World Cleanup Day 2024:

Lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường

Chung tay vì môi trường xanh là mục đích của Chương trình Chiến dịch “World Cleanup Day 2024” - ngày hội thu gom rác thải trên các đường phố, vì môi trường xanh của Thủ đô vừa diễn ra. Đây là hoạt động thiết thực sau khi Thủ đô chịu ảnh hưởng cơn bão số 3.

Gần 4.900 tình nguyện viên tham gia

Với mục tiêu lan tỏa các thông điệp sống xanh và ý thức bảo vệ môi trường bằng các hành động thiết thực chứ không phải lời nói, gần 200 tình nguyện viên trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh thành đã tham gia chiến dịch World Cleanup Day 2024 do Let’s Do It! Hanoi tổ chức. Ngay từ 7 giờ sáng ngày 29.9, hàng trăm người đã có mặt Công viên Bãi xe ngầm Mễ Trì Hạ để tham gia chiến dịch. Ai cũng đến sớm để chụp ảnh check in, đến khảo sát tham quan các khu vực xung quanh để đánh giá và phân công nhiệm vụ.

IMG_6273.jpg
Gần 4.900 tình nguyện viên tham gia chiến dịch dọn rác World Cleanup Day. Ảnh: Thanh Bình

Đến 8 giờ sáng, các tình nguyện viên đã được ban tổ chức phổ biến kế hoạch, chia thành từng nhóm nhỏ đi dọc theo các đường Phạm Hùng. Điều ấn tượng năm nay là có nhiều tình nguyện viên nhỏ tuổi mới học lớp 2-3 tham gia sự kiện. Anh Nghiêm Xuân Sơn - Đại diện Let’s Do It Vietnam chia sẻ: 2024 là năm thứ 7 chiến dịch được tổ chức tại Hà Nội. Mục tiêu cuối cùng mà Let’s Do It! Hanoi hướng tới là nâng cao nhận của người dân trên địa bàn thành phố về việc bảo vệ môi trường, giảm thiểu số lượng rác bỏ thải ra môi trường; cũng như góp phần tạo nên không gian xanh, sạch, đẹp hơn cho Thủ đô. Thông qua hoạt động thiết thực này để truyền tải tới các cơ quan, bộ, ngành, các tổ chức, cá nhân cùng nhau chung tay góp sức, tham gia vào việc chấm dứt tình trạng rác thải hiện nay. Hãy bắt đầu phân loại rác ngay tại gia đình, trường học, nơi làm việc. Mỗi hành động nhỏ của chúng ta đều góp phần tạo nên một Hà Nội thân thiện, văn minh và không rác thải.

Anh Sơn cho biết thêm: Hiện nay vẫn còn nhiều người dân vẫn chưa có ý thức phân loại rác từ nguồn. Một số loại rác rất khó phân hủy phải mất vài trăm năm, thậm chí nếu không xử lý đúng quy trình sẽ ảnh hưởng ô nhiễm đến môi trường đất và không khí....

Chia sẻ thêm về dự án Let’s Do It Vietnam, anh Nghiêm Xuân Sơn cho biết: đến nay chương trình đã tiếp cận được gần 2 triệu người quan tâm, gần 4.900 tình nguyện tham gia và đã thu được 18 tấn rác. Mục tiêu chính của chương trình sẽ làm thay đổi nhận thức về tình trạng môi trường, từ đó thay đổi nâng cao nhận thức cộng đồng và khuyến khích người dân thực hiện các hành động thiết thực để bảo vệ môi trường; giảm các bãi rác tự phát và vận chuyển rác tới những nơi xử lý phù hợp. Đặc biệt, biến hành động dọn rác trở thành một văn hóa, không phải phong trào. Theo đó, với các loại rác thải nhựa (như vỏ chai, túi nilon, ống hút, mảnh nhựa…) ban tổ chức sẽ gửi tới các đơn vị, tổ chức tái chế để xử lý, đảm bảo theo đúng quy trình. Ngoài ra, trong quá trình thu gom, có thể các tình nguyện viên cũng sẽ thu gom được các loại rác nguy hại như ống kim tiêm, pin và các thiết bị điện tử. Đồng thời gửi tới đến đơn vị xử lý chuyên nghiệp nhằm đạt được tỉ lệ thu hồi tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo đảm một quy trình xử lý rác thải điện tử chuyên nghiệp đạt tiêu chuẩn theo các quy định của luật môi trường.

Tích cực lan tỏa tới cộng đồng

Sau khi thu rác thải hữu cơ, ban tổ chức đã hướng dẫn các bạn tình nguyện viên sử dụng kẹp rác để vùi rác vào lòng đất, gốc cây xanh để tạo thêm nguồn dinh dưỡng cho cây phát triển. Bên cạnh đó, các bạn tình nguyện viên cũng đã được hướng dẫn cách thu gom xử lý an toàn các loại rác thải như vỏ chai nhựa, tàn thuốc lá và ống kim tiêm. Khi tham gia hoạt động, mọi người vui vẻ trò chuyện trao đổi và chụp ảnh để làm kỉ niệm. Những bức ảnh được đăng lên mạng xã hội đã lan tỏa câu chuyện tình nguyện viên mà đã chứng kiến về môi trường. Chị Hà Phương (Mễ Trì Thượng) khoe những bức ảnh vừa đăng lên facebook nhận được lời khen của đồng nghiệp. Chị bày tỏ mình rất tự hào khi đã lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường đến nhiều người hơn.

Gặp gỡ nhóm tình nguyện viên tham gia chiến dịch World Cleanup Day 2024, anh Tuấn cho biết: Đây là năm thứ 2 anh và những người bạn tham gia chương trình. Năm nay nhóm của anh không đại diện cho doanh nghiệp đăng ký tham dự vì có một số thành viên vắng mặt. Thay vào đó, nhóm kêu gọi được thêm nhiều thành viên mới là những bạn là sinh viên. "Tôi thật sự rất vui khi thấy các bạn trẻ tuổi đã có ý thức và chung tay bảo vệ môi trường. Đến với sự kiện, tôi bất ngờ thấy các cháu nhỏ tuổi tham gia sự kiện. Đây là sự kiện hết sức có ý nghĩa, không chỉ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường mà còn là hoạt động bổ ích giúp các cháu học sinh hạn chế sử dụng điện thoại tránh xa những nội dung độc hại trên không gian mạng", anh Tuấn nói.

IMG_6306.jpg
Em Trần Đức Anh (lớp 8, Trường THCS Thanh Liệt) tham gia chiến dịch. Ảnh: Thanh Bình

Tình nguyện viên nhỏ tuổi, em Trần Đức Anh (lớp 8, Trường THCS Thanh Liệt) cho biết: Nhà con ở Thanh Trì, di chuyển đến sự kiện mất gần 30 phút. Con được biết sự kiện thông qua bố mẹ. Đến đây, con được các cô chú hỗ trợ cách thức phân loại rác tại nguồn. Tham gia sự kiện con cảm giác phấn khởi khi mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường. Đây là lần đầu tiên con được tham gia hoạt động thú vị như này. Hôm nay con nhặt rất nhiều tàn thuốc lá, băng dính trên đường. Con cảm thấy buồn và khó hiểu khi mọi người vứt rác bừa bãi… Thực tế môi trường sống xung quanh con hiện nay vẫn còn nhiều rác. Con hy vọng, hành động học sinh nhặt rác, làm sạch môi trường của con hôm nay sẽ lan toả tới cộng đồng. Ngày mai con sẽ chia sẻ hoạt động này tới các bạn.

Môi trường

Hành động chung tay bảo vệ môi trường
Môi trường

Hành động chung tay bảo vệ môi trường

Sáng 22.9, Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng UBND huyện Thanh Trì tổ chức lễ ra quân hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2024.

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại 6 tỉnh miền Trung
Xã hội

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại 6 tỉnh miền Trung

Mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 4 làm độ ẩm đất ở một số khu vực đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cảnh báo một số khu vực tại 6 tỉnh miền Trung có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất đá trong những giờ tới.

 Kiểm soát chặt báo cáo đánh giá tác động công nghệ xử lý rác
Môi trường

Kiểm soát chặt báo cáo đánh giá tác động công nghệ xử lý rác

Để đánh giá, thẩm định công nghệ các dự án xử lý rác thải, chất thải rắn hiệu quả, đầu tiên chúng ta cần thực hiện tốt cơ chế kiểm soát, lập báo cáo đánh giá tác động tới môi trường xem các công nghệ đó có phát sinh những chất thải độc hại ra môi trường hay không? Đây là nhấn mạnh của Tổng Thư ký Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Trưởng Ban khoa học, GS.TS Hoàng Xuân Cơ khi đề cập đến vấn đề xử lý rác thải ở nước ta. 

Biến chất thải thành tài nguyên và thúc đẩy phát triển kinh tế xanh: Cần thay đổi từ nhận thức
Môi trường

Biến chất thải thành tài nguyên và thúc đẩy phát triển kinh tế xanh: Cần thay đổi từ nhận thức

"Xử lý chất thải, đặc biệt là chất rắn rắn, đang là vấn đề cấp bách tại Việt Nam, đòi hỏi những giải pháp chiến lược và toàn diện từ công nghệ đến chính sách và nhận thức xã hội, để biến chất thải thành tài nguyên và thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh". Đó là quan điểm của GS. TS Khoa học. NGND Phạm Ngọc Đăng.

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải
Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải

Tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức vào sáng 18.9, Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ đã chỉ ra 5 nhóm công nghệ chủ chốt thế giới đang dùng để xử lý chất thải rắn, cùng các bài học kinh nghiệm về vấn đề xử lý rác trên thế giới. 

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%
Môi trường

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%

Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống Nguyễn Văn Toàn nhận định, hiện tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp tái chế là rất lớn. Tuy nhiên, trong khoảng 60.000 tấn rác thải phát sinh thì chúng ta chỉ có 15% được thu gom thái chế, sử dụng.

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp
Xã hội

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp

Tại tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom Việt Nam nhấn mạnh hiệu quả xử lý rác trên thực tế hiện đang rất thấp.