Đội ngũ cô đỡ thôn bản:

Bài cuối: Để "giữ lửa, rèn nghề"

Để thu hẹp sự cách biệt lớn về sức khỏe giữa các khu vực địa lý, giữa các nhóm dân tộc, nhất là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em, vai trò của các cô đỡ thôn bản là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, việc duy trì hoạt động của đội ngũ này đang gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi phải có những giải pháp quyết liệt và đồng bộ để "giữ chân" nguồn nhân lực quý giá này.

Băn khoăn về kinh phí hoạt động

Thứ trưởng Bộ Y tế TS. Trần Văn Thuấn thông tin, mặc dù Việt Nam đã ban hành nhiều quyết sách quan trọng để duy trì, củng cố và phát triển đội ngũ cô đỡ thôn bản; nhưng việc thực thi các chính sách còn có sự khác nhau giữa các địa phương, dẫn tới việc duy trì hoạt động của đội ngũ cô đỡ gặp nhiều khó khăn, nhiều địa phương không bố trí đủ kinh phí hỗ trợ.

Trước đây, theo Quyết định 75/2009/QĐ-TTg quy định về chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản; cô đỡ thôn bản được hưởng mức phụ cấp 0,3 hoặc 0,5 mức lương cơ sở tùy theo địa bàn hoạt động ở khu vực II hay khu vực III.

Tuy nhiên, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 34/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; thì người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố có không quá 3 người được hưởng phụ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước (chỉ áp dụng đối với 3 chức danh; gồm: Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác mặt trận).

Người tham gia công việc ở thôn, tổ dân phố ngoài 3 chức danh nêu trên không hưởng phụ cấp hàng tháng; mà được hưởng bồi dưỡng khi trực tiếp tham gia vào công việc của thôn, tổ dân phố từ đoàn phí, hội phí, khoán cho các đoàn thể và từ các nguồn quỹ khác (nếu có).Do đó, hầu hết cô đỡ thôn bản ở các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã bị cắt mất khoản phụ cấp hàng tháng do Nhà nước chi trả. Không còn được hưởng phụ cấp phụ cấp hàng tháng, các cô đỡ thôn bản gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ.

IMG_20240929_175001.jpg
Cô đỡ thôn bản tại Yên Bái được trao tặng trang thiết bị vật tư y tế, túi đỡ đẻ sạch. Ảnh: Hải Yến

Đến năm 2019, việc duy trì hoạt động của đội ngũ cô đỡ thôn bản đã gặp khó khăn vì nhiều địa phương không bố trí được nguồn ngân sách để chi trả phụ cấp hỗ trợ hoạt động cho các cô đỡ. Trong suốt 2 năm 2018 và 2019, một số lượng lớn các cô đỡ vì yêu nghề vẫn tiếp tục công việc của mình mà tình nguyện làm việc "không công". Thế nhưng, đã có không ít những cô đỡ buộc phải bỏ nghề vì không có thu nhập duy trì cuộc sống.

"Việc các cô đỡ thôn bản ngừng hoạt động là một sự lãng phí rất lớn nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo bài bản, phục vụ tại chỗ, liên tục tại những vùng khó khăn, nơi mà hệ thống y tế chưa thể vươn tới được" - Đại diện Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em khẳng định.

Khi đó, chính sách hỗ trợ đội ngũ cô đỡ thôn bản (Dự án 7) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 là động lực mới cho lực lượng cô đỡ thôn bản. Theo đó, chính sách hỗ trợ nhân viên y tế, cô đỡ thôn bản đỡ đẻ tại nhà cho bà mẹ không đến đẻ tại cơ sở y tế: 200.000 đồng/ca; chăm sóc sau sinh cho bà mẹ và trẻ sơ sinh: 100.000 đồng/lần (Thông tư số 15/2022 ngày 4.3.2022 của Bộ Tài Chính).

IMG_20240929_175016.jpg
Cô đỡ thôn bản tại Yên Bái được trao tặng trang thiết bị vật tư y tế, túi đỡ đẻ sạch. Ảnh: Hải Yến

Theo báo cáo của Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế), tính đến tháng 9.2024, toàn quốc có tổng số 2.284 cô đỡ thôn bản đã được đào tạo; trong đó, số đã được đào tạo từ 6 tháng trở lên là 1.399 cô đỡ; số được đào tạo dưới 6 tháng là 214 cô đỡ; tổng số cô đỡ thôn bản kiêm nhiệm nhân viên y tế thôn bản là 665 cô đỡ. Tuy nhiên, chỉ có 1.203 cô đỡ đang hoạt động được hỗ trợ kinh phí hàng tháng và vẫn còn 207 đang hoạt động chưa được hỗ trợ hàng tháng; định mức kinh phí hỗ trợ hàng tháng của hiện hưởng là từ 0,3 đến 0,65 tùy từng tỉnh.

Cần những chính sách dài hơi

Về chính sách bảo hiểm y tế, phần lớn cô đỡ thôn bản cho biết, có chế độ bảo hiểm y tế, tuy nhiên, cần lưu ý, hầu hết cô đỡ thôn bản đều là hộ nghèo hoặc là dân tộc thiểu số sống ở địa bàn đặc biệt khó khăn, được hưởng chính sách bảo hiểm y tế của Nhà nước.

Sống trong hộ gia đình nghèo, tại các vùng khó khăn, hầu hết cô đỡ thôn bản sẽ phải đương đầu với rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, trong khi đó lại phải lo các chi phí như tiền mua xăng khi xuống thăm hộ gia đình, khi xuống giao ban tại trạm y tế xã... Vì thế, thực hiện chế độ phụ cấp cho cô đỡ thôn bản là việc cần làm ngay để họ trang trải cho các chi phí tối thiểu cho việc thực hiện nhiệm vụ hàng ngày.

Ngoài thiếu kinh phí hoạt động, phần lớn cô đỡ thôn bản còn gặp nhiều khó khăn khác; nhiều cô đỡ không có đủ trang, thiết bị, vật tư y tế (gói đỡ đẻ sạch) để hoạt động. May mắn thay, vào giữa năm 2019, Dự án "Hỗ trợ ngành y tế duy trì, củng cố và phát triển mạng lưới cô đỡ thôn bản, người dân tộc thiểu số tại các vùng đặc biệt khó khăn do Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vin Group) tài trợ" (gọi tắt là Dự án Hỗ trợ cô đỡ thôn bản) được triển khai.

IMG_1727315642983_1727323344749.jpg
Đại diện Quỹ Thiện Tâm trao cho tỉnh Yên Bái túi dụng cụ cô đỡ thôn bản. Ảnh: Hải Yến

“Trong quá trình triển khai các hoạt động y tế, Quỹ Thiện Tâm đã phối hợp với Bộ Y tế và các Sở Y tế triển khai những hoạt động nâng cao năng lực cho các bệnh viện tuyến huyện, bổ sung trang thiết bị, hỗ trợ tầm soát các bệnh không lây nhiễm, căn bệnh ung thư, đặc biệt là về cô đỡ thôn bản. Khi khảo sát rất nhiều nơi, vùng sâu, vùng xa, những nơi khó khăn nhất, có thể thấy, thói quen sinh con tại nhà từ lâu đã trở thành tập tục ăn sâu trong nhận thức của bà con vùng dân tộc thiểu số và gây ra hệ lụy tử vong mẹ, tử vong con… Chính vì thế, quỹ Thiện Tâm luôn nung nấu quyết tâm phải thay đổi được tập tục này của bà con địa phương" - ông Lê Khả Hòa, đại diện Quỹ Thiện Tâm chia sẻ.

Quỹ Thiện Tâm đã quyết định tài trợ toàn bộ kinh phí để ngành y tế thực hiện Dự án duy trì, củng cố mạng lưới cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn. Dự án đã tiếp sức cho hơn 1.500 cô đỡ thôn bản ở toàn quốc để họ tiếp tục thực hiện sứ mệnh thiêng liêng chăm sóc cho bà mẹ, trẻ em ở bản làng xa xôi hẻo lánh. Đặc biệt hơn, đội ngũ cô đỡ đã phát hiện kịp thời những trường hợp bà mẹ và trẻ sơ sinh có dấu hiệu nguy hiểm, kịp thời chuyển đến cơ sở y tế để cứu sống tính mạng bà mẹ và em bé.

Quỹ Thiện Tâm cam kết hỗ trợ cô đỡ thôn bản của 14 tỉnh (bao gồm: Hà Giang, Cao Bằng, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu, Thanh Hóa, Gia Lai, Kon Tum, Yên Bái, Bắc Kạn, Nghệ An, Quảng Bình, Đắk Lắk) đến hết giai đoạn II của Dự án Hỗ trợ cô đỡ thôn bản (tháng 12.2024) để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn chủ yếu. Ngoài ra, Quỹ Thiện Tâm cũng hỗ trợ đào tạo liên tục để nâng cao trình độ và mua dụng cụ, gói đỡ đẻ sạch, que thử protein niệu để cấp cho cô đỡ thôn bản.

IMG_1727315642934_1727323336301.jpg
Quỹ Thiện Tâm trao cho tỉnh Yên Bái 60 túi dụng cụ cô đỡ thôn bản, 500 gói đỡ đẻ sạch, 3.000 test thử protein. Ảnh: Hải Yến

Đại diện Bộ Y tế cho biết, các tổ chức quốc tế như UNICEF, UNFPA… cũng cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ đào tạo, cập nhật nâng cao năng lực, cung cấp túi dụng cụ, gói đỡ đẻ sạch cho cô đỡ thôn bản. Đây là tín hiệu rất đáng khích lệ và chính điều này đã và đang mang đến nhiều thay đổi trong nhận thức của đồng bào vùng cao. Từ đó, góp phần quan trọng trong việc giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, rất cần những chính sách dài hơi hơn để "giữ chân" đội ngũ cô đỡ thôn bản.

Khẳng định cô đỡ thôn bản là cầu nối giữa cơ sở y tế với đồng bào dân tộc thiểu số; Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đề nghị, ngành y tế các cấp cần phối hợp chặt chẽ với các ngành, đoàn thể, tổ chức liên quan, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các địa phương xây dựng và thực thi đầy đủ các chính sách đãi ngộ đối với cô đỡ thôn, bản; nhằm hỗ trợ, động viên họ yên tâm công tác, tiếp tục cống hiến sức lực của mình.

Bộ Y tế đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc hỗ trợ hàng tháng đối với nhân viên y tế thôn bản, cô đỡ thôn bản. Dự thảo đề xuất đối tượng áp dụng bao gồm: Nhân viên y tế thôn bản, cô đỡ thôn bản hoạt động ở thôn, tổ dân phố (nhân viên y tế thôn, bản). Mỗi thôn, tổ dân phố được bố trí ít nhất 1 nhân viên y tế thôn, bản căn cứ vào quy mô dân số và địa bàn hoạt động.

Trong thời gian công tác, nhân viên y tế thôn, bản được hỗ trợ hàng tháng. Mức hỗ trợ tối thiểu hàng tháng được tính bằng hệ số theo mức lương tối thiểu vùng như sau: vùng I, vùng II, vùng III bằng 0,3 mức lương tối thiểu vùng; vùng IV bằng 0,5 mức lương tối thiểu vùng. Nguồn kinh phí chi trả hỗ trợ hàng tháng đối với nhân viên y tế thôn, bản do ngân sách địa phương bảo đảm từ ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

UBND cấp tỉnh căn cứ vào đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu thực tế và khả năng ngân sách của địa phương quy định cụ thể số lượng nhân viên y tế thôn, bản; mức hỗ trợ cụ thể hàng tháng của nhân viên y tế thôn, bản nhưng không thấp hơn mức hỗ trợ quy định trên.

Đời sống

Đào tạo nghề cần được đào tạo nghiêm túc và bài bản
Xã hội

Đầu tư bài bản hơn cho đào tạo nghề

Theo số liệu từ Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN), cả nước hiện vẫn còn 37,8 triệu lao động chưa qua đào tạo. Trong khi mục tiêu của Chính phủ đến năm 2030, tỷ lệ qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35% - 40%. Con số này cho thấy, những thách thức không nhỏ trong việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động. Việc đầu tư cho GDNN cần được quan tâm hơn nữa, đặc biệt là các ngành số hóa.

Đề xuất nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu sử dụng thuốc lá, chất kích thích trong môi trường học đường
Xã hội

Đề xuất nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu sử dụng thuốc lá, chất kích thích trong môi trường học đường

Tại phiên thảo luận Tổ thuộc Chương trình Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em:” lần thứ Hai năm 2024, các đại biểu trẻ em đã đưa ra nhiều giải pháp cụ thể liên quan đến vấn đề phòng, chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích, nhất là trong môi trường học đường, trong đó nhấn mạnh sự phối hợp của các cơ quan chức năng để cấm bán thuốc lá điện tử và chất kích thích cho trẻ vị thành niên.

Công nhân làm việc trong các nhà máy cụm công nghiệp hiện có nhu cầu rất lớn về nhà ở
Xã hội

Thêm cơ hội “an cư” cho người lao động thu nhập thấp

Nhằm bảo đảm tốt nhất việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động, Luật Nhà ở 2023 đã bổ sung thêm chủ thể xây dựng nhà ở, đó là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Đây là nội dung được đông đảo người lao động mong muốn và kỳ vọng sẽ góp phần quan trọng giải quyết được tình trạng thiếu hụt trầm trọng nguồn cung nhà ở giá rẻ cho người thu nhập thấp, có hoàn cảnh đặc biệt và cải thiện được tình trạng thiếu hụt nhà đầu tư cho thị trường nhà ở xã hội hiện nay.

Tổng giám đốc Agribank Phạm Toàn Vượng thăm hỏi, kiểm tra tình hình thiệt hịa sau cơn bão số 3.
Đời sống

Điểm tựa của người nông dân trước thiên tai

Khoảng 15.000 khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng; dư nợ thiệt hại gần 11.000 tỷ đồng... là những tổn thất sơ bộ do cơn bão số 3 và hoàn lưu bão gây ra cho các khách hàng của Agribank. Hơn lúc nào hết, thời điểm này, Agribank xác định cần có các giải pháp hỗ trợ hộ kinh doanh, doanh nghiệp các vùng bị thiệt hại khẩn trương khôi phục sản xuất và ổn định cuộc sống.

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang kiểm tra tiến độ xây dựng dự án Thiết chế công đoàn tại tỉnh Tiền Giang
Xã hội

Quyết sách thấu hiểu người lao động

Luật Nhà ở 2023 quy định Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam sẽ dùng nguồn tài chính công đoàn để xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động thuê. Trưởng Ban Quản lý dự án Thiết chế công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam) Lê Văn Nghĩa khẳng định: vì sử dụng nguồn tài chính công đoàn nên giá thuê nhà ở xã hội sẽ có giá ưu việt so với các dự án khác. Cùng với đó, thủ tục cho thuê của công đoàn rất đơn giản, chỉ cần đơn xin thuê nhà ở, có xác nhận người đó là công nhân, người lao động của địa phương.

Lễ đón ĐCB2 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc ở Phái bộ UNISFA/Khu vực Abyei/Nam Sudan
Xã hội

Hân hoan ngày trở về

Thực hiện nhiệm vụ trong môi trường quốc tế đa phương, đa dân tộc, đa văn hóa, cán bộ, nhân viên Đội Công binh số 2 luôn xác định trách nhiệm của cá nhân, đơn vị trong việc xây dựng hình ảnh quốc gia, dân tộc, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các thê đội tiếp theo thực hiện tốt nhiệm vụ tại địa bàn Phái bộ.

Bài 2: "Chọn mặt gửi vàng"
Xã hội

Bài 2: "Chọn mặt gửi vàng"

Được ví như những "người vác tù và hàng tổng", đội ngũ cô đỡ thôn bản đã không quản ngại nắng mưa, đi từng ngõ, gặp từng nhà, tuyên truyền vận động, tư vấn, can thiệp, hỗ trợ, giúp đỡ phụ nữ dân tộc thiểu số trong quá trình mang thai, sinh nở, chăm sóc trẻ em. Với nhiều đặc thù trong hoạt động nên việc lựa chọn, tuyển dụng và đào tạo cô đỡ thôn bản luôn được ngành y tế quan tâm, chú trọng.

Bài 1: "Cánh tay nối dài" của ngành y tế vùng cao
Đời sống

Bài 1: "Cánh tay nối dài" của ngành y tế vùng cao

Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trong thực hiện các Mục tiêu về chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em của Liên Hợp quốc, bên cạnh đó, Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là sự khác biệt đáng kể về tình trạng sức khỏe bà mẹ, trẻ em giữa các vùng miền, các nhóm dân tộc. Trước thực trạng này, Bộ Y tế đã có chủ trương đào tạo các cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số cho các vùng khó khăn. Trong những năm qua, cô đỡ thôn bản tại các xã, bản đã và đang nỗ lực hết mình trong công việc, được ví như "cánh tay nối dài" của ngành y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức lễ triển khai thực hiện Dự án Trung tâm thể dục thể thao thuộc Thiết chế công đoàn tại KCN Long Đức, Thành phố Trà Vinh, Trà Vinh
Xã hội

Khẩn trương xây dựng các thiết chế công đoàn

Việc đầu tư xây dựng các khu thiết chế công đoàn tại các khu công nghiệp (KCN) là mục tiêu chiến lược, lâu dài của Đảng, Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi giúp người lao động yên tâm làm việc, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng và chất lượng của các khu thiết chế này hiện đang còn thiếu, chưa đủ để phục vụ nhu cầu thực tế của người lao động.

Phó Chủ tịch ICDV gọi núi Bà Đen là “thiên đường” khi đến tham quan và thảo luận về Vesak 2025
Đời sống

Phó Chủ tịch ICDV gọi núi Bà Đen là “thiên đường” khi đến tham quan và thảo luận về Vesak 2025

Ngày 28.9.2024, khu du lịch núi Bà Đen Tây Ninh đón Ban tổ chức cùng đoàn đại biểu của Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc (ICDV) đến thăm và Thảo luận chương trình Đại lễ Vesak 2025. Tại đây, các đại biểu đồng nhất cho rằng núi Bà Đen sẽ là điểm phải đến của hàng nghìn đại biểu trong dịp Đại lễ Vesak.

Ứng phó linh hoạt để duy trì đà tăng trưởng
Đời sống

Ứng phó linh hoạt để duy trì đà tăng trưởng

Kinh tế Việt Nam gần 9 tháng năm 2024 diễn biến tích cực, tăng trưởng ở mức kỳ vọng. Tuy nhiên, theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính), trong những tháng cuối năm 2024, nền kinh tế có thể đối mặt với những rủi ro, thách thức, đòi hỏi cần có những chính sách linh hoạt, phù hợp để có thể kỳ vọng.