Hệ giá trị gia đình trong thời kỳ mới

Mô hình sáng tạo vun đắp giá trị gia đình Việt Nam hiện đại

Nhiều cách làm hay, sáng tạo ở khắp các địa bàn, vùng miền đã và đang giúp duy trì và phát triển giá trị gia đình Việt Nam trong thời đại mới.

Gia đình văn hóa gắn với ấm no, hạnh phúc

Trong xưởng may nhỏ tại nhà, chị Đoàn Phi Yến (sinh năm 1970, ở Châu Đốc, An Giang) cặm cụi với những đơn hàng dịp cuối năm. Ngừng tay khi có khách hỏi xem vải, chị nhanh nhẹn giới thiệu những mẫu mới nhập. Dịp này, đắt khách nhất là vải và các mẫu áo dài và đồ may xà rông, khăn mat’ra của đồng bà Chăm trên địa bàn, chuẩn bị cho lễ tết cuối năm.

Mỗi gia đình nên thiết lập những thói quen giao tiếp định kỳ, như tổ chức bữa cơm cùng gia đình mỗi tuần
Mỗi gia đình nên thiết lập những thói quen giao tiếp định kỳ, như tổ chức bữa cơm cùng gia đình mỗi tuần

Chồng chị Yến, một giáo viên tiểu học, đang giúp vợ sắp xếp lại quầy vải, đặt những súc vải nặng lên giá.

Nhờ xưởng may và quầy bán vải, kinh tế gia đình chị Yến đã cải thiện nhiều những năm qua. Trước đây, với việc nhận hàng may tại nhà cộng lương giáo viên hạn chế của chồng, tổng thu nhập của gia đình mà chị Yến gom được chỉ hơn 5 triệu đồng. Cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn, eo hẹp vì con cái tuổi ăn học, phải chăm lo tốn kém.

Với sự nỗ lực, đồng lòng quyết tâm của hai vợ chồng, chị Yến xin vay 50 triệu đồng, từ nguồn vốn của Ngân hàng chính sách xã hội để mua thêm vải, mở quầy bán tại nhà. Có vải, có xưởng may nhỏ tại chỗ, chị đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, người tìm đến ngày càng đông, lượng quần áo đặt may ngày càng nhiều.

Đến nay, mức thu nhập của gia đình chị Yến tăng lên bình quân 12 - 15 triệu đồng/tháng. Gia đình chị đã vượt qua khó khăn, xây được nhà mới và có điều kiện chăm lo các con ăn học. Hiện con trai lớn của bà chủ xưởng may đã học xong thạc sĩ sư phạm vật lý, công tác tại TPHCM, con trai út thì vừa vào đại học, ngành y tại Đại học Cần Thơ.

Gia đình chị Yến là một trong những điển hình được tuyên dương “gia đình văn hóa” vì những nỗ lực vun đắp hạnh phúc, xây dựng giá trị của gia đình Việt thời hiện đại với 4 tiêu chí “no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh”.

Thời gian vừa qua, Hà Nội và 11 tỉnh thành khác được lựa chọn triển khai thí điểm áp dụng Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình. Trong khu vực trung tâm thành phố, Hà Nội đã chọn phường Khương Trung, quận Thanh Xuân để thực hiện thí điểm.

Theo chính sách đề ra, phường Khương Trung đã triển khai tại 2 tổ dân phố với 300 gia đình ký cam kết thực hiện theo 4 nhóm đối tượng: ứng xử giữa vợ chồng; cha mẹ với con cái; ông, bà với cháu và anh, chị, em, gắn với thực hiện nhiệm vụ bình xét và công nhận các danh hiệu văn hóa.

Phó Chủ tịch UBND phường Khương Trung Trần Thị Nhiên cho biết, tại 300 gia đình đăng ký thực hiện thí điểm Bộ tiêu chí không xảy ra những tiêu cực về đạo đức và các mối quan hệ trong gia đình. Không xảy ra các hiện tượng bất bình đẳng, vợ chồng mâu thuẫn, ly hôn. Đến nay, phường này đã triển khai việc ký cam kết thực hiện việc xây dựng gia đình hạnh phúc với toàn thể các hộ gia đình trên địa bàn.

Những cách làm hay, sáng tạo như vậy ở nhiều địa bàn, vùng miền đã và đang giúp duy trì và phát triển giá trị gia đình Việt Nam trong thời đại hiện nay.

Kết nối và chia sẻ - chìa khóa xây dựng gia đình hạnh phúc

Có thể đúc kết các mô hình tiêu biểu như xây dựng thói quen giao tiếp và chia sẻ trong gia đình. Đây là định hướng hiệu quả trong bối cảnh gia đình hiện đại bị chi phối bởi công nghệ và công việc, dẫn đến việc giao tiếp trực tiếp bị giảm thiểu.

Một gia đình hiện đại cần chú trọng đến việc giáo dục và phát triển kỹ năng cho con cái.

Một gia đình hiện đại cần chú trọng đến việc giáo dục và phát triển kỹ năng cho con cái.

Theo một khảo sát tại TP. Hồ Chí Minh, 60% gia đình thừa nhận rằng họ dành nhiều thời gian cho máy tính hoặc smartphone hơn là nói chuyện cùng nhau. Để giải quyết vấn đề này, mỗi gia đình nên thiết lập những thói quen giao tiếp định kỳ, như tổ chức bữa cơm cùng gia đình mỗi tuần, tận dụng thời gian để cùng nhau nói chuyện, chia sẻ cảm xúc và kế hoạch cá nhân. Ngoài ra, các ứng dụng như nhật ký gia đình hoặc câu hỏi tương tác hàng ngày cũng là những cách sáng tạo giúp duy trì giao tiếp.

Định hướng khác là kết hợp truyền thống và đổi mới trong việc dạy dỗ con cái trong gia đình. Bên cạnh việc truyền đạt những giá trị như lễ phép và đạo đức, các gia đình được khuyến khích áp dụng các phương pháp học tập sáng tạo, như sách tranh, ứng dụng giáo dục trên máy tính bảng, hoặc hoạt động nhóm. Theo một nghiên cứu tại Việt Nam, trẻ em tham gia các lớp học qua game giáo dục tỏ ra hiểu biết về kỹ năng giao tiếp và hợp tác tốt hơn.

Trong thời đại công nghệ, những phương tiện giải trí hiện đại được xác định là một nguyên nhân gây xao lãng giao tiếp gia đình nhưng cũng có thể trở thành công cụ giúp kết nối hiệu quả. Các gia đình có thể tận dụng các ứng dụng như nhóm chat, cuộc gọi video hoặc lịch gia đình để giữ liên lạc, lên kế hoạch sinh hoạt hoặc chia sẻ những khoảnh khắc đặc biệt. Theo báo cáo từ Nielsen, thực tế có đến 80% gia đình Việt Nam dùng công nghệ để duy trì mối liên hệ, đặc biệt đối với những gia đình đang sống xa nhau.

Một báo cáo của Trường Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh cũng đưa ra con số đáng chú ý: các gia đình thường xuyên tham gia hoạt động tập thể có xu hướng đoàn kết hơn 40% so với các gia đình không tham gia. Theo đó, tăng cường hoạt động chung, ngoài trời có thể giúp các thành viên gia đình như tập thể, dã ngoại hoặc tham gia các câu lạc bộ tập thể thao có thể giúp tăng cường sức khỏe và tình đoàn kết.

Cuối cùng, một gia đình hiện đại cần chú trọng đến việc giáo dục và phát triển kỹ năng cho con cái. Ngoài học tập chính quy, thế hệ trẻ có thể tham gia các lớp học kỹ năng như giao tiếp, đổi mới sáng tạo và giải quyết vấn đề; điều này không chỉ giúp lớp trẻ phát triển bản thân mà còn giúp gia đình hiểu nhau hơn, tạo điều kiện cho một môi trường gia đình đoàn kết và phát triển.

Xã hội

Đa dạng hóa nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát
Xã hội

Đa dạng hóa nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ngày 27.12, Báo Lao động phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức Tọa đàm "Đa dạng hóa nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát". Từ thực tế hiệu quả công tác hỗ trợ trong thời gian qua, tọa đàm tập trung phân tích và đưa ra các giải pháp đa dạng hóa, tạo thêm các nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát theo hướng toàn dân, toàn diện, rộng khắp, bao trùm.

Cần chính sách hỗ trợ thuận lợi để nâng cao sự tham gia cấp uỷ của cán bộ nữ
Xã hội

Cần chính sách hỗ trợ thuận lợi để nâng cao sự tham gia cấp uỷ của cán bộ nữ

Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia cấp ủy vẫn thấp hơn mục tiêu, do định kiến giới và một số chính sách chưa tạo điều kiện thuận lợi. Để thay đổi thực trạng này, cần xây dựng các chính sách linh hoạt, thúc đẩy sự bình đẳng và xóa bỏ định kiến giới. Đặc biệt, sự chủ động và kiên quyết của cấp ủy và người đứng đầu trong chỉ đạo là yếu tố then chốt để nâng cao sự tham gia của cán bộ nữ vào cấp ủy.

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Cơ hội và thách thức
Xã hội

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Cơ hội và thách thức

Sáng 27.12, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã tổ chức Toạ đàm “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc – Cơ hội và thách thức” với sự tham dự của: Nguyên Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, PGS.TS. Đào Duy Quát; nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, PGS.TS. Trần Đình Thiên; TS. Nguyễn Văn Đáng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; GS.TS. Vũ Minh Khương, Giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu Singapore tham gia trực tuyến.

An Giang tuyên truyền lưu động nhân kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam 26.12
Xã hội

Truyền thông dân số - "Đòn bẩy" trong thực hiện chính sách

Theo Phó Trưởng phòng Truyền thông - Giáo dục, Cục Dân số (Bộ Y tế) Lê Song Lê, truyền thông, giáo dục dân số đóng một vai trò hết sức quan trọng, tạo ra sự chuyển đổi nhận thức và hành vi về dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, trên cơ sở cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin với nội dung và hình thức phù hợp với từng nhóm đối tượng.

Sàng lọc trước sinh và sơ sinh “chìa khóa” nâng cao chất lượng dân số
Xã hội

Can thiệp sớm, hạn chế tối đa dị tật bẩm sinh

Tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Vì những đứa con khỏe mạnh vùng cao" do Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp với Cục Dân số, Bộ Y tế tổ chức, các chuyên gia khẳng định, sàng lọc trước sinh và sơ sinh đóng vai trò then chốt trong việc phát hiện sớm các bệnh lý bẩm sinh, giúp giảm thiểu các rủi ro và cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ. Việc thực hiện sàng lọc giúp các gia đình và cộng đồng có thể chủ động chăm sóc sức khỏe và phát triển bền vững.

Tỉnh Cà mau luôn quan tâm đến công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em
Đời sống

Cà Mau quan tâm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Với phương châm “Không để trẻ em nào bị bỏ lại phía sau”, thời gian qua, các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh Cà Mau cùng cộng đồng xã hội đã chung tay thực hiện nhiều chương trình, hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tạo môi trường phát triển tốt nhất cho trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo… Qua đó, đã phần nào bù đắp, san sẻ yêu thương, giúp các em có điều kiện được chăm sóc, giáo dục và bảo vệ bình đẳng như những trẻ em khác.

Chiến lược dài hạn cân đối dân số và chất lượng cuộc sống
Xã hội

Chiến lược dài hạn cân đối dân số và chất lượng cuộc sống

Công tác dân số Việt Nam thời gian qua đã đạt nhiều thành tựu, khống chế tốc độ gia tăng dân số nhanh, đạt mức sinh thay thế từ năm 2006 và duy trì đến năm 2021. Song, Việt Nam hiện đang đối mặt với thách thức mới là mức sinh chưa bền vững và có xu hướng giảm. Từ năm 2021 đến năm 2023, mức sinh giảm từ 2,11 xuống 1,96 con/phụ nữ, thấp nhất lịch sử và dự báo sẽ tiếp tục giảm trong những năm tới. Đó là nhận định của Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế) Lê Thanh Dũng về thực trạng công tác dân số ở Việt Nam.

Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc
Xã hội

Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc

Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về Dân số và Ngày Dân số Việt Nam (26.12) năm 2024 với chủ đề "Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc", Chi cục Dân số tỉnh Cao Bằng vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác dân số và phát triển năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản
Đời sống

Nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản

Tại Việt Nam, tỷ lệ nạo phá thai đang trở thành một vấn đề đáng báo động, đặc biệt ở nhóm trẻ vị thành niên. Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam hiện đứng đầu khu vực và thứ 5 thế giới về tỷ lệ nạo phá thai, với con số dao động từ 250.000 đến 300.000 ca mỗi năm. Điều này cho thấy, nhiều thanh thiếu niên tại Việt Nam vẫn chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản.