Những hành động ý nghĩa và xúc động của thầy cô giáo gửi tới học trò khi về Tết

Đứng ở cổng vẫy tay chào tạm biệt sau buổi học cuối năm, nhắn nhủ đầy ấm áp tới các sinh viên, giao phiếu bài tập "đặc biệt"...là những hành động ý nghĩa và xúc động của các thầy cô giáo gửi tới học sinh, sinh viên khi về Tết.

Những nghĩa cử ấm áp tình thầy trò

Trong khi các trường phổ thông công lập, học sinh mới bắt đầu đợt nghỉ Tết Nguyên Đán Giáp Thìn từ ngày 7.2 thì tại hầu hết các trường ngoài công lập, học sinh đã chính được nghỉ Tết. Vì vậy, cuối tuần qua, nhiều học sinh và phụ huynh đã truyền tay nhau hình ảnh thầy giáo Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) trong trang phục áo dài truyền thống đứng ở cổng vẫy tay chào tạm biệt học sinh sau buổi học cuối năm.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Mai (phụ huynh nhà trường) cho biết, bản thân thực sự xúc động về tình cảm của thầy dành cho học sinh, đó là những nghĩa cử thầy trò thật ấm ấp.

Không chỉ câu chuyện của thầy Nguyễn Xuân Khang mà tuần qua, bài viết của thầy Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cũng nhận được nhiều lượt chia sẻ trên mạng xã hội.

Theo kế hoạch, dịp Tết Nguyên đán năm 2024, học sinh, sinh viên thuộc hệ thống Trường ĐH Sư phạm Hà Nội được nghỉ 12 ngày, từ ngày 5.2 đến ngày 16.2 (tức từ 26 tháng Chạp đến hết ngày mồng 7 tháng Giêng âm lịch). Tại buổi học cuối cùng của năm cũ, thầy Nguyễn Văn Minh chia sẻ niềm vui của học sinh, viên nhà trường khi về quê, về nhà đón Tết cùng mẹ cha, ông bà, người thân: "Thầy đang hình dung ra cái náo nức, rộn ràng, khấp khởi, nóng lòng chờ đón giây phút đoàn viên bên gia đình của mỗi em. Nghĩ đến đây thầy thích thú biết nhường nào!"

Vì vậy, thầy Minh nhắn nhủ đến học trò của mình: "Các em nhớ mang niềm vui về với gia đình. Đó là sự trưởng thành, biết quan tâm người thân, cùng mẹ cha dọn dẹp, trang trí nhà cửa để đón một cái tết thật đầm ấm, hạnh phúc. Các em cũng dành thời gian đến thăm người thân, họ hàng, bà con và bạn bè".

Cùng với đó, thầy Nguyễn Văn Minh cũng dặn dò học trò "Các em sẽ mang những điều tốt đẹp đã được học từ trường mình về với gia đình và bà con. Từ lời ăn, tiếng nói, cách cư xử, đặc biệt là nơi công cộng sẽ luôn là sự mẫu mực về một sinh viên của Nhà trường", thầy Minh viết.

Bài viết của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cũng gây ấn tượng khi thầy lưu ý học trò giữ an toàn ngày Tết với giọng văn đầy dí dỏm: "Thầy tin các em, nhưng thầy nhắc lại một chút (nhỡ quên) là chú ý sắp xếp đồ đạc gọn gàng, nếu cần gửi cho an toàn; những ngày Tết đông đúc nên để ý trong khi đi lại. Các em nam sinh viên lưu ý khi dùng các đồ uống có cồn. Các em nữ sinh viên có ăn nhiều nhưng cũng nhớ giữ dáng cho xinh", thầy Minh viết.

Nhiều phụ huynh và học sinh đã bình luận và cho rằng, thư của thầy Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội gửi các bạn học sinh, sinh viên trước khi về ăn Tết thật mộc mạc, thân thương và gần gũi. 

nghi-tet-9772.jpg -0
Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) gói bánh chưng cùng học sinh

Giao bài tập "đặc biệt" khiến phụ huynh và học sinh thích thú

Nhiều giáo viên, hiệu trưởng các bậc học cho rằng Tết Nguyên đán là dịp để học sinh nghỉ ngơi, tham gia các hoạt động cùng gia đình nên không giao bài tập. Tuy nhiên, cô giáo Nguyễn Lệ Thi, Trường tiểu học Kim Liên, quận Đống Đa (Hà Nội), người từng giành danh hiệu "Nhà giáo tâm huyết, sáng tạo" của Hà Nội lại có cách giao bài tập khiến nhiều phụ huynh và học sinh thích thú.

Theo Nguyễn Lệ Thi, kỳ nghỉ kéo dài hơn 1 tuần, thay vì giao bài tập Toán, Tiếng Việt cho học sinh, cô sẽ giao “Phiếu bài tập Tết” với mục tiêu giáo dục đạo đức, rèn kỹ năng, năng lực khác cho học sinh. 

Bài tập cô Lệ Thi giao cho học sinh lớp 4 bậc tiểu học năm nay với 8 nội dung gồm:

1. Phụ giúp bố mẹ, ông bà, anh chị dọn dẹp nhà cửa đón Tết.

2. Tự sắp xếp lại tủ quần áo, góc học tập của mình.

3. Biết vào bếp phụ bố mẹ, ông bà dọn cơm, bày hoa quả dâng lên bàn thờ cúng tổ tiên.

4. Nhận bao lì xì bằng 2 tay, biết nói lời cảm ơn. Không mở bao lì xì trước mặt người mừng tuổi hay nói về số tiền mình nhận được.

5. Sau đêm giao thừa, học sinh ngồi vào bàn học nhưng không phải để học mà “Khai bút đầu năm” đặt mục tiêu, nhiệm vụ cho năm mới.

6. Biết nói lời chúc tốt đẹp với những người em gặp trong dịp Tết.

7. Ngày mồng 5 Tết, học sinh tự chuẩn bị đồng phục, soạn sách vở đầy đủ để chuẩn bị quay lại trường học.

8. Em để dành một ít tiền lì xì để mua một quyển sách ý nghĩa.

Ở mỗi mục, cô giáo này chia 3 mức dành cho phụ huynh đánh giá là: Hoàn thành tốt, Hoàn thành và Chưa hoàn thành. Đối với học sinh, các em cũng có góc để chia sẻ cảm nhận của mình về kỳ nghỉ Tết với nội dung, điều gì khiến em cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc.

Nhiều phụ huynh và học sinh cảm thấy thích thú vì bài tập dạng như vậy không khó để thực hiện và tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.

Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP. Hồ Chí Minh vừa làm việc với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TP. Hồ Chí Minh về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.