Những hành động ý nghĩa và xúc động của thầy cô giáo gửi tới học trò khi về Tết

Đứng ở cổng vẫy tay chào tạm biệt sau buổi học cuối năm, nhắn nhủ đầy ấm áp tới các sinh viên, giao phiếu bài tập "đặc biệt"...là những hành động ý nghĩa và xúc động của các thầy cô giáo gửi tới học sinh, sinh viên khi về Tết.

Những nghĩa cử ấm áp tình thầy trò

Trong khi các trường phổ thông công lập, học sinh mới bắt đầu đợt nghỉ Tết Nguyên Đán Giáp Thìn từ ngày 7.2 thì tại hầu hết các trường ngoài công lập, học sinh đã chính được nghỉ Tết. Vì vậy, cuối tuần qua, nhiều học sinh và phụ huynh đã truyền tay nhau hình ảnh thầy giáo Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) trong trang phục áo dài truyền thống đứng ở cổng vẫy tay chào tạm biệt học sinh sau buổi học cuối năm.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Mai (phụ huynh nhà trường) cho biết, bản thân thực sự xúc động về tình cảm của thầy dành cho học sinh, đó là những nghĩa cử thầy trò thật ấm ấp.

Không chỉ câu chuyện của thầy Nguyễn Xuân Khang mà tuần qua, bài viết của thầy Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cũng nhận được nhiều lượt chia sẻ trên mạng xã hội.

Theo kế hoạch, dịp Tết Nguyên đán năm 2024, học sinh, sinh viên thuộc hệ thống Trường ĐH Sư phạm Hà Nội được nghỉ 12 ngày, từ ngày 5.2 đến ngày 16.2 (tức từ 26 tháng Chạp đến hết ngày mồng 7 tháng Giêng âm lịch). Tại buổi học cuối cùng của năm cũ, thầy Nguyễn Văn Minh chia sẻ niềm vui của học sinh, viên nhà trường khi về quê, về nhà đón Tết cùng mẹ cha, ông bà, người thân: "Thầy đang hình dung ra cái náo nức, rộn ràng, khấp khởi, nóng lòng chờ đón giây phút đoàn viên bên gia đình của mỗi em. Nghĩ đến đây thầy thích thú biết nhường nào!"

Vì vậy, thầy Minh nhắn nhủ đến học trò của mình: "Các em nhớ mang niềm vui về với gia đình. Đó là sự trưởng thành, biết quan tâm người thân, cùng mẹ cha dọn dẹp, trang trí nhà cửa để đón một cái tết thật đầm ấm, hạnh phúc. Các em cũng dành thời gian đến thăm người thân, họ hàng, bà con và bạn bè".

Cùng với đó, thầy Nguyễn Văn Minh cũng dặn dò học trò "Các em sẽ mang những điều tốt đẹp đã được học từ trường mình về với gia đình và bà con. Từ lời ăn, tiếng nói, cách cư xử, đặc biệt là nơi công cộng sẽ luôn là sự mẫu mực về một sinh viên của Nhà trường", thầy Minh viết.

Bài viết của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cũng gây ấn tượng khi thầy lưu ý học trò giữ an toàn ngày Tết với giọng văn đầy dí dỏm: "Thầy tin các em, nhưng thầy nhắc lại một chút (nhỡ quên) là chú ý sắp xếp đồ đạc gọn gàng, nếu cần gửi cho an toàn; những ngày Tết đông đúc nên để ý trong khi đi lại. Các em nam sinh viên lưu ý khi dùng các đồ uống có cồn. Các em nữ sinh viên có ăn nhiều nhưng cũng nhớ giữ dáng cho xinh", thầy Minh viết.

Nhiều phụ huynh và học sinh đã bình luận và cho rằng, thư của thầy Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội gửi các bạn học sinh, sinh viên trước khi về ăn Tết thật mộc mạc, thân thương và gần gũi. 

nghi-tet-9772.jpg -0
Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) gói bánh chưng cùng học sinh

Giao bài tập "đặc biệt" khiến phụ huynh và học sinh thích thú

Nhiều giáo viên, hiệu trưởng các bậc học cho rằng Tết Nguyên đán là dịp để học sinh nghỉ ngơi, tham gia các hoạt động cùng gia đình nên không giao bài tập. Tuy nhiên, cô giáo Nguyễn Lệ Thi, Trường tiểu học Kim Liên, quận Đống Đa (Hà Nội), người từng giành danh hiệu "Nhà giáo tâm huyết, sáng tạo" của Hà Nội lại có cách giao bài tập khiến nhiều phụ huynh và học sinh thích thú.

Theo Nguyễn Lệ Thi, kỳ nghỉ kéo dài hơn 1 tuần, thay vì giao bài tập Toán, Tiếng Việt cho học sinh, cô sẽ giao “Phiếu bài tập Tết” với mục tiêu giáo dục đạo đức, rèn kỹ năng, năng lực khác cho học sinh. 

Bài tập cô Lệ Thi giao cho học sinh lớp 4 bậc tiểu học năm nay với 8 nội dung gồm:

1. Phụ giúp bố mẹ, ông bà, anh chị dọn dẹp nhà cửa đón Tết.

2. Tự sắp xếp lại tủ quần áo, góc học tập của mình.

3. Biết vào bếp phụ bố mẹ, ông bà dọn cơm, bày hoa quả dâng lên bàn thờ cúng tổ tiên.

4. Nhận bao lì xì bằng 2 tay, biết nói lời cảm ơn. Không mở bao lì xì trước mặt người mừng tuổi hay nói về số tiền mình nhận được.

5. Sau đêm giao thừa, học sinh ngồi vào bàn học nhưng không phải để học mà “Khai bút đầu năm” đặt mục tiêu, nhiệm vụ cho năm mới.

6. Biết nói lời chúc tốt đẹp với những người em gặp trong dịp Tết.

7. Ngày mồng 5 Tết, học sinh tự chuẩn bị đồng phục, soạn sách vở đầy đủ để chuẩn bị quay lại trường học.

8. Em để dành một ít tiền lì xì để mua một quyển sách ý nghĩa.

Ở mỗi mục, cô giáo này chia 3 mức dành cho phụ huynh đánh giá là: Hoàn thành tốt, Hoàn thành và Chưa hoàn thành. Đối với học sinh, các em cũng có góc để chia sẻ cảm nhận của mình về kỳ nghỉ Tết với nội dung, điều gì khiến em cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc.

Nhiều phụ huynh và học sinh cảm thấy thích thú vì bài tập dạng như vậy không khó để thực hiện và tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.

Giáo dục

Phát động học sinh, sinh viên chấp hành pháp luật về an toàn giao thông
Giáo dục

Phát động học sinh, sinh viên chấp hành pháp luật về an toàn giao thông

Sáng 5.10, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Công ty Honda Việt Nam và Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới - Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam phối hợp tổ chức “Lễ phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông và tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông, hướng dẫn kỹ năng lái xe mô tô, xe gắn máy an toàn đầu năm học 2024 - 2025”.

Nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh bằng phương pháp Linearthinking
Giáo dục

Nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh bằng phương pháp Linearthinking

Ngày 5.10, tại Trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm phát triển Giáo dục và Đào tạo phía Nam (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Tạp chí Giáo dục TP. Hồ Chí Minh, Hệ thống tiếng Anh tư duy DOL English phối hợp tổ chức Hội thảo "Nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh bằng phương pháp Linearthinking".

Giáo dục Quốc phòng và An ninh phải bảo đảm khoa học, hiệu quả, đúng quy định
Giáo dục

Giáo dục Quốc phòng và An ninh phải bảo đảm khoa học, hiệu quả, đúng quy định

Trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh năm học 2024-2025, Bộ GD-ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục tổ chức xây dựng kế hoạch dạy, triển khai dạy học Giáo dục Quốc phòng và An ninh theo Chương trình GDPT 2018 bảo đảm khoa học, hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường và học sinh.

Ngành ngân hàng ưu tiên tuyển dụng sinh viên có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ
Giáo dục

Ngành ngân hàng ưu tiên tuyển dụng sinh viên có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ

Phó Trưởng ban tổ chức và nhân sự, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Nguyễn Thị Thái Hà cho biết, trên thị trường có nhiều doanh nghiệp FBI đang đầu tư vào Việt Nam, vì vậy, ngân hàng cũng ưu tiên tuyển dụng các sinh viên có thể giao tiếp bằng tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung...

Chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục đại học cần giải pháp lâu dài mang tính chiến lược
Giáo dục

Chuyển đổi số trong cơ sở giáo dục đại học cần giải pháp lâu dài mang tính chiến lược

Ngày 3.10, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức Hội thảo Khoa học quốc gia “Chuyển đổi số - Nâng cao chất lượng đào tạo”, với sự tham dự của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục đại học, nhà nghiên cứu, giảng viên từ các cơ sở giáo dục trên cả nước.

Hà Nội áp dụng mức thu học phí mới với các trường công lập chất lượng cao
Giáo dục

Hà Nội áp dụng mức thu học phí mới với các trường công lập chất lượng cao

Sáng 4.10, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chất lượng cao của thành phố Hà Nội năm học 2024-2025.

Tập thể Ban giám hiệu và đại diện lãnh đạo các đơn vị chụp ảnh lưu niệm
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực: Thu hút nhân tài, bứt phá chất lượng giáo dục

Trong những năm gần đây, Trường Đại học Điện lực (EPU) luôn nhận được sự quan tâm, thu hút được đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, trình độ tư duy khoa học tiến bộ, đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới giáo dục, đào tạo, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.