phí mới trên tất cả các đầu đọc thẻ.

Cũng theo thống kê của NAPAS, các thức thanh toán open-loop và account - based đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Nhiều thành phố lớn như Mỹ (Washington, New York, Toronto, Chicago…); Moscow (Nga); Paris (Pháp)… đã thực hiện thanh toán thẻ theo phương thức account - based hoặc thẻ ngân hàng trong giao thông.

Tại Việt Nam, khi phát triển phương tiện giao thông công cộng, nếu không tối ưu hoá hình thức thẻ vé, hạn chế việc người dùng phải xếp hàng chờ đợi thẻ vé thì khó có thể thu hút người dân sử dụng phương tiện công cộng.

Tuy nhiên, hiện Việt Nam còn nhiều khó khăn trong phát triển thẻ vé như các phương tiện chưa liên thông; không tối ưu được nguồn lực xã hội; chưa có tiêu chuẩn thẻ vé chung; người dân phải mua vé bằng tiền mặt hoặc có nhiều thẻ; để nạp tiền, người dân phải nạp tại quầy thanh toán.

Để phát triển thẻ vé thông minh trong giao thông, ông Tùng đề xuất: mỗi thành phố, tốt nhất là mỗi quốc gia nên có một hệ thống thẻ vé điện tử tập trung, duy nhất, sử dụng cho tất cả các đơn vị cung cấp dịch vụ giao thông công cộng bao gồm bus, metro, ít nhất là một thành phố có sự liên thông thanh toán bằng thẻ vé. Bên cạnh đó nên hỗ trợ việc sử dụng thẻ ngân hàng trong thanh toán giao thông.

_MG_9706.JPG
Giám đốc Visa Việt Nam và Lào Đặng Tuyết Dung

Cùng quan điểm trên, Giám đốc Visa Việt Nam và Lào Đặng Tuyết Dung nhận định: giao thông công cộng có sự quan trọng trong phát triển giao thông đô thị. Với tốc độ phát triển hiện nay, việc phát triển giao thông công cộng là điều cấp thiết. Bà Dung cũng cho biết: Visa đã và đang tích cực hỗ trợ Chính phủ đạt được các mục tiêu như phát triển toàn diện, kết nối và có khả năng phục hồi tốt hơn. Với vai trò là một tổ chức thanh toán toàn cầu, Visa hỗ trợ các đô thị và các đơn vị vận hành giao thông giải quyết các khó khăn trong quá trình chuyển đổi giao thông đô thị nhằm mang đến các giải pháp thanh toán điện tử đơn giản, thuận tiện và an toàn hơn trên mọi hành trình di chuyển.

Bà Dung cho rằng: mục tiêu của giao thông công cộng và thanh toán bằng thẻ vé thông minh là nâng cao nhận thức của người dân thông qua nhiều chuẩn hoá như hệ thống thanh toán mở, hệ thống vé liên thông, có hệ sinh thái mở rộng, qua đó tiếp cận nhiều đối tượng hơn. Mục tiêu khác là đô thị xanh, hạn chế dùng phương tiện cá nhân và giảm lượng phát thải carbon, đồng thời tạo sức bật cho các đô thị lớn.

Giao thông

Công an tỉnh Vĩnh Phúc quyết liệt triển khai các biện pháp giảm tai nạn, vi phạm giao thông trong lứa tuổi học sinh
Giao thông

Công an tỉnh Vĩnh Phúc quyết liệt triển khai các biện pháp giảm tai nạn, vi phạm giao thông trong lứa tuổi học sinh

Qua 2 tháng triển khai thực hiện Cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh, Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều văn bản chỉ đạo cụ thể, phân công cho các đơn vị thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ với mục tiêu kéo giảm tai nạn giao thông, đưa việc chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông trong lứa tuổi học sinh đi vào nề nếp.

Những trợ lực để Vietnam Airlines phát triển bền vững
Giao thông

Những trợ lực để Vietnam Airlines phát triển bền vững

Với các giải pháp tự thân, chiến lược chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả kinh doanh, lãnh đạo Vietnam Airlines tự tin sẽ giúp hãng tăng trưởng bền vững trong dài hạn. Để nhanh chóng phục hồi và phát triển bền vững đến năm 2035, Vietnam Airlines mong muốn cơ quan quản lý cho phép chào bán thêm cổ phần cho cổ đông hiện hữu; kiến nghị Quốc hội cho phép Chính phủ giao các doanh nghiệp nhà nước có tiềm lực tài chính thay mặt Chính phủ mua cổ phần tại Vietnam Airlines.

Bộ Giao thông Vận tải thông tin về các trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc - Nam
Xã hội

Bộ Giao thông Vận tải thông tin về các trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc - Nam

Bộ Giao thông Vận tải đã có thông cáo báo chí về vị trí các trạm dừng nghỉ tạm phục vụ nhu cầu thiết yếu trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Theo đó, tuyến đường cao tốc Bắc - Nam từ Hà Nội đến TP. Hồ Chí Minh có 10 trạm dừng nghỉ, trong đó có 3 trạm đang khai thác và 7 trạm khai thác tạm.

Tháo vướng mắc để hàng không phục hồi
Giao thông

Tháo vướng mắc để hàng không phục hồi

Dự báo của Cục Hàng không Việt Nam cho thấy, nằm trong xu thế phục hồi chung của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thị trường hàng không Việt Nam sẽ đạt mức phục hồi hoàn toàn như trước đại dịch Covid-19 vào cuối năm 2024, với tốc độ tăng trưởng được dự báo ở mức bình quân 5 - 6%/năm; theo đó, đến năm 2035, thị trường hàng không Việt Nam đạt khoảng 150 triệu khách, xấp xỉ 1,9 lần so với quy mô năm 2019 và đạt 200 triệu khách vào năm 2040, tăng 2,4 lần.

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025
Xã hội

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, Vietnam Airlines Group - gồm các hãng Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13.1.2025 đến 12.2.2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Hướng đến xây dựng thành phố Hà Nội thông minh, hiện đại
Xã hội

Hướng đến xây dựng thành phố Hà Nội thông minh, hiện đại

Tại Kỳ họp thứ 19, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”, đây là một trong những quyết sách quan trọng nhằm xây dựng và phát triển giao thông đô thị của Hà Nội và từng bước xây dựng Hà Nội trở thành thành phố thông minh, hiện đại. 

UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn VinGroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
Giao thông

UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn VinGroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

Ngày 15.11, UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về thúc đẩy chuyển đổi xanh trên địa bàn tỉnh, với trọng tâm là phát triển hệ sinh thái giao thông xanh bằng xe điện. Ngoài ra, hai bên cũng sẽ nghiên cứu để đẩy mạnh hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực như thương mại dịch vụ, du lịch, y tế, giáo dục, công nghệ thông tin...