Đường tới COP28 - nhân tố tiên quyết để thành công

Diễn ra từ ngày 30.11 - 12.12, Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP28), sẽ phải đối mặt với nhiệm vụ quan trọng là làm sao vận hành Quỹ Tổn thất và Thiệt hại, một trong những điểm thành công nhất của hội nghị năm ngoái. Việc đề ra cơ chế để đưa Quỹ này đi vào hoạt động sẽ là yếu tố tiên quyết để COP28 được đánh giá là thành công hay không.

Tính bất cân xứng của tác động khí hậu

Mức độ nghiêm trọng, quy mô và tính thường xuyên ngày càng tăng của thiên tai khí hậu đã ảnh hưởng không tương xứng đến các nước đang phát triển. Chỉ số Rủi ro khí hậu toàn cầu 2021 cho thấy trong số 10 vùng lãnh thổ và quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu từ ​​năm 2000 đến năm 2019, tất cả đều ở các nước đang phát triển. Trên thực tế, lục địa châu Phi đóng góp ít nhất vào biến đổi khí hậu nhưng lại dễ bị tổn thương nhất trước các tác động của nó. Các quốc gia châu Phi đóng góp quá ít sẽ phải chi gấp 5 lần cho việc thích ứng với khủng hoảng khí hậu so với chi cho chăm sóc sức khỏe. Trong khi đó, các nước G20 chiếm khoảng 75% lượng khí thải nhà kính toàn cầu. Pakistan phải gánh chịu thiệt hại 30 tỷ USD do lũ lụt nghiêm trọng, quốc gia này chỉ thải ra ít hơn 1% lượng khí thải toàn cầu.

,Nhân tố tiên quyết để COP28 thành công
Nguồn: ITN

Chính vì vậy tại Hội nghị Thượng đỉnh năm ngoái tại Ai Cập, các nước đã nhất trí thành lập Quỹ Tổn thất và thiệt hại như một cách để các nước phát triển có trách nhiệm về lượng khí thải carbon của mình. Tuy nhiên, cho đến nay, những bất đồng xung quanh cơ chế vận hành Quỹ đã cho thấy khoảng cách giữa lời nói và hành động của các nước phát triển.

Khi thúc đẩy thành lập Quỹ Tổn thất và Thiệt hại tại COP27, các nước mong muốn rằng đưa cơ chế này như một cam kết toàn cầu hơn là trách nhiệm pháp lý hoặc bồi thường; từ đó thúc đẩy nhận thức và sự thừa nhận của cộng đồng về những tác động bất cân xứng của biến đổi khí hậu, từng bước tiến tới khắc phục những sự mất cân bằng này.

Tuy nhiên, con đường vận hành quỹ còn nhiều trở ngại. Mặc dù diễn ra trước một mùa hè với hạn hán, lũ lụt và cháy rừng tàn khốc, càng thúc đẩy sự cần thiết phải hành động khẩn cấp, các cuộc đàm phán trước hội nghị thượng đỉnh về Quỹ Tổn thất và Thiệt hại đạt được rất ít tiến bộ. Quỹ này đã được quyết định sẽ được đặt tại Ngân hàng Thế giới trong bốn năm - nhưng chưa có thỏa thuận nào về nghĩa vụ của các nguồn phát thải lịch sử và cũng chưa có dòng tiền đáng kể nào. Sự bế tắc tại cuộc họp tháng 10 về chủ đề này càng mang lại thất vọng, gây ra nghi ngờ về quy trình, đặc biệt liên quan đến việc triển khai thực tế của quỹ.

May mắn thay, một bước đột phá đã đạt được tại cuộc họp tiếp theo ở Abu Dhabi vào tháng 11 này. Văn bản được thông qua ở đó sẽ là cơ sở cho quyết định cuối cùng tại COP28 ở Dubai vào tháng 12. Ngay cả trước khi cuộc họp bắt đầu, thỏa thuận về tổn thất và thiệt hại đã có tiềm năng trở thành một trong những thành tựu lớn nhất của cuộc họp.

3 vấn đề COP28 cần giải quyết

Tuy nhiên, ngay cả khi đang có tiến triển, văn bản được thông qua vẫn tiết lộ ba vấn đề cho thấy việc triển khai quỹ sẽ gặp khó khăn như thế nào. Thành công của COP28 trong việc giải quyết những vấn đề này sẽ là phép thử cho cam kết của cộng đồng quốc tế đối với hành động công bằng về khí hậu.

Điểm tranh cãi đầu tiên liên quan đến việc xác định đối tượng đóng góp quỹ. Các nước đang phát triển ủng hộ các cam kết tài chính từ các nước phát triển, trong khi Mỹ và châu Âu khẳng định rằng các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc và các quốc gia vùng Vịnh như Ảrập Xêút, nên chia sẻ trách nhiệm tài chính một cách công bằng.

Trong các cuộc họp chuẩn bị cho COP28, phái đoàn Ảrập Xêút được cho là đã đề cập đến “những thất bại về nghĩa vụ và khoảng trống trong hành động” mang tính lịch sử của các quốc gia phương Tây trong và sau cách mạng công nghiệp, một quan điểm được nhiều nhà lãnh đạo ở các nước đang phát triển chia sẻ.

Phương Tây có lịch sử thiếu tài trợ cho hành động khí hậu. Lời hứa năm 2009 về việc huy động100 tỷ USD mỗi năm cho các nước đang phát triển vào năm 2020 chưa bao giờ được đáp ứng. Đã đến lúc phương Tây phải cụ thể hóa những lời hùng biện có cánh của mình thành cam kết tài chính. COP28 là nơi họ có thể thực hiện điều đó.

Trong khi thế giới đang phát triển sẵn sàng tiếp nhận tài trợ từ các nguồn phi chính phủ như khu vực tư nhân và các nhóm nhân đạo, trách nhiệm chính thuộc về các chính phủ phương Tây. Việc không tăng cường có thể có nghĩa là quỹ tổn thất và thiệt hại vẫn không hoạt động hoặc quy mô của nó quá nhỏ để tác động đáng kể đến việc giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thách thức quan trọng thứ hai đối với COP28 là xác định chính xác quốc gia nào sẽ được hưởng lợi từ quỹ này. Tại COP27, khái niệm “các quốc gia đặc biệt dễ bị tổn thương” đã làm dấy lên cuộc tranh luận - một vấn đề cho đến nay vẫn chưa được thống nhất. COP28 phải làm rõ điều này. Việc xác định tiêu chí không phải vấn đề đơn giản. Bởi quá trình đánh giá tổn thất và thiệt hại do hậu quả thiên tai gây ra vượt xa các yếu tố kinh tế đơn giản mà nó còn bao gồm những tổn thất ít hữu hình hơn và khó đo lường hơn, chẳng hạn như những tổn thất do những thay đổi dần dần và có thể là vĩnh viễn của môi trường.

Ngoài ra còn có khoảng cách giữa trải nghiệm của cộng đồng bị ảnh hưởng và dữ liệu được chính phủ và tổ chức thu thập. Những tác động cục bộ có vẻ cấp bách hơn so với bối cảnh khí hậu rộng hơn, làm phức tạp quá trình đưa ra những phản ứng hiệu quả.

Thử thách thứ ba xoay quanh vị trí và cách quản lý quỹ. Các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ và Liên minh châu Âu, ủng hộ việc đặt quỹ tại Ngân hàng Thế giới (WB), một ý tưởng mà các nước đang phát triển phản đối gay gắt.

Sự phản đối bắt nguồn từ lo ngại rằng mô hình tài trợ dựa trên khoản vay của WB không phù hợp với các nước đang phát triển đang chịu quá nhiều gánh nặng nợ nần. Chưa kể quá trình ra quyết định của thể chế tài chính lớn nhất hành tinh này bị chi phối bởi các nhà tài trợ chính, đặc biệt là Mỹ. Hơn nữa, phí hành chính cao liên quan đến WB càng khiến các nước đang phát triển e dè.

Bất chấp những dè dặt này, các nước đang phát triển đã có một nhượng bộ đáng kể khi đồng ý với một thỏa thuận tạm thời theo đó, Quỹ sẽ được đặt tại WB trong 4 năm, với các điều kiện bao gồm khả năng tiếp cận trực tiếp các khoản tài trợ và sự tham gia của các quốc gia không phải là thành viên WB. Nhưng nếu những yêu cầu còn lại của thế giới đang phát triển không được đáp ứng, họ có thể dễ dàng từ bỏ sự nhượng bộ này.

Có thể nói, làm thế nào để vận hành Quỹ Tổn thất và Thiệt hại sẽ là chủ đề quan trọng nhất tại COP28. Nếu thành công, tháng tới tại Dubai sẽ đánh dấu một chiến thắng quan trọng cho các quốc gia chịu gánh nặng từ lượng khí thải lịch sử của các nước đang phát triển. Bước quan trọng này có thể giúp thúc đẩy thế giới hướng tới một tương lai khí hậu công bằng hơn.

Quốc tế

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida
Quốc tế

Chính sách đối ngoại của Nhật Bản giai đoạn hậu Kishida

Ngày 27.9 tới, đảng Dân chủ Tự do cầm quyền (LDP) tại Nhật Bản sẽ tiến hành bầu Chủ tịch mới sau khi Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, đồng thời là Chủ tịch đảng đương nhiệm bất ngờ tuyên bố không tái tranh cử. Việc ông Kishida từ chức đánh dấu một thời điểm quan trọng không chỉ đối với bối cảnh chính trị trong nước của Nhật Bản mà còn cả khu vực và quốc tế, bởi những tác động sâu sắc của những thay đổi sắp tới đối với các mối quan hệ ngoại giao cũng như ảnh hưởng của Nhật Bản đối với những mối quan hệ này.

Vùng Vịnh với tham vọng trở thành siêu cường AI
Quốc tế

Vùng Vịnh với tham vọng trở thành siêu cường AI

Trong vài năm qua, Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) đã tiến hành các bước đi quan trọng để trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về trí tuệ nhân tạo (AI). Hiện nay, các nước vùng Vịnh khác, đặc biệt là Ảrập Xêút và Qatar, cũng đang tiếp bước khi đầu tư đáng kể vào công nghệ mới này.

Vụ hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Lebanon: Nguy cơ leo thang căng thẳng
Quốc tế

Vụ hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Lebanon: Nguy cơ leo thang căng thẳng

Ít nhất 9 người đã thiệt mạng và gần 3.000 người bị thương, bao gồm Đại diện ngoại giao của Iran tại Lebanon, khi các máy nhắn tin phát nổ tại các thành trì của Hezbollah trên khắp Lebanon trong một vụ nổ đồng thời chưa từng có. Hezbollah và Chính phủ Lebanon đổ lỗi cho Israel rằng đây là một cuộc tấn công từ xa tinh vi.

Hồi hộp chờ đợi quyết định lãi suất của Fed
Thế giới 24h

Hồi hộp chờ đợi quyết định lãi suất của Fed

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có cuộc họp chính sách vào ngày 17 - 18.9. Các nhà phân tích và nhà đầu tư đang theo dõi từng diễn biến để xem Fed sẽ quyết định nới lỏng lãi suất đến mức nào, hứa hẹn sẽ tạo ra những chấn động lớn trên thị trường tài chính toàn cầu.

Kenya: Kêu gọi xây dựng luật về an toàn trường học
Thế giới 24h

Kenya: Kêu gọi xây dựng luật về an toàn trường học

Sau vụ hỏa hoạn gần đây tại Học viện Hillside Endarasha ở Quận Nyeri khiến 21 học sinh thiệt mạng, hai công dân Kenya đã kiến ​​nghị lên Quốc hội yêu cầu ban hành Luật An toàn và an ninh trường học toàn diện. Ông Anthony Manyara và ông John Wangai, những người kiến ​​nghị, lập luận rằng cần có khuôn khổ pháp lý cụ thể để giải quyết mối đe dọa ngày càng gia tăng của các thảm họa liên quan đến trường học trên khắp cả nước.

Bầu cử Tổng thống Mỹ và tương lai quan hệ Mỹ - Trung
Thế giới 24h

Bầu cử Tổng thống Mỹ và tương lai quan hệ Mỹ - Trung

Khi Hoa Kỳ tiến gần đến cuộc bầu cử Tổng thống năm 2024, động thái giữa hai ứng cử viên hàng đầu là bà Kamala Harris và ông Donald Trump, đang có những tác động đáng kể đến quan hệ Trung Quốc - Hoa Kỳ. Về vấn đề này, các chuyên gia cho rằng, đánh giá quan điểm của các cố vấn chủ chốt của hai ứng cử viên có thể giúp phát hiện sự khác biệt trong cách tiếp cận của họ đối với Trung Quốc.

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm
Quốc tế

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm

Để tăng cường bảo vệ thông tin cá nhân của công dân và bảo đảm quyền riêng tư trong thời đại kỹ thuật số, Chính phủ Australia đã trình dự thảo Luật sửa đổi về quyền riêng tư và các quy định khác năm 2024 lên Quốc hội. Do Bộ trưởng Tư pháp Mark Dreyfus thúc đẩy, dự luật này nhằm củng cố pháp luật về quyền riêng tư, đặc biệt tập trung vào việc hình sự hóa hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân một cách ác ý (doxxing).

Ông Donald Trump. Ảnh: Reuters
Quốc tế

Ông Trump nghi bị ám sát hụt lần hai

Ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump một lần nữa may mắn thoát khỏi một vụ việc, mà FBI cho rằng là một âm mưu ám sát vào hôm 15.9, khi ông đang chơi trên sân golf của mình ở West Palm Beach, Florida.

Châu Phi đối mặt khủng hoảng chi phí sinh hoạt
Quốc tế

Châu Phi đối mặt khủng hoảng chi phí sinh hoạt

Trong khi lạm phát đã phần nào được kiểm soát ở các nền kinh tế phát triển, thì châu Phi vẫn đối mặt với tình trạng chi phí sinh hoạt cao cố hữu do giá lương thực tăng, người dân ngày càng khó kiếm việc làm. Những vấn đề này đã gây ra các làn sóng biểu tình ở Nigeria và Kenya trong những tháng gần đây.

Có nên tăng tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp?
Nghị viện thế giới

Có nên tăng tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp?

Tỷ lệ đóng góp vào quỹ hưu trí theo luật định của người sử dụng lao động tại Trung Quốc vẫn tương đối cao. Biện pháp hạ tỷ lệ đóng góp có thể là giải pháp để giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp nhưng lại làm gia tăng gánh nặng đối với quỹ hưu trí.

Bao phủ toàn dân bằng hệ thống ba trụ cột
Nghị viện thế giới

Bao phủ toàn dân bằng hệ thống ba trụ cột

Trong hơn ba thập kỷ, Trung Quốc đã nỗ lực chuyển đổi từ mô hình kinh tế kế hoạch cũ, nơi lương hưu được trả và bảo đảm hoàn toàn thông qua các doanh nghiệp nhà nước, sang mô hình phù hợp với thị trường. Hiện tại, Trung Quốc thúc đẩy mô hình hưu trí ba trụ cột, bao gồm hệ thống lương hưu cơ bản do nhà nước lãnh đạo; chương trình lương hưu tự nguyện của người lao động từ người sử dụng lao động; chương trình lương hưu tự nguyện của cá nhân.