Can thiệp sớm, hạn chế tối đa dị tật bẩm sinh

Tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Vì những đứa con khỏe mạnh vùng cao" do Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp với Cục Dân số, Bộ Y tế tổ chức, các chuyên gia khẳng định, sàng lọc trước sinh và sơ sinh đóng vai trò then chốt trong việc phát hiện sớm các bệnh lý bẩm sinh, giúp giảm thiểu các rủi ro và cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ. Việc thực hiện sàng lọc giúp các gia đình và cộng đồng có thể chủ động chăm sóc sức khỏe và phát triển bền vững.

Khoảng 1,5 - 2% trẻ mắc các dị tật bẩm sinh

Theo thông tin từ Bộ Y tế, trung bình mỗi năm tại Việt Nam, có khoảng 1,4 triệu em bé ra đời, trong đó, khoảng 30% được tầm soát chẩn đoán trước sinh và sơ sinh. Tuy nhiên, điều không may là có khoảng 1,5 - 2% trẻ mắc phải các dị tật bẩm sinh (khoảng 22.000 - 28.000 trẻ). Đáng lưu ý, mỗi năm có khoảng 1.400 - 1.800 trẻ bị mắc bệnh Down, khoảng 250 - 250 trẻ mắc hội chứng Edwards, có 1.000 - 1.500 trẻ bị dị tật ống thần kinh, 300 - 400 trẻ bị suy giáp bẩm sinh, đặc biệt có khoảng hơn 15.000 trẻ bị thiếu men G6PD, khoảng 8.000 trẻ bị bệnh tan máu bẩm sinh…

Sàng lọc trước sinh và sơ sinh - “chìa khóa” nâng cao chất lượng dân số. Nguồn: ITN
Sàng lọc trước sinh và sơ sinh - “chìa khóa” nâng cao chất lượng dân số. Nguồn: ITN

PGS.TS. Lương Thị Lan Anh, Trưởng Bộ môn Y Sinh học - Di truyền, Trường Đại học Y Hà Nội chỉ ra nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh. Thứ nhất là yếu tố di truyền; các dị tật bẩm sinh có thể phát sinh ngay trong giai đoạn bào thai và có thể được phát hiện qua tầm soát. Một số trường hợp, các bệnh tật di truyền từ ông bà hoặc bố mẹ có thể được truyền cho con, thậm chí khi bố mẹ hoàn toàn bình thường nhưng lại mang gene bệnh, dẫn đến sự biểu hiện bệnh ở thai nhi.

Mặt khác, trong quá trình mang thai, nếu thai nhi bị nhiễm trùng hoặc nhiễm độc, điều này có thể gây ra dị tật. Ví dụ, bà mẹ có thể bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus như cúm, rubella, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Ngoài ra, nếu bà mẹ tiếp xúc với các hóa chất độc hại như chì, chẳng hạn trong công việc liên quan đến xăng dầu hoặc sử dụng thuốc không kiểm soát khi mang thai, cũng có thể dẫn đến các dị tật bẩm sinh... Thêm vào đó, thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng trong thai kỳ, chẳng hạn như axit folic, cũng có thể gây ra dị tật ống thần kinh, điều này là một yếu tố môi trường rất quan trọng cần được chú ý.

PGS.TS. Lương Thị Lan Anh đặc biệt nhấn mạnh tới việc sử dụng chất kích thích như rượu, bia, hay thuốc lá có thể ảnh hưởng đến thai kỳ; thậm chí gây hội chứng rượu bào thai, ảnh hưởng đến thể chất và tâm thần của trẻ... Các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường và tăng huyết áp thai kỳ nếu không được điều trị đúng cách cũng ảnh hưởng xấu đến thai kỳ. Thêm vào đó, việc phụ nữ kết hôn muộn (sau 35 tuổi) cũng tăng nguy cơ có thai nhi bất thường, do khả năng phân bào của cơ thể không còn tốt.

Các chuyên gia y tế cho biết, tầm soát trước sinh là việc sử dụng các kỹ thuật trong thời gian mang thai để phát hiện nguy cơ dị tật bào thai. Tầm soát sơ sinh là việc sử dụng các kỹ thuật để phát hiện trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc các bất thường bẩm sinh, các bệnh lý liên quan đến rối loạn nội tiết - chuyển hóa - di truyền nhưng chưa có biểu hiện trên lâm sàng ở giai đoạn sơ sinh. Tầm soát trước sinh và tầm soát sơ sinh sẽ giúp ngành y tế can thiệp sớm, hạn chế tối đa dị tật từ trong bụng mẹ và giúp trẻ sinh ra bình thường hoặc tránh được những hậu quả nặng nề về thể chất, trí tuệ; giảm số người tàn tật, thiểu năng trí tuệ trong cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng dân số.

Tỷ lệ sàng lọc còn thấp so với mục tiêu

ThS.BS. Phạm Hồng Quân, Trưởng phòng Cơ cấu và Chất lượng dân số, Cục Dân số nhấn mạnh, Chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh đã đạt được một số kết quả, nhưng tỷ lệ vẫn còn thấp so với mục tiêu. Ví dụ như tỷ lệ sàng lọc trước sinh hiện đạt 62%, chủ yếu qua siêu âm và khám thai kỳ, trong khi mục tiêu đến năm 2030 là 90%; tỷ lệ sàng lọc sơ sinh đạt 58%, chủ yếu tập trung vào 2 bệnh thiếu men G6PD và suy giáp bẩm sinh, trong khi mục tiêu là sàng lọc ít nhất 5 bệnh phổ biến.

Bên cạnh đó, sàng lọc trước sinh và sơ sinh chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; còn ở vùng sâu, vùng xa và miền núi, tỷ lệ này rất thấp, chỉ khoảng 20%. Nguyên nhân là bởi người dân ở các khu vực này thường thiếu thông tin, không có thói quen khám thai sớm và gặp khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế. Cùng với đó là tập quán tín ngưỡng và quan niệm rằng mang thai và sinh con là quá trình tự nhiên, không cần can thiệp y tế. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều trẻ em sinh ra không được chẩn đoán và điều trị kịp thời các bệnh nguy hiểm như tim bẩm sinh hoặc suy giáp, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của cả mẹ và con.

ThS.BS. Phạm Hồng Quân cho biết, công tác dự phòng trong chương trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh hiện nay chưa được thực hiện đầy đủ và hiệu quả. Cụ thể, việc trang bị kiến thức, tư vấn và khám sức khỏe trước hôn nhân mới dừng ở mức khuyến khích chứ chưa có tính bắt buộc; việc tư vấn và hỗ trợ các bà mẹ mang thai vẫn còn hạn chế, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa... Về mặt chính sách pháp luật, các quy định hiện hành như Pháp lệnh Dân số, Luật Thanh niên hay Luật Hôn nhân và gia đình mới chỉ khuyến khích việc tư vấn, khám sức khỏe trước hôn nhân mà không có quy định bắt buộc. Điều này ảnh hưởng đến việc tiếp cận sàng lọc trước sinh và sơ sinh của người dân.

PGS.TS. Lương Thị Lan Anh khuyến cáo rằng, để bảo đảm sức khỏe của thai nhi và phòng ngừa dị tật bẩm sinh, điều quan trọng nhất là các thai phụ cần khám sức khỏe trước khi mang thai hoặc trước khi kết hôn. Việc này giúp phát hiện sớm các yếu tố di truyền liên quan đến bệnh tật trong gia đình, từ đó xác định xem có mang gene bệnh hay không. Nếu không thể khám trước khi có thai, tất cả các bà mẹ mang thai cần bảo đảm khám thai định kỳ đầy đủ theo quy trình mà Bộ Y tế đã hướng dẫn. Đồng thời, việc tiêm phòng đầy đủ các bệnh lý được khuyến cáo như cúm, rubella, thủy đậu là rất quan trọng...

Xã hội

Đa dạng hóa nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát
Xã hội

Đa dạng hóa nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ngày 27.12, Báo Lao động phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức Tọa đàm "Đa dạng hóa nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát". Từ thực tế hiệu quả công tác hỗ trợ trong thời gian qua, tọa đàm tập trung phân tích và đưa ra các giải pháp đa dạng hóa, tạo thêm các nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát theo hướng toàn dân, toàn diện, rộng khắp, bao trùm.

Cần chính sách hỗ trợ thuận lợi để nâng cao sự tham gia cấp uỷ của cán bộ nữ
Xã hội

Cần chính sách hỗ trợ thuận lợi để nâng cao sự tham gia cấp uỷ của cán bộ nữ

Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia cấp ủy vẫn thấp hơn mục tiêu, do định kiến giới và một số chính sách chưa tạo điều kiện thuận lợi. Để thay đổi thực trạng này, cần xây dựng các chính sách linh hoạt, thúc đẩy sự bình đẳng và xóa bỏ định kiến giới. Đặc biệt, sự chủ động và kiên quyết của cấp ủy và người đứng đầu trong chỉ đạo là yếu tố then chốt để nâng cao sự tham gia của cán bộ nữ vào cấp ủy.

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Cơ hội và thách thức
Xã hội

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Cơ hội và thách thức

Sáng 27.12, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã tổ chức Toạ đàm “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc – Cơ hội và thách thức” với sự tham dự của: Nguyên Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, PGS.TS. Đào Duy Quát; nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, PGS.TS. Trần Đình Thiên; TS. Nguyễn Văn Đáng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; GS.TS. Vũ Minh Khương, Giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu Singapore tham gia trực tuyến.

An Giang tuyên truyền lưu động nhân kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam 26.12
Xã hội

Truyền thông dân số - "Đòn bẩy" trong thực hiện chính sách

Theo Phó Trưởng phòng Truyền thông - Giáo dục, Cục Dân số (Bộ Y tế) Lê Song Lê, truyền thông, giáo dục dân số đóng một vai trò hết sức quan trọng, tạo ra sự chuyển đổi nhận thức và hành vi về dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, trên cơ sở cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin với nội dung và hình thức phù hợp với từng nhóm đối tượng.

Tỉnh Cà mau luôn quan tâm đến công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em
Đời sống

Cà Mau quan tâm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Với phương châm “Không để trẻ em nào bị bỏ lại phía sau”, thời gian qua, các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh Cà Mau cùng cộng đồng xã hội đã chung tay thực hiện nhiều chương trình, hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tạo môi trường phát triển tốt nhất cho trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo… Qua đó, đã phần nào bù đắp, san sẻ yêu thương, giúp các em có điều kiện được chăm sóc, giáo dục và bảo vệ bình đẳng như những trẻ em khác.

Chiến lược dài hạn cân đối dân số và chất lượng cuộc sống
Xã hội

Chiến lược dài hạn cân đối dân số và chất lượng cuộc sống

Công tác dân số Việt Nam thời gian qua đã đạt nhiều thành tựu, khống chế tốc độ gia tăng dân số nhanh, đạt mức sinh thay thế từ năm 2006 và duy trì đến năm 2021. Song, Việt Nam hiện đang đối mặt với thách thức mới là mức sinh chưa bền vững và có xu hướng giảm. Từ năm 2021 đến năm 2023, mức sinh giảm từ 2,11 xuống 1,96 con/phụ nữ, thấp nhất lịch sử và dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những năm tới. Đó là nhận định của Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế) Lê Thanh Dũng về thực trạng công tác dân số ở Việt Nam.

Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc
Xã hội

Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc

Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Nam (26.12) năm 2024 với chủ đề "Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc", Chi cục Dân số tỉnh Cao Bằng vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác dân số và phát triển năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản
Đời sống

Nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản

Tại Việt Nam, tỷ lệ nạo phá thai đang trở thành một vấn đề đáng báo động, đặc biệt ở nhóm trẻ vị thành niên. Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam hiện đứng đầu khu vực và thứ 5 thế giới về tỷ lệ nạo phá thai, với con số dao động từ 250.000 đến 300.000 ca mỗi năm. Điều này cho thấy, nhiều thanh thiếu niên tại Việt Nam vẫn chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản.