Trong 6 tháng đầu năm 2019, NHCSXH huyện Quảng Ninh đã thực hiện nghiêm túc các văn bản của Chính phủ, chỉ đạo của NHCSXH cấp trên về việc phòng chống dịch Covid-19, giãn cách xã hội; đảm bảo an toàn, không có cán bộ nào thuộc diện cách ly theo quy định. Ngay sau khi hết giãn cách xã hội, đơn vị đã tập trung để triển khai nhiệm vụ, góp phần hỗ trợ nhân dân có vốn để đầu tư khắc phục khó khăn do dịch Covid-19.
Cùng với đó, NHCSXH huyện đã tham mưu cho HĐND, UBND huyện ưu tiên bố trí nguồn từ ngân sách địa phương ủy thác cho NHCSXH số tiền 2.055 triệu đồng, tăng 650 triệu đồng so với đầu năm (đạt 100% KH năm). Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các phòng, ban các tổ chức chính trị xã hội triển khai các giải pháp, kịp thời đưa nguồn vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng, góp phần thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội.
Tính đến ngày 30.6.2020, tổng dư nợ NHCSXH huyện Quảng Ninh đạt 333.114 triệu đồng, tăng so với đầu năm 4.615 triệu đồng. Có 14 chương trình tín dụng đang thực hiện trên địa bàn, trong đó có 3 chương trình tăng dư nợ: NS&VSMTNT tăng 8.332 triệu đồng, Hộ gia đình SXKD vùng khó khăn tăng 4.853 triệu đồng, Giải quyết việc làm tăng 4.655 triệu đồng, Nhà ở xã hội tăng 2.350 triệu đồng. Riêng dư nợ các chương trình Cho vay hộ cận nghèo và Cho vay Hộ nghèo…giảm mạnh.
Công tác huy động vốn đạt 55.559 triệu đồng tăng so với đầu năm là 8.559 triệu đồng Trong đó: Huy động từ các tổ chức, cá nhân đạt: 37.691 triệu đồng, tăng so với đầu năm 6.918 triệu đồng; Nhận tiền gửi tiết kiệm thông qua Tổ TK&VV đạt: 17.646 triệu đồng; tăng so với đầu năm là 1.470 triệu đồng; Sản phẩm tiết kiệm gửi góp linh hoạt thực hiện được 182 món số tiền 222 triệu đồng. Công tác củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng được NHCSXH và các tổ chức trong mạng lưới đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện, do đó chất lượng tín dụng được duy trì ổn định. Đến nay, tổng dư nợ quá hạn và nợ khoanh 303 triệu đồng, chiếm 0,09% tổng dư nợ, giảm 45,5 triệu đồng so với đầu năm.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, NHCSXH huyện Quảng Ninh đang phải đối mặt với một số khó khăn. Đơn cử, nguồn lực để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách còn hạn chế so với nhu cầu thực tế của người nghèo và các đối tượng chính sách, nhất là chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, chương trình cho vay Nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/NĐ-CP.
Trong thời gian tới, chính quyền các cấp, ban, ngành, đoàn thể và NHCSXH huyện sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư. Tham mưu HĐND, UBND huyện tiếp tục quan tâm bổ sung thêm nguồn vốn địa phương chuyển sang NHCSXH trong năm 2020 để cho vay các đối tượng chính sách khác và kịp thời hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Chia sẻ về hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn 6 tháng qua, Phó Chủ tịch UBND, Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Quảng Ninh Nguyễn Ngọc Thụ cho rằng, đây là sự nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị. Dịch bệnh không chỉ làm ảnh hưởng nền kinh tế Việt Nam mà còn khiến thế giới cũng chao đảo. Do đó, ông Nguyễn Ngọc Thụ yêu cầu, các đơn vị cần phối hợp chặt chẽ với NHCSXH tăng cường công tác quản lý, giám sát vốn tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách; có giải pháp quản lý và xử lý, thu hồi nợ kịp thời đối với trường hợp khách hàng vay vốn bỏ đi khỏi nơi cư trú; tổ chức giải ngân kịp thời nguồn vốn ưu đãi, nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác, hạn chế tình trạng phát sinh nợ quá hạn sau phiên giao dịch.
Cùng với đó, chủ động báo cáo UBND, Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện chỉ đạo UBND cấp xã phối hợp bố trí lực lượng Công an bảo vệ an toàn tài sản, con người tại Điểm giao dịch xã. Rà soát, kiện toàn thành viên Ban đại diện các cấp sau Đại hội Đảng các cấp. Thực hiện phân công nhiệm vụ cho các thành viên để triển khai thực hiện. Phối hợp các phòng, ban, cơ quan tham mưu tham mưu HĐND, UBND huyện ban hành “Đề án: Hỗ trợ tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác thông qua ủy thác nguồn vốn từ ngân sách địa phương sang NHCSXH trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2025.