Xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp

Bảo đảm "đúng, đủ, sạch, sống"

Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã dành sự quan tâm lớn và có nhiều chỉ đạo, định hướng và các giải pháp nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực; trong đó có lĩnh vực lý lịch tư pháp và đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tạo thuận lợi, tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân, doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước.

Báo cáo về kết quả đã đạt được sau 1 năm thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg về việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp phiếu lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia Nguyễn Văn Bốn cho biết, thời gian qua, Bộ Tư pháp và một số địa phương đã quan tâm, chú trọng, tập trung triển khai Chỉ thị số 23 với nhiều kết quả đáng ghi nhận.Theo đó, công tác cải cách thủ tục hành chính cấp phiếu lý lịch tư pháp được thực hiện mạnh mẽ; thủ tục và thành phần hồ sơ yêu cầu cấp phiếu được đơn giản hóa tối đa; thủ tục đã được thực hiện trực tuyến toàn trình tại Bộ Tư pháp và các địa phương.

Người dân thực hiện thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp. Nguồn: ITN
Người dân thực hiện thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp. Nguồn: ITN

Việc áp dụng thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID tại Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế đạt kết quả đáng khích lệ, tạo tiền đề tiếp tục thí điểm trên toàn quốc từ 1.10.2024. Chia sẻ thêm về nội dung này, ông Nguyễn Văn Bốn thông tin, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với Bộ Công an rà soát xây dựng, ban hành Quy trình thực hiện thí điểm; điều chỉnh, hoàn thiện Phần mềm Quản lý lý lịch tư pháp dùng chung của Bộ Tư pháp đáp ứng quy trình và các yêu cầu kỹ thuật.

Đặc biệt, tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ thuật cho Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để chuẩn bị triển khai cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; tham gia vào nhóm Zalo của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ giải quyết khó khăn, vướng mắc trong kết nối giữa Hệ thống giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh, thành phố với Phần mềm Quản lý Lý lịch tư pháp dùng chung của Bộ Tư pháp.

Người dân thực hiện thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp

Người dân thực hiện thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp

Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao, 63 tỉnh, thành phố đang tích cực kết nối Hệ thống giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh, thành phố với Phần mềm Quản lý Lý lịch tư pháp dùng chung của Bộ Tư pháp và Ứng dụng VneID. Đến nay, đã có 27/63 tỉnh, thành phố thử nghiệm thành công; 4/27 tỉnh đã hoàn thành việc quét an toàn, an ninh, bảo mật thông tin theo quy định của Bộ Công an.

Mặt khác, Bộ Tư pháp đã mở thử nghiệm tính năng phân quyền cho các Sở Tư pháp khai thác, tra cứu Cơ sở dữ liệu Lý lịch tư pháp, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và có văn bản hướng dẫn các Sở Tư pháp thử nghiệm tính năng phân quyền này. Đến nay, đã có 56/63 Sở Tư pháp thực hiện với tổng số 199.685 hồ sơ. Để nâng cao hiệu quả phân quyền, Bộ Tư pháp đã đánh giá kết quả thử nghiệm; xây dựng quy trình theo hướng rút ngắn từ 3 bước còn 2 bước; Sở Tư pháp chủ động tra cứu, khai thác Cơ sở dữ liệu Lý lịch tư pháp của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia mà không cần Trung tâm phê duyệt từng hồ sơ.

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác cấp phiếu lý lịch tư pháp, không ít ý kiến cho rằng, cần đổi mới, đa dạng hóa cách thức triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật các quy định của pháp luật về lý lịch tư pháp, phiếu lý lịch tư pháp bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với nhu cầu xã hội và từng nhóm đối tượng, địa bàn.

Xin-cap-phieu-ly-lich-tu-phap.jpg

Người dân thực hiện thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp

Theo đó, Bộ Tư pháp cần phối hợp với các bộ, ngành liên quan tham mưu ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể và bảo đảm tính khả thi với chế tài xử lý đối với các cơ quan, đơn vị trong việc chậm cung cấp, không cung cấp thông tin lý lịch tư pháp... để nâng cao trách nhiệm của các cơ quan trong việc tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin. Bên cạnh đó, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia tham mưu với Bộ Tư pháp có giải pháp công nghệ thông tin để tự động cập nhật bản án, thông tin lý lịch tư pháp vào Cơ sở dữ liệu Lý lịch tư pháp, giúp địa phương sớm hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu…

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc nhấn mạnh, cần thống nhất nhận thức và hành động, phối hợp giữa các bộ, ngành ở cả Trung ương và địa phương để cùng thực hiện Chỉ thị số 23. Cùng với đó, tăng cường hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác xây dựng Cơ sở dữ liệu Lý lịch tư pháp và cấp phiếu lý lịch tư pháp; bảo đảm kết nối, chia sẻ Cơ sở dữ liệu Lý lịch tư pháp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành để thông tin được trao đổi, cung cấp thông suốt, hiệu quả...

Xã hội

Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10.2024
Xã hội

Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10.2024

Trong tháng 10.2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: Quy định về hành nghề công tác xã hội; quy định việc khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở; Sửa đổi, bổ sung một số quy định mới về quản lý, sử dụng tài sản công.

Đào tạo nghề cần được đào tạo nghiêm túc và bài bản
Xã hội

Đầu tư bài bản hơn cho đào tạo nghề

Theo số liệu từ Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN), cả nước hiện vẫn còn 37,8 triệu lao động chưa qua đào tạo. Trong khi mục tiêu của Chính phủ đến năm 2030, tỷ lệ qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35% - 40%. Con số này cho thấy, những thách thức không nhỏ trong việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động. Việc đầu tư cho GDNN cần được quan tâm hơn nữa, đặc biệt là các ngành số hóa.

Bài cuối: Để "giữ lửa, rèn nghề"
Đời sống

Bài cuối: Để "giữ lửa, rèn nghề"

Để thu hẹp sự cách biệt lớn về sức khỏe giữa các khu vực địa lý, giữa các nhóm dân tộc, nhất là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em, vai trò của các cô đỡ thôn bản là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, việc duy trì hoạt động của đội ngũ này đang gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi phải có những giải pháp quyết liệt và đồng bộ để "giữ chân" nguồn nhân lực quý giá này.

Mạo danh Sở y tế TP. Hồ Chí Minh để lừa đảo
Đời sống

Mạo danh Sở y tế TP. Hồ Chí Minh để lừa đảo

Mới đây, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa phát đi cảnh báo về việc một số đối tượng giả mạo gửi thông tin Sở tổ chức đoàn kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại TP. Hồ Chí Minh với mục đích lừa đảo.

Đề xuất nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu sử dụng thuốc lá, chất kích thích trong môi trường học đường
Xã hội

Đề xuất nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu sử dụng thuốc lá, chất kích thích trong môi trường học đường

Tại phiên thảo luận Tổ thuộc Chương trình Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em:” lần thứ Hai năm 2024, các đại biểu trẻ em đã đưa ra nhiều giải pháp cụ thể liên quan đến vấn đề phòng, chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích, nhất là trong môi trường học đường, trong đó nhấn mạnh sự phối hợp của các cơ quan chức năng để cấm bán thuốc lá điện tử và chất kích thích cho trẻ vị thành niên.

Kiểm toán Nhà nước Việt Nam trúng cử thành viên Ủy ban Kiểm toán ASOSAI nhiệm kỳ 2024 - 2027
Xã hội

Kiểm toán Nhà nước Việt Nam trúng cử thành viên Ủy ban Kiểm toán ASOSAI nhiệm kỳ 2024 - 2027

Mới đây, tại phiên họp toàn thể lần thứ hai trong khuôn khổ Đại hội Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) lần thứ 16, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam đã vinh dự được bầu là 1 trong 2 thành viên của Ủy ban Kiểm toán ASOSAI nhiệm kỳ 2024-2027. Đây là kết quả đáng ghi nhận của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam trong nỗ lực hội nhập, nâng cao vị thế của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam trên trường quốc tế.

Lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường
Môi trường

Lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường

Chung tay vì môi trường xanh là mục đích của Chương trình Chiến dịch “World Cleanup Day 2024” - ngày hội thu gom rác thải trên các đường phố, vì môi trường xanh của Thủ đô vừa diễn ra. Đây là hoạt động thiết thực sau khi Thủ đô chịu ảnh hưởng cơn bão số 3.

Tổng giám đốc Agribank Phạm Toàn Vượng thăm hỏi, kiểm tra tình hình thiệt hịa sau cơn bão số 3.
Đời sống

Điểm tựa của người nông dân trước thiên tai

Khoảng 15.000 khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng; dư nợ thiệt hại gần 11.000 tỷ đồng... là những tổn thất sơ bộ do cơn bão số 3 và hoàn lưu bão gây ra cho các khách hàng của Agribank. Hơn lúc nào hết, thời điểm này, Agribank xác định cần có các giải pháp hỗ trợ hộ kinh doanh, doanh nghiệp các vùng bị thiệt hại khẩn trương khôi phục sản xuất và ổn định cuộc sống.

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang kiểm tra tiến độ xây dựng dự án Thiết chế công đoàn tại tỉnh Tiền Giang
Xã hội

Quyết sách thấu hiểu người lao động

Luật Nhà ở 2023 quy định Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam sẽ dùng nguồn tài chính công đoàn để xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động thuê. Trưởng Ban Quản lý dự án Thiết chế công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam) Lê Văn Nghĩa khẳng định: vì sử dụng nguồn tài chính công đoàn nên giá thuê nhà ở xã hội sẽ có giá ưu việt so với các dự án khác. Cùng với đó, thủ tục cho thuê của công đoàn rất đơn giản, chỉ cần đơn xin thuê nhà ở, có xác nhận người đó là công nhân, người lao động của địa phương.

Lễ đón ĐCB2 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc ở Phái bộ UNISFA/Khu vực Abyei/Nam Sudan
Xã hội

Hân hoan ngày trở về

Thực hiện nhiệm vụ trong môi trường quốc tế đa phương, đa dân tộc, đa văn hóa, cán bộ, nhân viên Đội Công binh số 2 luôn xác định trách nhiệm của cá nhân, đơn vị trong việc xây dựng hình ảnh quốc gia, dân tộc, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các thê đội tiếp theo thực hiện tốt nhiệm vụ tại địa bàn Phái bộ.

Bài 2: "Chọn mặt gửi vàng"
Xã hội

Bài 2: "Chọn mặt gửi vàng"

Được ví như những "người vác tù và hàng tổng", đội ngũ cô đỡ thôn bản đã không quản ngại nắng mưa, đi từng ngõ, gặp từng nhà, tuyên truyền vận động, tư vấn, can thiệp, hỗ trợ, giúp đỡ phụ nữ dân tộc thiểu số trong quá trình mang thai, sinh nở, chăm sóc trẻ em. Với nhiều đặc thù trong hoạt động nên việc lựa chọn, tuyển dụng và đào tạo cô đỡ thôn bản luôn được ngành y tế quan tâm, chú trọng.