Điểm tựa của người nông dân trước thiên tai

Khoảng 15.000 khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng; dư nợ thiệt hại gần 11.000 tỷ đồng... là những tổn thất sơ bộ do cơn bão số 3 và hoàn lưu bão gây ra cho các khách hàng của Agribank. Hơn lúc nào hết, thời điểm này, Agribank xác định cần có các giải pháp hỗ trợ hộ kinh doanh, doanh nghiệp các vùng bị thiệt hại khẩn trương khôi phục sản xuất và ổn định cuộc sống.

Thiệt hại nặng nề

Bà Trần Thị Tuyết ở thôn Duyên Hà, xã Phú Phúc, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam đã mất hơn 20.000 con gà, mấy chục tấn cá - nguồn thu nhập chính của gia đình trong 15 năm qua. Nhìn toàn bộ khu trang trại vẫn còn lấm lem; trần nhà dính đầy trấu và đất, cột kèo nghiêng ngả mới thấy nỗi nhọc nhằn của của bà con nông dân...

Năm 2023, gia đình bà Tuyết đã vay 1 tỷ đồng từ Agribank để nâng cấp, mở rộng chuồng trại. Bà cũng tính toán, tiền bán 2 lứa gà tiếp theo sẽ để dành trả khoản sắp đến hạn của Agribank. "Nhưng giờ mất trắng rồi, chúng tôi chưa biết bắt đầu khôi phục sản xuất từ đâu" - bà Tuyết nói.

Anh 2.jpg
Tổng Giám đốc Agribank Phạm Toàn Vượng kiểm tra tình hình thiệt hại sau cơn bão số 3. Ảnh: N. Hồ

Rất may, ngay sau khi bão tan, cán bộ Agribank đã xuống động viên và có những giải pháp hỗ trợ nên "gia đình tôi coi đó như của đi thay người. Hiện tại, cả gia đình đang dốc sức vệ sinh chuồng trại để tái đàn trở lại. Bởi nếu không, hàng chục công nhân đang làm cho trang trại sẽ mất việc; kéo theo cả chuỗi chăn nuôi từ con giống đến thức ăn... lao đao" - bà Tuyết chia sẻ.

Gia đình ông Phạm Văn Nhiêu ở xã Tiên Minh, huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng cũng bị mất 13ha cá lăng, cá diêu hồng và cá tầm tương đương 200 tấn cá thịt, tính ra hơn chục tỷ đồng do bão. Chưa kể, 3 khu lán trại cũng bị bão phá tan hoang.

Tại Lào Cai, bão số 3 và hoàn lưu gây lũ lụt diện rộng sau bão đã khiến nhiều hộ gia đình là khách hàng của Agribank thiệt hại nặng nề. Nhiều hộ dân như hộ ông Trần Văn Hòa ở tổ 5A, thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai chuyên kinh doanh hộ kinh doanh điện tử, điện lạnh, hàng gia dụng cũng bị ngập toàn bộ số hàng hóa, ước tính thiệt hại lên tới 4,2 tỷ đồng.

Tổng Giám đốc Agribank Phạm Toàn Vượng cho biết, thống kê sơ bộ tình hình hoạt động, thiệt hại, ảnh hưởng của khách hàng do bão và mưa lũ sau bão, có khoảng 15.000 khách hàng vay vốn bị thiệt hại, ước tính dư nợ bị ảnh hưởng trên 30.000 tỷ đồng, dư nợ bị thiệt hại dự kiến gần 11.000 tỷ đồng; trong đó, các lĩnh vực chủ yếu bị ảnh hưởng gồm: chế biến, nuôi trồng thủy, hải sản, trồng trọt, chăn nuôi... với khoảng trên 10.700 khách hàng, tổng dư nợ ảnh hưởng trên 5.500 tỷ đồng; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, công nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng, kinh doanh bất động sản, du lịch với khoảng 260 khách hàng, dư nợ dự kiến khoảng 5.500 tỷ đồng; đối với khách hàng cá nhân, dư nợ bị ảnh hưởng tập trung chính ở các ngành kinh doanh bán lẻ, tiêu dùng với trên 7.300 khách hàng, dư nợ bị ảnh hưởng dự kiến trên 2.300 tỷ đồng.

Điểm tựa tinh thần và tài chính

Trước tình hình trên, Tổng Giám đốc Agribank Phạm Toàn Vượng chỉ đạo các Chi nhánh trên địa bàn chủ động liên hệ khách hàng vay vốn, nắm bắt thiệt hại để kịp thời có các giải pháp hỗ trợ phù hợp; Công ty Bảo hiểm ABIC kịp thời nắm bắt thông tin và thực hiện các thủ tục bồi thường thiệt hại cho khách hàng.

Đồng thời, triển khai thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, trên cơ sở nắm bắt tình hình thiệt hại của khách hàng, Agribank sẽ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giảm lãi suất, cho vay mới… Theo đó, đối với dư nợ hiện hữu (bao gồm VND và USD) tại thời điểm 6.9.2024, căn cứ mức độ thiệt hại của khách hàng, Agribank giảm từ 0,5% đến 2%/năm lãi suất cho vay và miễn giảm 100% lãi quá hạn, lãi chậm trả trong thời gian từ 6.9 - 31.12.2024. Bên cạnh đó, để hỗ trợ khách hàng có điều kiện ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, đối với khoản vay mới phát sinh từ ngày 6.9 đến 31.12.2024, Agribank giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay theo từng đối tượng, lĩnh vực, áp dụng trong thời gian tối đa 6 tháng kể từ ngày giải ngân.

Là ngân hàng chủ lực đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân, cũng là lĩnh vực bị thiệt hại lớn do bão số 3 và lũ lụt sau bão, ngoài những chính sách mà Agribank đang áp dụng, trong đó có cho vay theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ thì đối với những địa phương bị ảnh hưởng bởi thiên tai trên diện rộng, Agribank sẽ hướng dẫn khách hàng xác định thiệt hại, cùng với chính quyền địa phương để hoàn thiện hồ sơ, tổng hợp và báo cáo Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước để ra quyết định khoanh nợ cho khách hàng.

Cùng với đó, các đoàn công tác của Agribank cũng đến Thái Bình, Hải Dương, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang… là những tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề để chia sẻ với chính quyền và người dân địa phương, đồng thời nắm bắt tình hình thiệt hại của khách hàng vay vốn Agribank trên địa bàn.

Có thể nói, hơn lúc nào hết, các hộ kinh doanh và doanh nghiệp đặc biệt ở những khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp do bão lũ đang rất cần sự quan tâm, giúp đỡ, ủng hộ, chia sẻ từ chính quyền địa phương, các cơ quan, tổ chức trong đó có ngân hàng. Sự đồng hành của Agribank sẽ góp phần hỗ trợ hộ kinh doanh, doanh nghiệp các vùng bị thiệt hại nhanh chóng khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống.

Đời sống

Đào tạo nghề cần được đào tạo nghiêm túc và bài bản
Xã hội

Đầu tư bài bản hơn cho đào tạo nghề

Theo số liệu từ Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN), cả nước hiện vẫn còn 37,8 triệu lao động chưa qua đào tạo. Trong khi mục tiêu của Chính phủ đến năm 2030, tỷ lệ qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35% - 40%. Con số này cho thấy, những thách thức không nhỏ trong việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động. Việc đầu tư cho GDNN cần được quan tâm hơn nữa, đặc biệt là các ngành số hóa.

Bài cuối: Để "giữ lửa, rèn nghề"
Đời sống

Bài cuối: Để "giữ lửa, rèn nghề"

Để thu hẹp sự cách biệt lớn về sức khỏe giữa các khu vực địa lý, giữa các nhóm dân tộc, nhất là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em, vai trò của các cô đỡ thôn bản là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, việc duy trì hoạt động của đội ngũ này đang gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi phải có những giải pháp quyết liệt và đồng bộ để "giữ chân" nguồn nhân lực quý giá này.

Mạo danh Sở y tế TP. Hồ Chí Minh để lừa đảo
Đời sống

Mạo danh Sở y tế TP. Hồ Chí Minh để lừa đảo

Mới đây, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa phát đi cảnh báo về việc một số đối tượng giả mạo gửi thông tin Sở tổ chức đoàn kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại TP. Hồ Chí Minh với mục đích lừa đảo.

Đề xuất nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu sử dụng thuốc lá, chất kích thích trong môi trường học đường
Xã hội

Đề xuất nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu sử dụng thuốc lá, chất kích thích trong môi trường học đường

Tại phiên thảo luận Tổ thuộc Chương trình Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em:” lần thứ Hai năm 2024, các đại biểu trẻ em đã đưa ra nhiều giải pháp cụ thể liên quan đến vấn đề phòng, chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích, nhất là trong môi trường học đường, trong đó nhấn mạnh sự phối hợp của các cơ quan chức năng để cấm bán thuốc lá điện tử và chất kích thích cho trẻ vị thành niên.

Công nhân làm việc trong các nhà máy cụm công nghiệp hiện có nhu cầu rất lớn về nhà ở
Xã hội

Thêm cơ hội “an cư” cho người lao động thu nhập thấp

Nhằm bảo đảm tốt nhất việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động, Luật Nhà ở 2023 đã bổ sung thêm chủ thể xây dựng nhà ở, đó là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Đây là nội dung được đông đảo người lao động mong muốn và kỳ vọng sẽ góp phần quan trọng giải quyết được tình trạng thiếu hụt trầm trọng nguồn cung nhà ở giá rẻ cho người thu nhập thấp, có hoàn cảnh đặc biệt và cải thiện được tình trạng thiếu hụt nhà đầu tư cho thị trường nhà ở xã hội hiện nay.

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang kiểm tra tiến độ xây dựng dự án Thiết chế công đoàn tại tỉnh Tiền Giang
Xã hội

Quyết sách thấu hiểu người lao động

Luật Nhà ở 2023 quy định Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam sẽ dùng nguồn tài chính công đoàn để xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động thuê. Trưởng Ban Quản lý dự án Thiết chế công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam) Lê Văn Nghĩa khẳng định: vì sử dụng nguồn tài chính công đoàn nên giá thuê nhà ở xã hội sẽ có giá ưu việt so với các dự án khác. Cùng với đó, thủ tục cho thuê của công đoàn rất đơn giản, chỉ cần đơn xin thuê nhà ở, có xác nhận người đó là công nhân, người lao động của địa phương.

Lễ đón ĐCB2 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc ở Phái bộ UNISFA/Khu vực Abyei/Nam Sudan
Xã hội

Hân hoan ngày trở về

Thực hiện nhiệm vụ trong môi trường quốc tế đa phương, đa dân tộc, đa văn hóa, cán bộ, nhân viên Đội Công binh số 2 luôn xác định trách nhiệm của cá nhân, đơn vị trong việc xây dựng hình ảnh quốc gia, dân tộc, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các thê đội tiếp theo thực hiện tốt nhiệm vụ tại địa bàn Phái bộ.

Bài 2: "Chọn mặt gửi vàng"
Xã hội

Bài 2: "Chọn mặt gửi vàng"

Được ví như những "người vác tù và hàng tổng", đội ngũ cô đỡ thôn bản đã không quản ngại nắng mưa, đi từng ngõ, gặp từng nhà, tuyên truyền vận động, tư vấn, can thiệp, hỗ trợ, giúp đỡ phụ nữ dân tộc thiểu số trong quá trình mang thai, sinh nở, chăm sóc trẻ em. Với nhiều đặc thù trong hoạt động nên việc lựa chọn, tuyển dụng và đào tạo cô đỡ thôn bản luôn được ngành y tế quan tâm, chú trọng.

Bài 1: "Cánh tay nối dài" của ngành y tế vùng cao
Đời sống

Bài 1: "Cánh tay nối dài" của ngành y tế vùng cao

Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trong thực hiện các Mục tiêu về chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em của Liên Hợp quốc, bên cạnh đó, Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là sự khác biệt đáng kể về tình trạng sức khỏe bà mẹ, trẻ em giữa các vùng miền, các nhóm dân tộc. Trước thực trạng này, Bộ Y tế đã có chủ trương đào tạo các cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số cho các vùng khó khăn. Trong những năm qua, cô đỡ thôn bản tại các xã, bản đã và đang nỗ lực hết mình trong công việc, được ví như "cánh tay nối dài" của ngành y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức lễ triển khai thực hiện Dự án Trung tâm thể dục thể thao thuộc Thiết chế công đoàn tại KCN Long Đức, Thành phố Trà Vinh, Trà Vinh
Xã hội

Khẩn trương xây dựng các thiết chế công đoàn

Việc đầu tư xây dựng các khu thiết chế công đoàn tại các khu công nghiệp (KCN) là mục tiêu chiến lược, lâu dài của Đảng, Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi giúp người lao động yên tâm làm việc, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng và chất lượng của các khu thiết chế này hiện đang còn thiếu, chưa đủ để phục vụ nhu cầu thực tế của người lao động.

Phó Chủ tịch ICDV gọi núi Bà Đen là “thiên đường” khi đến tham quan và thảo luận về Vesak 2025
Đời sống

Phó Chủ tịch ICDV gọi núi Bà Đen là “thiên đường” khi đến tham quan và thảo luận về Vesak 2025

Ngày 28.9.2024, khu du lịch núi Bà Đen Tây Ninh đón Ban tổ chức cùng đoàn đại biểu của Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc (ICDV) đến thăm và Thảo luận chương trình Đại lễ Vesak 2025. Tại đây, các đại biểu đồng nhất cho rằng núi Bà Đen sẽ là điểm phải đến của hàng nghìn đại biểu trong dịp Đại lễ Vesak.

Ứng phó linh hoạt để duy trì đà tăng trưởng
Đời sống

Ứng phó linh hoạt để duy trì đà tăng trưởng

Kinh tế Việt Nam gần 9 tháng năm 2024 diễn biến tích cực, tăng trưởng ở mức kỳ vọng. Tuy nhiên, theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính), trong những tháng cuối năm 2024, nền kinh tế có thể đối mặt với những rủi ro, thách thức, đòi hỏi cần có những chính sách linh hoạt, phù hợp để có thể kỳ vọng.