Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Cần thành lập tổ chức tư vấn định giá đất chuyên nghiệp, độc lập

Sáng 9.3, tại Hà Nội, Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam đã tổ chức Hội nghị góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). 

Góp ý vào Điều 145 dự thảo Luật liên quan đến cấp Giấy chứng nhận đối với tài sản gắn liền với đất, Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Đoàn luật sư TP. Hà Nội cho rằng, nên quy định theo hướng: tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận bao gồm nhà ở, công trình xây dựng không phải là nhà ở, rừng sản xuất là rừng trồng và cây lâu năm có tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận. Trường hợp sau khi cấp giấy chứng nhận mà tài sản bị tiêu hủy, phá dỡ thì việc chứng nhận quyền sở hữu tài sản không còn hiệu lực pháp lý; đồng thời phải thực hiện đăng ký biến động tài sản. 

Nêu thực trạng thi hành Luật Đất đai năm 2013, có ý kiến cho rằng, khiếu kiện về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư đã và đang diễn ra gay gắt, phức tạp, việc thu hồi đất gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân là do có sự bất hợp lý giữa Luật Đất đai 2013 và các Nghị định.

Cụ thể, theo chuyên gia Bùi Văn Phòng, Trung tâm Bảo trợ tư pháp tỉnh Thái Bình, quy định của Luật Đất đai năm 2013 thì các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp sẽ được Nhà nước bồi thường bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

Tuy nhiên, khoản b, Điều 5, Nghị định số 47/2014 ngày 15.5.2014 lại quy định đối với đất nông nghiệp sử dụng có nguồn gốc do được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại (nếu có).

Do đó, các đại biểu kiến nghị dự thảo Luật tách bạch rõ nội hàm của mục đích thu hồi đất, trên cơ sở đó Nhà nước xây dựng đơn giá đền bù phù hợp với mục đích thu hồi thì người dân sẽ dễ dàng chấp nhận hơn và điều này cũng sẽ khắc phục cơ bản lợi ích nhóm trong thu hồi đất. Xem xét bổ sung quy định về việc giao cho tổ chức thẩm định độc lập tiến hành thẩm định giá quyền sử dụng đất trên thị tường, bảo đảm tính khách quan và công bố khi lấy ý kiến người dân về việc lập thẩm định phê duyệt phương án bồi thường tái định cư.

Liên quan đến nội dung định giá đất, các đại biểu cho rằng, việc xác định giá đất rất quan trọng nhưng phương pháp xác định giá đất cụ thể như so sánh trực tiếp còn chưa rõ ràng, hợp lý, dẫn đến tình trạng địa phương tùy ý lựa chọn phương pháp đấu giá đất. Giải pháp tối ưu hiện nay để định giá đất sát với giá thị trường là giá đất sẽ do các tổ chức chuyên nghiệp về định giá đất độc lập tiến hành, các tổ chức này sẽ thực hiện những hoạt động cụ thể ở từng địa phương như xây dựng bảng giá đất trên địa bàn các tỉnh, thành phố. Vì vậy, dự thảo Luật cần đưa vào quy định việc thành lập tổ chức tư vấn định giá đất chuyên nghiệp, độc lập hoàn toàn, không phụ thuộc vào chính quyền địa phương.

Cũng tại Hội nghị, các chuyên gia đã tập trung thảo luận, cho ý kiến về các nội dung: phát triển quỹ đất; thủ tục hành chính, dữ liệu, thông tin đất đai; phân cấp, giám sát, kiểm soát quyền lực trong quản lý đất đai…

Đời sống

Giáo dục văn hóa truyền thống, tạo sức đề kháng cho học sinh
Xã hội

Giáo dục văn hóa truyền thống, tạo sức đề kháng cho học sinh

Gần đây báo chí phản ánh tình trạng một số học sinh ở Quảng Nam mua búp bê Kumanthong về thờ cúng, mua bánh kẹo “cho ăn” để cầu may mắn và học giỏi. Đây là hoạt động mê tín dị đoan hết sức nguy hiểm, gây tâm lý hoang mang, lo sợ, tạo hệ lụy xấu cho học sinh, gia đình và xã hội. Chúng tôi có cuộc trao đổi với PGS.TS. BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục xung quanh vấn đề này.

Ngành dân số sắp có logo mới
Đời sống

Ngành dân số sắp có logo mới

Mới đây, Ban Tổ chức cuộc thi Sáng tác Logo ngành dân số đã họp hội đồng để thống nhất ý kiến về việc chọn tác phẩm đoạt giải cuộc thi và góp ý về việc sử dụng mẫu logo mới cho ngành dân số trong tình hình mới.

Năm 2024, các Trung tâm Trợ giúp pháp lý đã thực hiện 63.361 vụ việc
Đời sống

Lan toả chất lượng trợ giúp pháp lý

Theo Cục Trợ giúp pháp lý (Bộ Tư pháp), công tác trợ giúp pháp lý tại Việt Nam trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, từ việc gia tăng số lượng vụ việc đến việc cải thiện chất lượng dịch vụ cho người dân yếu thế. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội và mở rộng quyền tiếp cận công lý cho người dân, cần nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ trợ giúp viên pháp lý và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác trợ giúp pháp lý.

Quang cảnh Hội nghị
Đời sống

Nhiều kết quả tích cực trong thực hiện nhiệm vụ

Tại TP. Cần Thơ, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua năm 2024 và triển khai nhiệm vụ chuyên môn năm 2025 đối với 12 cơ quan BHXH các tỉnh, thành khu vực Tây Nam Bộ. Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Chu Mạnh Sinh chủ trì hội nghị.

Ly hôn - ảnh hưởng sâu sắc đến cấu trúc gia đình và cộng đồng
Xã hội

Ly hôn - ảnh hưởng sâu sắc đến cấu trúc gia đình và cộng đồng

Trong bối cảnh văn hóa Việt Nam, nơi gia đình vẫn giữ vai trò quan trọng, việc ly hôn không chỉ là một quyết định cá nhân mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến cấu trúc gia đình và cộng đồng. Vì vậy, nghiên cứu tác động của ly hôn đến sự phát triển tâm lý của trẻ em là cực kỳ cần thiết để có thể tìm ra giải pháp hỗ trợ hiệu quả cho những trẻ em đang phải đối mặt với tình trạng này.

Giải bài toán y tế và an sinh cho nhóm người di cư
Đời sống

Giải bài toán y tế và an sinh cho nhóm người di cư

Theo Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế) Lê Thanh Dũng, di cư là sự tất yếu và là động lực của quá trình phát triển. Bên cạnh đó, di cư mang đến các cơ hội về giáo dục, việc làm, thu nhập, chuyển giao công nghệ, giao lưu văn hóa, thúc đẩy hợp tác giữa nơi đi và nơi đến. Song, để bảo đảm phát triển bền vững, cần có những chính sách hỗ trợ người di cư, đặc biệt trong việc chăm sóc sức khỏe và cải thiện điều kiện sống, làm việc. 

Tổng tỷ suất sinh ước tính năm 2024 chỉ đạt 1,91 con/phụ nữ
Đời sống

Cần chính sách đồng bộ và hiệu quả

Tình hình mức sinh thấp tại nhiều địa phương hiện nay là một thách thức lớn đối với sự phát triển của đất nước. Để duy trì mức sinh thay thế, cần có những chính sách đồng bộ và hiệu quả, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ tài chính, y tế, giáo dục và an sinh xã hội. Đó là ý kiến của các đại biểu tại Hội nghị "Tổng kết công tác dân số 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025" do Bộ Y tế tổ chức sáng 27.12.

Đa dạng hóa nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát
Xã hội

Đa dạng hóa nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ngày 27.12, Báo Lao động phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức Tọa đàm "Đa dạng hóa nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát". Từ thực tế hiệu quả công tác hỗ trợ trong thời gian qua, tọa đàm tập trung phân tích và đưa ra các giải pháp đa dạng hóa, tạo thêm các nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát theo hướng toàn dân, toàn diện, rộng khắp, bao trùm.

An Giang tuyên truyền lưu động nhân kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam 26.12
Xã hội

Truyền thông dân số - "Đòn bẩy" trong thực hiện chính sách

Theo Phó Trưởng phòng Truyền thông - Giáo dục, Cục Dân số (Bộ Y tế) Lê Song Lê, truyền thông, giáo dục dân số đóng một vai trò hết sức quan trọng, tạo ra sự chuyển đổi nhận thức và hành vi về dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, trên cơ sở cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin với nội dung và hình thức phù hợp với từng nhóm đối tượng.

Sàng lọc trước sinh và sơ sinh “chìa khóa” nâng cao chất lượng dân số
Xã hội

Can thiệp sớm, hạn chế tối đa dị tật bẩm sinh

Tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Vì những đứa con khỏe mạnh vùng cao" do Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp với Cục Dân số, Bộ Y tế tổ chức, các chuyên gia khẳng định, sàng lọc trước sinh và sơ sinh đóng vai trò then chốt trong việc phát hiện sớm các bệnh lý bẩm sinh, giúp giảm thiểu các rủi ro và cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ. Việc thực hiện sàng lọc giúp các gia đình và cộng đồng có thể chủ động chăm sóc sức khỏe và phát triển bền vững.