Nam Định

Quy hoạch vùng nguyên liệu và sản xuất nông sản sạch

Theo Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh xác định công nghiệp chế biến nông sản là động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp. Theo đó, tỉnh tiếp tục duy trì các biện pháp ưu tiên thúc đẩy đầu tư hạ tầng, xây dựng cơ sở chế biến thủy hải sản và các sản phẩm đặc sản địa phương (OCOP); thúc đẩy doanh nghiệp, cơ sở sản xuất áp dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm...

Tạo vùng nguyên liệu tập trung

Nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, tỉnh đã đẩy mạnh quy hoạch, tích tụ ruộng đất, phát triển sản xuất tạo vùng nguyên liệu tập trung; đồng thời áp dụng các quy trình sản xuất hiện đại như VietGAP, GlobalGAP, công nghệ Nhật Bản và các tiêu chuẩn của châu Âu... Đến nay, toàn tỉnh đã hình thành 459 mô hình "Cánh đồng lớn" với tổng diện tích 21.037ha chuyên sản xuất nông sản sạch, chất lượng cao cho tăng hiệu quả sản xuất, giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao giá trị sản phẩm; trong đó, 414 mô hình chuyên canh lúa gạo với diện tích 19.681ha.

Những thay đổi này giúp sản phẩm lúa gạo chuyển từ sản xuất đại trà sang chất lượng cao, gia tăng giá trị gấp 1,5 - 5 lần; tiêu biểu là các sản phẩm gạo đặc sản, gạo hữu cơ được sản xuất bằng phân vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu. Bên cạnh đó, có 45 mô hình cây màu và cây dược liệu với diện tích 1.356ha.

z6116474664333-6d5cb578d2e97ad280adfe5f0c3e44e6.jpg
Sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ ngày càng được người nông dân Nam Định quan tâm mở rộng

Với ngành chăn nuôi, tỉnh đã phát triển mô hình chăn nuôi tập trung, an toàn sinh học với 49 cơ sở đạt chuẩn an toàn dịch bệnh. Quy mô mở rộng theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần thúc đẩy tăng trưởng mạnh, sản lượng đạt trên 142.000 tấn/năm, bảo đảm nguồn cung an toàn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh, cung cấp cho thị trường trong nước và nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thực phẩm xuất khẩu.

Ngành thủy sản của tỉnh liên tục tăng trưởng sản lượng, đạt khoảng 220 nghìn tấn/năm; với 554/567 tàu, đạt 97,7% tàu cá được trang bị giám sát hành trình, cam kết khai thác biển bền vững, mỗi năm cung cấp trên 61 nghìn tấn nguyên liệu cho chế biến. Đồng thời, chú trọng nuôi trồng thủy sản theo hình thức nuôi công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao. Đến nay, các địa phương đã hình thành trên 70 vùng nuôi thủy sản tập trung; trong đó, 500ha nuôi ngao của Nam Định đạt chứng nhận ASC đầu tiên tại Việt Nam và trên thế giới.

Đầu tư chế biến chuỗi giá trị, xây dựng thương hiệu

Các ngành, địa phương tích cực hỗ trợ, tạo điều kiện để các cơ sở, doanh nghiệp đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thay thế dần các thiết bị lạc hậu để nâng cao công suất, chất lượng, đa dạng các sản phẩm nông sản chế biến, nhằm tăng giá trị, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường nội địa và xuất khẩu.

Đơn cử, Công ty TNHH Toản Xuân - đơn vị sản xuất lúa gạo đầu tiên tại đồng bằng sông Hồng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận là "Sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn" theo quy trình khép kín từ vùng nguyên liệu, hạt giống, quy trình canh tác, bảo quản không hóa chất được chế biến trên dây chuyền công nghệ hiện đại theo tiêu chuẩn HACCP.

Để có thể cung ứng ra thị trường các sản phẩm chất lượng cao, bên cạnh việc xây dựng chuỗi liên kết sản xuất từ cánh đồng đến sản phẩm cuối cùng; Công ty còn sử dụng công nghệ máy sấy vỉ ngang với công suất 400 tấn/ngày, bảo đảm nhanh nhất thời gian từ lúc gặt cho đến khi vào lò sấy không quá 3 tiếng đồng hồ, tối ưu dưỡng chất của hạt lúa.

Đặc biệt, trong quá trình chế biến, vẫn giữ nguyên màu sắc, hương vị tự nhiên của gạo làm tăng giá trị sử dụng của sản phẩm; đáp ứng thị trường trong nước và tiêu chuẩn xuất khẩu, mang thương hiệu nông sản Nam Định ra thị trường quốc tế, có mặt tại các thị trường khó tính, như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ...

Hoặc như Công ty TNHH Thủy sản Lenger Việt Nam, Khu công nghiệp Hòa Xá đã trang bị các máy móc, thiết bị hiện đại nhập khẩu từ châu Âu áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, luôn bảo đảm sản xuất các sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và yêu cầu kỹ thuật của khách hàng, nên đã nhanh chóng có thị phần ổn định tại thị trường châu Âu, Mỹ... và thị trường trong nước.

Cùng với phát triển sản xuất, việc phát triển thị trường tiêu thụ nông sản những năm qua được tỉnh đặc biệt quan tâm. Nhiều sản phẩm nông nghiệp của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn được đưa lên giao dịch trên sàn thương mại điện tử Voso.vn và Postmart.vn. Hiệp hội Nông nghiệp sạch đẩy mạnh hoạt động quảng bá giới thiệu sản phẩm với hơn 100 cửa hàng tiện ích chuyên cung cấp các sản phẩm thực phẩm nông sản an toàn phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.

Đặc biệt, Nam Định chú trọng phát triển các chuỗi liên kết giá trị giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân. Trong đó, các ngành chức năng, các địa phương đã lựa chọn doanh nghiệp "đầu tàu" có đủ năng lực về vốn, khoa học công nghệ, thị trường… nhằm hỗ trợ thiết lập, dẫn dắt chuỗi liên kết giá trị sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản trên cơ sở gắn kết lợi ích giữa các nhà chế biến với người sản xuất và cung cấp nguyên liệu.

Đời sống

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành sắp xếp tổ chức bộ máy
Đời sống

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành sắp xếp tổ chức bộ máy

Ban Chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa thông báo kết luật về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Theo Đề án, 100% người kinh doanh trái cây được đào tạo, tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm
Đời sống

Hà Nội tăng cường kiểm soát hoạt động kinh doanh trái cây

Nhằm bảo đảm trái cây lưu thông trên địa bàn được kiểm soát về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP), Sở Công thương Hà Nội và các sở, ngành, địa phương đã và đang triển khai quyết liệt Đề án Tăng cường quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn thành phố giai đoạn 2020 - 2025.

PVcomBank trao tặng xe cứu thương cho Bệnh viện Đa khoa Vân Đình
Đời sống

PVcomBank trao tặng xe cứu thương cho Bệnh viện Đa khoa Vân Đình

Ngày 4.12.2024, PVcomBank đã chính thức trao tặng Bệnh viện Đa khoa Vân Đình một xe cứu thương Ford Transit đi kèm trang thiết bị y tế chất lượng cao. Đây là hoạt động ý nghĩa góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ y tế, hỗ trợ công tác cấp cứu kịp thời và nâng cao khả năng tiếp cận chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Tổng giá trị tài trợ lên tới 1,5 tỷ đồng.

Đưa giai cấp công nhân trở thành lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp phát triển đất nước
Xã hội

Đưa giai cấp công nhân trở thành lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp phát triển đất nước

Ngày 10.12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 15 năm triển khai Chương trình hành động của Tổng LĐLĐ Việt Nam thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW, ngày 28.1.2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.

Ảnh minh họa
Đời sống

Tập trung đầy đủ nguồn thu, kiểm soát chi chặt chẽ

Trong thời gian còn lại của năm, Kho bạc Nhà nước tiếp tục phối hợp chặt với cơ quan thu ngân sách để tập trung đầy đủ, kịp thời các khoản thu vào ngân sách nhà nước; đồng thời, kiểm soát chi đúng quy định, thanh toán vốn kịp thời để góp phần thực hiện mục tiêu giải ngân 95% vốn đầu tư công.

“CHIN-SU một triệu bữa cơm có thịt” tiếp sức các điểm trường vùng cao năm thứ 2
Đời sống

“CHIN-SU một triệu bữa cơm có thịt” tiếp sức các điểm trường vùng cao năm thứ 2

Năm học 2024 – 2025, chương trình “CHIN-SU Một triệu bữa cơm có thịt” phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo vùng cao tiếp tục năm thứ hai đồng hành cùng các em học sinh hoàn cảnh khó khăn. Với tổng kinh phí 10 tỷ đồng, chương trình dự kiến thực hiện hơn 1 triệu bữa cơm có thịt cho các em học sinh tại gần 100 điểm trường ở 9 tỉnh vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên.

Đa dạng hóa nguồn lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Đời sống

Đa dạng hóa nguồn lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Dự kiến đến hết năm 2025, tỉnh Bắc Giang phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) từ 1,5 - 2,5%/năm; 13 xã thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn; 122 thôn thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn. Tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt 100%. Tỷ lệ trường, lớp học được xây dựng kiên cố đạt 97,2%.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang tặng quà động viên cán bộ, chiến sĩ các đơn vị tham gia luyện tập.
Đời sống

Thể hiện sức mạnh, sự đoàn kết nhất trí của Quân đội

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 đang đến rất gần; đây là sự kiện quan trọng, là điểm nhấn trong dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, do đó sẽ mang ý nghĩa to lớn với Việt Nam; hứa hẹn với sự tham gia đông đảo các đoàn đại biểu quốc tế.

Nhân viên ngành điện thực hiện công tác thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị phục vụ công tác đóng điện
Đời sống

Đóng điện thành công Trạm biến áp 110kV Sân bay Long Thành

Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC), Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai (PC Đồng Nai) phối hợp với các đơn vị liên quan đóng điện thành công giai đoạn 1, Dự án Trạm biến áp (TBA) 110kV Sân bay Long Thành và đường dây đấu nối. Đây là dự án đặc biệt quan trọng, cung cấp điện cho Dự án Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành - công trình trọng điểm quốc gia. Tổng giám đốc EVNSPC Nguyễn Phước Đức, Chủ tịch Công đoàn EVNSPC Lê Xuân Thái trực tiếp có mặt tại công trình để chỉ đạo, động viên công tác đóng điện.

Ảnh minh hoạ
Xã hội

Gần 5.000 nông dân, đại lý vật tư nông nghiệp Đồng Tháp được tập huấn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bền vững, có trách nhiệm

Hơn 3.700 nông dân, gần 1.000 đại lý vật tư nông nghiệp và 100 cán bộ kỹ thuật đã được tập huấn nguyên tắc sử dụng và buôn bán thuốc bảo vệ thực vật an toàn, có trách nhiệm sau 3 năm triển khai chương trình hợp tác giữa Cục Bảo vệ thực vật, CropLife Việt Nam và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp.

Toàn cảnh Tọa đàm. Ảnh: Hạnh Nhung
Đời sống

Hướng tới lực lượng lao động xanh vì tương lai bền vững

Ngày 7.12, tại Hà Nội, Ban Cố vấn Thanh niên thuộc Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam phối hợp cùng Viện Đổi mới sáng tạo và Kinh tế số và Viện Đào tạo và Hợp tác quốc tế trực thuộc Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải tổ chức Chương trình Tọa đàm và Triển lãm hưởng ứng Tuần lễ Ngoại giao Xanh EU-ASEAN năm 2024 với chủ đề “Hướng tới lực lượng lao động xanh vì một tương lai bền vững”.