Cập nhật: 345 người chết, mất tích do bão Yagi và mưa lũ sau bão

Thống kê tới sáng 13.9, bão số 3 và mưa lũ do hoàn lưu bão đã khiến 345 người chết và mất tích, 1.908 người bị thương, gần 170.000 căn nhà hư hỏng trên địa bàn các tỉnh/thành phố.

Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, theo báo cáo của các địa phương, thống kê đến 6h ngày 14.9, bão số 3 và mưa lũ do hoàn lưu bão đã khiến 345 người chết và mất tích (262 người chết, 83 người mất tích).

Trong đó, tỉnh thiệt hại nặng nề nhất về người là Lào Cai với 172 người (111 người chết, 61 người mất tích). Tiếp đó là các tỉnh: Yên Bái 55 người (53 người chết, 2 người mất tích); Cao Bằng 52 người (43 người chết, 9 người mất tích); Quảng Ninh 25 người chết do bão.

Phú Thọ 11 người (1 người chết do sạt lở đất; 1 người chết do lũ; 8 người mất tích tại sự cố sập cầu Phong Châu; 1 người mất tích do lũ); Hòa Bình 7 người chết do sạt lở đất; Tuyên Quang 5 người chết do lũ; Lạng Sơn 3 người chết do lũ cuốn, sạt lở đất.

Hải Phòng có 2 người chết do bão; Bắc Giang 2 người chết do lũ cuốn; Hà Giang 1 người chết, 1 người mất tích; Vĩnh phúc 2 người chết do lũ; Thái Nguyên 2 người chết do lũ; Hải Dương 1 người chết do bão; Hà Nội 1 người chết do bão; Lai Châu 1 người chết do sạt lở đất; Sơn La 1 người mất tích do lũ cuốn; Thanh Hóa 1 người chết do lũ cuốn.

tiepp-7367 (1).jpg
tiepttt-680 (1).jpg
Lực lượng chức năng tích cực tìm kiếm nạn nhân mất tích sau vụ sạt lở tại Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai (Ảnh: Báo Lào Cai)

Tổng số người bị thương là 1.908 người, trong đó: Quảng Ninh 1.609, Hải Phòng 49, Hải Dương 5, Hà Nội 23, Bắc Giang 12, Bắc Ninh 52, Hà Giang 1, Lạng Sơn 10, Lào Cai 82, Yên Bái 31, Cao Bằng 17, Phú Thọ 7, Bắc Kạn 4, Hoà Bình 2, Vĩnh Phúc 2, Thanh Hoá 2.

Số nhà bị hư hỏng là 168.253 nhà, tập trung tại: Quảng Ninh 102.467, Hải Phòng 40.065, Lào Cai 5.055, Lạng Sơn 3.568, Bắc Ninh 3.472, Bắc Giang 3.289, Yên Bái 1.910,...

Nhiều cửa hàng, trụ sở, trường học bị tốc mái, hư hỏng; rất nhiều biển hiệu quảng cáo, cột viễn thông, trạm phát sóng di động bị gẫy đổ; cây xanh đô thị bị thiệt hại.

Số nhà bị ngập là 73.248 nhà, tập trung tại: Yên Bái 21.451, Tuyên Quang 19.122, Lạng Sơn 6.945, Lào Cai 6.581, Hà Nội 6.521, Thái Nguyên 5.000, Ninh Bình 3.674, Nam Định 2.114,...

Về nông nghiệp, 183.394ha lúa bị ngập úng, thiệt hại, tập trung tại: Hải Phòng 23.873ha; Nam Định 18.102ha; Bắc Giang 18.779ha; Thái Bình 11.000ha; Hà Nội 27.318ha; Hải Dương 7.755ha; Hà Nam 7.928ha; Bắc Ninh 9.981ha; Vĩnh Phúc 9.830ha,…

44.071ha hoa màu bị ngập úng, thiệt hại, tập trung tại: Hoà Bình 7.301ha; Hải Phòng 5.116ha; Hà Nội 4.046ha; Nam Định 3.800ha; Thái Bình 3.345ha; Hải Dương 3.202ha; Lạng Sơn 2.669ha, Vĩnh Phúc 2.296ha, Tuyên Quang 1.933ha,...

23.661ha cây ăn quả bị hư hại, tập trung tại: Bắc Giang 6.669ha; Hải Dương 4.372ha; Hà Nội 3.924ha; Hưng Yên 2.953ha; Hải Phòng 2.043ha; Thái Bình 1.385ha,…

2.250 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi, tập trung tại: Quảng Ninh 1.000, Hải Dương 434,...

9.079 con gia súc, 1.956.449 con gia cầm bị chết, tập trung tại: Hải Phòng 713.303; Hải Dương 388.605; Thái Nguyên 292.696; Quảng Ninh 262.222,…

Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hiện các địa phương đang tiếp tục rà soát, thống kê thiệt hại.

Xã hội

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3
Đời sống

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3

Ngay sau khi cơn bão số 3 (Yagi) đi qua, để giúp người dân vùng ảnh hưởng mau chóng phục hồi, ổn định cuộc sống, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão. Trong đó, Nghị quyết nêu rõ các công ty bảo hiểm khẩn trương rà soát, chi trả quyền lợi bảo hiểm cho các khách hàng bị ảnh hưởng. Trước mắt, thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường cho khách hàng theo quy định để phần nào chia sẻ mất mát và giảm thiểu thiệt hại cho người dân…

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm
Đời sống

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm

Thời gian qua, các cơ quan thành viên Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Long An đã tích cực, chủ động triển khai hoạt động PBGDPL theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý và nhu cầu tại địa phương; công tác PBGDPL được triển khai bài bản, có nhiều khởi sắc với sự tham gia, vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành. Đó là ý kiến được đưa ra tại buổi làm việc với UBND tỉnh Long An của Đoàn kiểm tra Hội đồng Phối hợp PBGDPL Trung ương mới đây.

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào
Đời sống

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào

Chiều ngày 17.9, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) phối hợp cùng Quỹ Chí Viễn và Nortfolio tổ chức thành công lễ phát động chương trình "Mùa gắn kết - Ngân hàng Việt, vì người Việt" ủng hộ người dân các tỉnh khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Hoạt động thu hút gần 2.600 cán bộ nhân viên tại 119 điểm giao dịch tham dự bằng cả hình thức trực tuyến lẫn trực tiếp.

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng
Xã hội

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng

Hiện nay, cả nước đang thiếu các cơ sở xử lý rác thải, nếu có cũng chỉ theo hình thức chôn lấp. Chúng ta thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng, thiếu cả về quy hoạch đầu tư xây dựng, cả về tiêu chuẩn để tái chế phế thải xây dựng.

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường
Xã hội

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường

Đây là nhấn mạnh của ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội Urenco tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”, do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội NGUYỄN MẠNH CƯỜNG.
Đời sống

Cần sớm có khung pháp lý hoàn chỉnh để quản lý thuốc lá thế hệ mới

Trước tình trạng buôn bán, vận chuyển thuốc lá nhập lậu vẫn diễn ra rất phức tạp trên thị trường và qua không gian mạng. Trong đó, có cả thuốc lá thế hệ mới như thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng… Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội NGUYỄN MẠNH CƯỜNG cho rằng: cần sớm có khung pháp lý hoàn chỉnh để quản lý thuốc lá thế hệ mới theo hướng quy định rõ cấm hay cho phép sản xuất, kinh doanh thuốc lá thế hệ mới. Đồng thời, cần quy định rõ về chế tài xử lý đối với hành vi buôn bán, vận chuyển thuốc lá thế hệ mới nhập lậu, bao gồm cả xử lý hành chính và xử lý hình sự; mức định lượng sản phẩm nhập lậu để xử lý hành chính, hình sự…