EVNCTI diễn tập phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Sáng 6.5, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng và Công nghệ EVN (EVNCTI) tổ chức diễn tập phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) năm 2023 tại tòa nhà EVN (số 11 Cửa Bắc, Ba Đình, Hà Nội).

Buổi diễn tập PCTT&TKCN năm 2023 được EVNCTI xây dựng giả định vào thời điểm 2 giờ sáng bất ngờ xảy ra hiện tượng thời tiết giông bão, gió rất to kèm theo mưa lớn. Nước mưa tràn xuống dốc hầm vào rãnh thu và xuống hố PIT hầm B3, đồng thời bơm thoát nước mưa hố PIT (SUM 2) không hoạt động và nước chuẩn bị tràn ra hầm B3.

Đây là tình huống phức tạp bậc nhất, xảy ra vào khung giờ ca đêm, từ 10 giờ đêm tới 6 giờ sáng - là lúc có ít người trong tòa nhà nhất, chỉ còn bộ phận trực vận hành kỹ thuật và trực an ninh tòa nhà với số lượng khoảng 12 tới 15 người. Các vị trí bảo vệ tại các cổng tòa nhà không được phép di chuyển khỏi vị trí.

Ngay khi có hiện tượng giông bão bất ngờ xảy ra, Tổ trưởng trực Kỹ thuật (Chỉ huy trưởng tại chỗ) gọi điện thoại thông báo cho Trưởng ca trực Bộ phận an ninh và thống nhất huy động lực lượng xung kích tại chỗ, chia thành các tổ khẩn trương triển khai nhiệm vụ kiểm tra các vị trí xung yếu trong tòa nhà.

Diễn tập phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023 -0
Tổ trưởng trực kỹ thuật theo dõi tình hình các vị trí trong tòa nhà qua hệ thống camera giám sát

Cụ thể, bố trí lực lượng đóng toàn bộ cửa ra vào tầng PH, kiểm tra rãnh thu nước tại tầng PH đảm bảo cửa phải đóng chắc chắn, rãnh thu nước và hố thu nước không có rác, vật cản, buộc lồng thang Godola; đóng toàn bộ cửa ra vào phòng ăn tầng 5, kiểm tra rãnh thu nước tại tầng 5; kiểm tra lại tất cả các cửa ra vào tòa nhà đã được đóng chắc chắn, sử dụng dụng cụ để gạt nước tránh tình trạng nước mưa tràn vào sảnh; trải bạt chịu nước hết chiều rộng tại điểm cao nhất của dốc hầm và xếp bao cát lên trên tùy theo mức độ nước dâng; lấy bơm xách tay dự phòng để bơm nước từ vị trí SUM 2 sang SUM 7 giúp thoát nước ra khỏi hầm,...

Để tăng thêm mức độ khó khăn cấp bách, Ban chỉ huy đội PCTT&TKCN Tòa nhà EVN đã đưa thêm tình huống giả định là có 1 nhân viên an ninh tuần tra trong quá trình kiểm tra, chằng buộc cửa, thang Godola tại tầng mái, tầng PH thì bị ngã gãy tay cần thực hiện sơ cứu. Sau khi được thông báo tình hình, Tổ trưởng kỹ thuật phân công 2 nhân sự mang túi đồ cứu thương lên trợ giúp và sơ cứu, chuyển người bị nạn xuống tầng 1 gọi cấp cứu 115 đưa người bị thương đến cơ sở y tế. 

Diễn tập phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023 -0
Các lực lượng tham gia diễn tập vận chuyển bao cát để lập đê chắn nước

Buổi diễn tập đã diễn ra thành công. Các lực lượng tham gia diễn tập đã thực hiện nghiêm túc, khẩn trương, đúng quy định, đảm bảo an toàn trong công tác PCTT&TKCN. 

Ban chỉ huy và đội xung kích PCTT&TKCN Tòa nhà EVN được thành lập từ năm 2020. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại đã có một số thay đổi về đơn vị, nhân sự đội xung kích. Chính vì vậy, buổi diễn tập lần này nhằm nâng cao nhận thức của CBCNV làm việc trong Tòa nhà EVN về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT & TKCN), tạo điều kiện cho đội xung kích PCTT&TKCN mới được kiện toàn nắm chắc được tình hình, đặc điểm kiến trúc, giao thông, các vị trí thoát thải của tòa nhà; tạo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các lực lượng tham gia, nhằm nâng cao hiệu quả công tác PCTT&TKCN khi có sự cố xảy ra.

Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải
Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải

Tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức vào sáng 18.9, Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ đã chỉ ra 5 nhóm công nghệ chủ chốt thế giới đang dùng để xử lý chất thải rắn, cùng các bài học kinh nghiệm về vấn đề xử lý rác trên thế giới. 

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%
Môi trường

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%

Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống Nguyễn Văn Toàn nhận định, hiện tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp tái chế là rất lớn. Tuy nhiên, trong khoảng 60.000 tấn rác thải phát sinh thì chúng ta chỉ có 15% được thu gom thái chế, sử dụng.

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp
Xã hội

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp

Tại tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom Việt Nam nhấn mạnh hiệu quả xử lý rác trên thực tế hiện đang rất thấp.

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường
Xã hội

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường

Đây là nhấn mạnh của ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội Urenco tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”, do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9.