Đợi trái ngọt…

Hôm qua, 19.9, khoảng 450 đại biểu là đại biểu Quốc hội, chuyên gia trong và ngoài nước, lãnh đạo các bộ, ngành, đại diện doanh nghiệp có mặt tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, cùng 1.000 giảng viên, sinh viên ở các điểm cầu trực tuyến, tham dự Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023. Tất cả cùng tập trung giải đáp ba câu hỏi lớn được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu trong bài phát biểu khai mạc Diễn đàn.

Đó là dự báo bối cảnh, tình hình kinh tế, tài chính khu vực, thế giới, cơ hội, rủi ro, thách thức nào với nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023, 2024 và giai đoạn tiếp theo? Thực trạng kinh tế - xã hội, những khó khăn, thách thức, nút thắt chủ yếu và năng lực chống chịu của nền kinh tế, doanh nghiệp, người lao động hiện nay như thế nào, dự báo cho cả năm 2023, 2024 và giai đoạn 2021 - 2025? Năng lực nội sinh, động lực và giải pháp căn cơ nào nhằm tháo gỡ điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực, tăng cường nội lực, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, 2024 và cả nhiệm kỳ?

Những vấn đề quan trọng này nếu tìm được lời giải sẽ giúp đưa đất nước đến đích thịnh vượng vào năm 2045. Từ 8 giờ đến hơn 17 giờ, trải qua hai phiên chuyên đề và một phiên toàn thể, các chuyên gia và doanh nghiệp với tâm thế vì đất nước đã “nói hết”, “nói cặn kẽ” bằng kiến thức, kinh nghiệm và nhiệt huyết của mình, những mong trả lời thấu đáo các câu hỏi mà người đứng đầu Quốc hội đặt ra.

Ở chừng mực nào đó, có thể coi Diễn đàn Kinh tế - Xã hội là cuộc “tham vấn chuyên gia” đặc biệt và cuộc tiếp xúc “cử tri doanh nghiệp” đặc biệt trước khi Quốc hội bước vào kỳ họp cuối năm và sẽ quyết định phương hướng phát triển của năm tới. Còn nhớ, trong năm đầu tiên Diễn đàn được tổ chức (2021), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đặc biệt nhấn mạnh 2 chữ C - “Chính sách” và “Cuộc sống” với hàm ý: chính sách muốn vào cuộc sống thì phải xuất phát từ cuộc sống.

Trên thực tế, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội có nhiều kênh để nắm bắt diễn biến đời sống người dân và đất nước. Vậy nhưng, những thông tin, kế sách được thu thập qua Diễn đàn Kinh tế - Xã hội do chính cơ quan của Quốc hội (Ủy ban Kinh tế) tổ chức có ý nghĩa và tầm quan trọng riêng của nó! Qua ba lần tổ chức, "Diễn đàn thực sự đã trở thành một trung tâm thông tin đa chiều và toàn diện" như đánh giá của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trong phiên bế mạc chiều qua. Và chỉ có những thông tin độc lập mới giúp mang đến cái nhìn trung thực và khách quan nhất. 

“Quan sát Diễn đàn năm 2021 và 2022, chúng tôi thấy nhiều giải pháp hay, nhiều đề xuất chất lượng, nhiều gợi ý chính sách đúng và trúng đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ… nghiên cứu để xây dựng, ban hành các quyết sách mạnh mẽ, quyết liệt, ứng phó kịp thời với bối cảnh, tình hình mới. Từ đó giúp doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế có thêm “lực” để đương đầu khó khăn, chờ thời cơ phục hồi và phát triển” - ông Ngô Sỹ Hoài, Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, chia sẻ như vậy trước thềm Diễn đàn năm nay. Và ngày hôm qua, cả bên trong và bên lề Diễn đàn, nhiều doanh nghiệp tiếp tục khẳng định điều này.

Với Ban tổ chức Diễn đàn, cảm nhận đó của cộng đồng doanh nghiệp có lẽ là món quà lớn nhất, là trái ngọt cho quá trình chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng và bao vất vả. Có lẽ ít ai biết, chưa đến 7 giờ, khi Phòng Khánh tiết, nơi diễn ra Diễn đàn, còn thưa vắng người, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải - Trưởng ban Tổ chức Diễn đàn, đã có mặt. Ông một lần nữa kiểm tra lại mọi khâu, mọi việc, dù chiều hôm trước đã làm việc này, và động viên những người phục vụ có mặt ở đó.

Từ thành công của những Diễn đàn trước, người dân và cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục chờ đợi trái ngọt của Diễn đàn năm nay. Đó là, từ những gợi ý, đề xuất chưa đựng hàm lượng khoa học cao ngày hôm qua, Quốc hội sẽ tiếp tục có các quyết sách hiệu quả để tăng cường năng lực nội sinh của doanh nghiệp, của đất nước cũng như kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững. 

Chính sách và cuộc sống

Cần chế tài mạnh bảo vệ dữ liệu cá nhân
Chính sách và cuộc sống

Chế tài mạnh bảo vệ dữ liệu cá nhân

Chuyển đổi số diễn ra nhanh chóng, sâu rộng trên hầu hết các lĩnh vực khiến dữ liệu cá nhân được chuyển lên môi trường điện tử thường xuyên, liên tục hơn, kéo theo đó là tình trạng lộ, mất dữ liệu cá nhân cũng diễn ra ngày càng phổ biến; tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân dù pháp luật đã có quy định không cho phép dưới mọi hình thức nhưng thực tế vẫn diễn ra phổ biến, công khai, nhiều hành vi chưa thể xử lý được vì thiếu quy định của pháp luật.

Hiệu quả thiết thực và toàn diện
Quốc hội và Cử tri

Hiệu quả thiết thực và toàn diện

Phát biểu tại Lễ phát động phong trào "Bình dân học vụ số" diễn ra mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh, đây phải trở thành một phong trào cách mạng, toàn dân, toàn diện, bao trùm, sâu rộng, không ai bị bỏ lại phía sau. Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, Nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi thì chỉ bàn làm, không bàn lùi.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Cải cách thủ tục giải thể doanh nghiệp

Thủ tục thành lập doanh nghiệp khá dễ dàng nhưng thủ tục giải thể “cực kỳ khó khăn”. Đây là phản ánh của doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát thực trạng cung cấp, thực hiện thủ tục hành chính cho doanh nghiệp năm 2024 do Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV - thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng) thực hiện.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam): Sửa đổi Luật Việc làm là cơ hội vàng để thể chế hóa các định hướng lớn của Nghị quyết 57, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh trong kỷ nguyên số
Chính sách và cuộc sống

Tranh thủ tối đa "cơ hội vàng"

Phát triển việc làm bền vững, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số và trong bối cảnh tinh gọn bộ máy - dù khó nhưng chúng ta có thể và phải làm được điều này, trước hết là phải tranh thủ tối đa "cơ hội vàng" từ sửa đổi toàn diện Luật Việc làm.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Tạo thuận lợi cho nhà giáo khi thuyên chuyển

Dự thảo Luật Nhà giáo vừa được cho ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7. Dự thảo luật đã khắc phục những khó khăn, vướng mắc, giải quyết các vấn đề phát sinh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về nhà giáo. Tuy vậy, đối với vấn đề thuyên chuyển nhà giáo của các cơ sở giáo dục công lập, cũng có ý kiến đề nghị cần quy định cụ thể, chặt chẽ để giáo viên không gặp khó khi thuyên chuyển.

Dựa vào nội lực để phát triển
Chính sách và cuộc sống

Dựa vào nội lực để phát triển

Theo số liệu thống kê, khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp khoảng 51% GDP, hơn 30% ngân sách nhà nước, tạo ra hơn 40 triệu việc làm, chiếm hơn 82% tổng số lao động trong nền kinh tế, đóng góp gần 60% vốn đầu tư toàn xã hội. Điều này cho thấy, kinh tế tư nhân đã và đang trở thành một trong những trụ cột quan trọng của nền kinh tế, là động lực quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng.

AMH
Quốc hội và Cử tri

Chống quảng cáo vi phạm trên mạng

Trong những năm gần đây, chống quảng cáo vi phạm pháp luật trên mạng dường như trở thành một cuộc chiến "nhọc nhằn". Quy định giám sát nội dung trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, được thảo luận tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách hôm nay, có thể trở thành công cụ hữu hiệu nếu được vận dụng đúng cách.

Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV
Chính sách và cuộc sống

Giám sát chặt văn bản quy định chi tiết

Sáng nay, 25.3, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 thảo luận các dự án luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV sẽ được tiến hành. Dự kiến, trong khoảng 2 ngày làm việc, các đại biểu sẽ tập trung thảo luận 9 dự án luật, trong đó, một số nội dung được đánh giá là rất khó, rất mới cần được “trao đi đổi lại” cho thật “chín”, thật “rõ”.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Lực đẩy cho hoạt động đổi mới sáng tạo

Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị đã xác định: đổi mới tư duy xây dựng pháp luật bảo đảm yêu cầu quản lý và khuyến khích đổi mới sáng tạo, loại bỏ tư duy “không quản được thì cấm”. Nhằm thể chế chủ trương này, dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo đã quy định nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ để thúc đẩy cho hoạt động đổi mới sáng tạo phát triển.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Mở rộng ứng dụng AI trong cơ quan nhà nước

Trong vài năm gần đây, một số trường hợp ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) của các cơ quan nhà nước ở Việt Nam cho thấy tiềm năng và đạt một số kết quả ban đầu. Tuy nhiên, các trường hợp ứng dụng còn ít cả về số lượng giải pháp AI, cơ quan và lĩnh vực được ứng dụng; thiếu cơ sở pháp lý và hướng dẫn cụ thể; chưa xác định đúng và giải trúng “bài toán” ứng dụng AI; năng lực để ứng dụng AI còn hạn chế cả về tài chính, dữ liệu và hạ tầng, con người. Từ những trường hợp thành công và chưa thành công, có thể rút ra một số bài học để khắc phục những điểm hạn chế đó, mở rộng việc ứng dụng AI trong các cơ quan nhà nước.

Kinh tế tư nhân với phát triển văn hóa trong kỷ nguyên mới
Chính sách và cuộc sống

Kinh tế tư nhân với phát triển văn hóa trong kỷ nguyên mới

Bùi Hoài Sơn

Nếu trong quá khứ, việc phát triển văn hóa chủ yếu dựa vào nguồn lực nhà nước, thì ngày nay, trong kỷ nguyên mới - thời đại số hóa, toàn cầu hóa và đổi mới sáng tạo - kinh tế tư nhân nổi lên như một trụ cột vững chắc, góp phần quyết định trong việc bảo tồn, sáng tạo và quảng bá văn hóa.

XÓA BỜ BAO, MỞ RỘNG KHÔNG GIAN KINH TẾ
Chính sách và cuộc sống

XÓA BỜ BAO, MỞ RỘNG KHÔNG GIAN KINH TẾ

Trời miền Tây vào mùa nước nổi, những cánh đồng giờ đây chỉ còn lác đác vài gốc rạ sót lại. Con nước dâng lên, len lỏi qua từng bờ bao nhỏ hẹp, nơi ngày xưa người ta quen “mạnh ai nấy giữ”, mỗi nhà một đám ruộng riêng, cắt nhau bởi những con bờ chật hẹp.

Ảnh minh họa
Quốc hội và Cử tri

Gỡ bỏ thủ tục trong nghiên cứu khoa học

“Các nhà khoa học mất quá nhiều thời gian, khoảng 50% thời gian, công sức dành cho các thủ tục”. Đây là thực tế được Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ ra khi đề cập về những tồn tại, hạn chế, rào cản, nút thắt đang cản trở phát triển của khoa học, công nghệ thời gian qua.

AMH
Quốc hội và Cử tri

Bảo vệ tiểu thương trên sàn thương mại điện tử

Thương mại điện tử ở Việt Nam duy trì đà tăng trưởng ấn tượng và trở thành một phần không thể thiếu trong nền kinh tế. Theo Bộ Công Thương, năm 2024, doanh số thương mại điện tử bán lẻ đạt 20,5 tỷ USD, chiếm 8% tổng doanh thu bán lẻ cả nước. Cùng với đó, số lượng gian hàng trực tuyến cũng tăng mạnh, với khoảng 650.000 cửa hàng có phát sinh đơn hàng trên các sàn thương mại điện tử.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Phiên họp thứ 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Chính sách và cuộc sống

Rành mạch về chính sách thuế

Từ gần 100 nhóm ngành nghề được ưu đãi đầu tư đang quy định tại các văn bản pháp luật về đầu tư và các luật chuyên ngành, dự luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) đã thu gọn phạm vi các ưu đãi thuế xuống còn 30 nhóm lĩnh vực. Dù vậy, theo các đại biểu Quốc hội, quy định như dự thảo Luật vẫn chưa bảo đảm được tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Không áp đặt cứng nhắc…
Chính sách và cuộc sống

Không áp đặt cứng nhắc…

Theo Nghị quyết số 25/NQ-CP về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên, có 18/63 địa phương được Chính phủ giao mục tiêu tăng trưởng GRDP hai con số, trong đó, Bắc Giang, Ninh Thuận, Hải Phòng được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP cao nhất cả nước.