Độc đáo Ngày Quốc khánh các nước

Quốc khánh là ngày rất đặc biệt và quan trọng đối với một quốc gia. Hầu hết các nước đều có ngày Quốc khánh và được tổ chức kỷ niệm long trọng, người dân được nghỉ làm việc, trẻ em được nghỉ học… Nhưng cũng có nước không có ngày Quốc khánh, có nước lại có nhiều hơn một ngày Quốc khánh; hoặc có nước gọi ngày đó là ngày Độc lập, trong khi một số nước lại kỷ niệm Quốc khánh là ngày sinh nhật của Vua hay Nữ hoàng…

Ở nhiều quốc gia từng là thuộc địa, ngày quốc khánh được gọi là ngày Độc lập, đánh dấu ngày quốc gia đó thoát khỏi chế độ cũ. Việc lấy ngày Độc lập là ngày Quốc khánh thường khá phổ biến và hầu hết các quốc gia chỉ có một ngày Quốc khánh mỗi năm. Tuy nhiên, một số nước (như Ấn Độ, Bangladesh và Pakistan) lại có nhiều hơn một ngày Quốc khánh. Trong khi đó, một số nước lại không có Quốc khánh chính thức, chẳng hạn như Vương quốc Anh.

Quốc khánh Nhật Bản: Ngày Kiến quốc

Ngày Quốc khánh hay còn gọi là ngày Kiến quốc (Kenkoku Kinen no Hi - foundation day) là ngày đại lễ quốc gia của Nhật Bản được tổ chức hằng năm vào ngày 11.2, nhằm mừng ngày thành lập đất nước Nhật Bản và Thiên hoàng đầu tiên Jimmu (Thần Vũ Thiên Hoàng).

Thời Minh Trị, Chính phủ Nhật Bản đã ấn định ngày để kỷ niệm sự kiện trọng đại của đất nước. Thời điểm đó cũng trùng với thời điểm Nhật Bản chuyển từ lịch Âm sang dùng lịch Dương (Tây lịch) vào năm 1873. Chính phủ Minh Trị đã ấn định ngày Lập quốc là ngày 1.1.1873 (Âm lịch), ngày 29.1.1872 (Dương lịch).

Tuy nhiên, người dân lại lầm tưởng ngày này sang Tết Âm lịch, thay vì là ngày Lập quốc. Vì vậy, Chính phủ đổi ngày Lập quốc sang ngày 11.2.1873 sau khi cho rằng đã tính toán “chính xác” ngày Thiên hoàng Jimmu ra đời, và kể từ đó, ngày 11.2 hằng năm trở thành ngày Quốc khánh của Nhật Bản.

Thực chất ngày Lập quốc được dùng để kỷ niệm Thiên hoàng và được đặt tên là Kigensetsu, được Thiên hoàng Minh Trị phê duyệt ấn định không những nhằm mục đích thống nhất ý chí người dân Nhật Bản hướng đến Thiên hoàng, mà còn nhằm củng cố quyền lực của ông, sau khi hạ bệ Mạc phủ Tokugawa, khôi phục quyền cai trị vào tay Thiên hoàng.

Tuy nhiên, đến khi Nhật Bản thua trận ở Thế chiến thứ II, kéo theo sự phế truất quyền lực của Thiên hoàng (từ sau chiến tranh, người ta gọi các đời Thiên hoàng về sau là Nhật hoàng), ngày Kigesetsu cũng bị bãi bỏ. Mỉa mai thay khi ngày 11.2 cũng là ngày Tướng MacArthur phê chuẩn bản sơ thảo của Nghị viện Nhật Bản năm 1946, đưa Nhật Bản đi theo con đường dân chủ tư sản và cũng là người đóng góp rất lớn trong công cuộc tái thiết và phát triển Nhật Bản sau này để trở thành “nước Mỹ của châu Á”. Cùng năm 1946, Ngày Kiến quốc được tái thiết lập, vẫn giữ nguyên là ngày 11.2 hằng năm.

Pakistan, Ấn Độ: Nhiều hơn một ngày Quốc khánh

Ngày Quốc khánh của Pakistan được tổ chức vào hai ngày: 23.3 và 14.8.

Pakistan

Ngày 23.3 được gọi là ngày Pakistan vì có rất nhiều ý nghĩa đối với quốc gia này: Là ngày thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của Pakistan, thành lập nước Cộng hòa Hồi giáo Pakistan vào ngày 23.3.1956. Từ thời điểm này, Pakistan đã trở thành nước cộng hòa Hồi giáo đầu tiên trên thế giới; ngày này (23.3.1940), còn được gọi là ngày Nghị quyết (Resolution Day) để kỷ niệm việc Nghị quyết Lahore được Liên đoàn Hồi giáo thông qua tại Lahore, kêu gọi thành lập một quốc gia độc lập có chủ quyền từ các tỉnh có đa số người Hồi giáo nằm ở Tây Bắc và Đông của Ấn Độ thuộc Anh, trở thành tiền đề cho cuộc đấu tranh thành lập quốc gia Pakistan sau này.

Trong khi đó, ngày 14.8 được gọi là ngày Độc lập của Pakistan, kỷ niệm ngày Pakistan giành được độc lập và được tuyên bố là một quốc gia có chủ quyền sau khi Vương quốc Anh kết thúc chế độ thực dân vào năm 1947.

Sau Pakistan đúng 1 ngày là ngày Độc lập của Ấn Độ, 15.8.1947, đánh dấu quốc gia này kết thúc 200 năm đô hộ của thực dân Anh. Sau này Ấn Độ còn một ngày Quốc khánh nữa, được gọi là ngày Cộng hòa 26.1, kỷ niệm ngày Ấn Độ trở thành quốc gia Cộng hòa đầu tiên của Khối Thịnh vượng chung vào năm 1950.

Anh quốc: Nước không có Quốc khánh chính thức

Vương quốc Anh là tên gọi tắt của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, quốc gia này có 4 đơn vị hành chính là Anh, Scotland, xứ Wales và Bắc Ireland. Anh Quốc từng là một trong những quốc gia lớn mạnh nhất thế giới và đặc biệt hơn, quốc gia này chưa từng bị đô hộ bởi bất kỳ nước nào khác. Vì thế, Anh Quốc không có ngày thống nhất đất nước (National Day) như phần nhiều quốc gia khác trên thế giới. Thay vào đó, ở mỗi đơn vị hành chính lại lấy một ngày Thánh để làm ngày Quốc Khánh đại diện cho xứ sở của mình.

Scotland, xứ Wales, Bắc Ireland hay Anh đều có một vị thánh khác nhau bảo hộ cho vùng đất của mình. Thay vì ở Scotland chọn ngày kỷ niệm Thánh Andrew (30.11) là ngày Quốc Khánh thì ở xứ Wales, người ta chọn 1.3 - ngày Thánh David để làm ngày kỷ niệm.

Tương tự ở Bắc Ireland, phần quốc gia này của Anh quốc chọn ngày lễ Thánh Patrick làm ngày Quốc khánh giống nước Ireland. Còn tại xứ Wales lại chọn ngày lễ của Thánh George 23.4 để tổ chức ăn mừng.

Vì có quá nhiều ngày lễ kỷ niệm tại Vương quốc Anh, và mỗi vùng lại có một ngày kỷ niệm riêng. Do đó đại bộ phận của Vương quốc Anh thống nhất chọn ngày sinh của nữ hoàng Elizabeth đệ nhị làm ngày Quốc khánh chung cho đất nước này mặc dù không mang ý nghĩa chính thức.

Pháp: Ngày chiếm ngục

Bastille Day - cách gọi khác của ngày Quốc khánh Pháp - là ngày kỷ niệm sự kiện chiếm ngục Bastille - nơi được coi là biểu tượng cho sự cầm quyền đầy áp bức dưới nền quân chủ chuyên chế.

Pháp

Vào ngày 14.7.1789, hàng nghìn người dân thành Paris, chủ yếu là công nhân, thợ thủ công và dân nghèo khởi nghĩa, tấn công ngục Bastille. “Hãy tiến chiếm Bastille!”- Lời kêu gọi được truyền đi từ người này sang người khác và chẳng bao lâu lan ra khắp thành phố. Từ tất cả mọi khu phố, đoàn người khởi nghĩa kéo về nhà ngục biểu tượng cho nền thống trị chuyên quyền phong kiến.

Mặc dù ngục Bastille được xây dựng với tường cao thành dày, bố trí trọng pháo, lại có giao thông hào ngăn cách, khống chế chặt chẽ hai đường cầu treo… Tuy nhiên, các cựu binh Pháp và lính Thụy Sĩ trấn giữ cũng không thể thắng được người dân Paris và buộc phải đầu hàng.

Cuộc tiến chiếm nguc Bastille đã thúc đẩy cao trào cách mạng ở thành thị và nông thôn, đánh dấu sự khởi đầu của cuộc cách mạng Pháp. Khí thế cách mạng thúc đẩy nông dân, công nhân khắp nơi đánh phá thành lũy của địa chủ, đốt bỏ các văn tự thu thuế của chính quyền phong kiến.

Kể từ đó, “Bastille Day” đã trở thành ngày Quốc khánh tượng trưng cho sự kết thúc “thời kỳ vương quyền cổ đại” của nước Pháp. Chính quyền cách mạng Pháp được thành lập và sau đó ra lệnh phá hủy nhà tù Bastille trong giai đoạn 1789 - 1790.

Hàn Quốc: Tiết Quang phục

Ngày 15.8.1945, khi Nhật Bản chính thức thừa nhận đầu hàng trong cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 cũng là thời điểm đánh dấu sự độc lập của Hàn Quốc và chính phủ Hàn Quốc chính thức được thành lập. Để kỷ niệm ngày thoát khỏi ách nô lệ của Nhật Bản cũng như ngày thành lập chính phủ, ngày 1.10.1949 chính phủ Hàn Quốc đã chính thức công nhận ngày 15.8 là ngày Quốc khánh hằng năm, còn gọi là Tiết Quang phục.

Trong ngày này có rất nhiều hoạt động kỷ niệm diễn ra trên khắp mọi miền của đất nước Hàn Quốc, thêm một điều đặc biệt nữa là tất cả mọi người (kể cả người ngoại quốc) sẽ được miễn phí vé vào thăm các khu di tích như cố cung hay các công viên quốc gia.

Quốc tế

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ
Thế giới 24h

Trung Quốc có thể xóa bỏ thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ

Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc việc hoãn áp thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ, do chi phí kinh tế của cuộc chiến thương mại ăn miếng trả miếng đang đè nặng lên một số ngành công nghiệp nhất định, hãng tin Bloomberg dẫn nguồn tin hiểu rõ vấn đề cho biết.

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”
Nhịp cầu giáo dục

Sinh viên Trung Quốc đang dần từ bỏ “giấc mơ Mỹ”

Thời gian gần đây, việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump siết chặt thị thực và cắt giảm tài trợ cho các trường Đại học đã trở thành mối lo ngại lớn đối với sinh viên quốc tế. Với sinh viên Trung Quốc, nhiều người chia sẻ khó khăn còn gia tăng do cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và làn sóng phân biệt ngày càng rõ rệt, khiến “giấc mơ Mỹ” không còn trở thành một sự lựa chọn hàng đầu.

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine
Thế giới 24h

Gian nan con đường chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

Những diễn biến gần đây giữa Nga và Ukraine đã cho thấy tính thiếu chắc chắn về các nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt cuộc xung đột đã kéo dài hơn 3 năm qua. Bản thân Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng phải thừa nhận, chấm dứt cuộc xung đột này khó khăn hơn ông tưởng.

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng
Quốc tế

Nhà Trắng cân nhắc cắt giảm thuế đối với Trung Quốc: Dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc giảm thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc để giảm căng thẳng thương mại. Bản thân Tổng thống Trump đánh tiếng thuế quan có thể được cắt giảm hơn một nửa. Mặc dù con số này vẫn ở mức rất cao và không có ý nghĩa về mặt thương mại, nhưng đã cho thấy thiện chí của hai cường quốc sẵn sàng “xuống thang”.

Mỹ cân nhắc thưởng tiền để khuyến khích phụ nữ sinh con
Thế giới 24h

Mỹ cân nhắc thưởng tiền để khuyến khích phụ nữ sinh con

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét hàng loạt biện pháp khuyến khích người dân lập gia đình và sinh con, khi tỷ lệ sinh ở nước này liên tục giảm và hiện tiệm cận mức thấp kỷ lục. Một trong những biện pháp được đề xuất là thưởng tiền mặt trị giá 5.000 USD (khoảng 130 triệu đồng) cho mỗi phụ nữ Mỹ sau khi sinh con.

Thổ Nhĩ Kỳ rung chuyển vì động đất
Thế giới 24h

Thổ Nhĩ Kỳ rung chuyển vì động đất

Theo Cơ quan Quản lý thảm họa và tình trạng khẩn cấp của Thổ Nhĩ Kỳ (AFAD), trận động đất mạnh 6,2 độ Richter xảy ra ở Biển Marmara gần Silivri, nằm cách Thủ đô Istanbul khoảng 70km về phía Tây, các cơn dư chấn vẫn đang tiếp diễn.

Mỹ công bố kế hoạch loại bỏ toàn bộ phẩm màu nhân tạo
Thế giới 24h

Mỹ công bố kế hoạch loại bỏ toàn bộ phẩm màu nhân tạo

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump chính thức công bố lộ trình loại bỏ phẩm màu nhân tạo trong thực phẩm trước năm 2027. Đây được xem là một phần trong nỗ lực cải tổ hệ thống thực phẩm quốc gia vì sức khỏe cộng đồng, hướng tới mục tiêu "Đưa nước Mỹ khoẻ mạnh trở lại". 

"Không khí mùa Đông" bao trùm cuộc họp mùa Xuân của WB và IMF
Quốc tế

"Không khí mùa Đông" bao trùm cuộc họp mùa Xuân của WB và IMF

Hàng trăm nhà lãnh đạo tài chính toàn cầu đã có mặt ở Washington để tham dự cuộc họp mùa Xuân của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế từ ngày 22 - 27.4, nhưng tâm trạng của họ đã rất khác so với khi họ đến diễn đàn này vào mùa Thu năm ngoái. Các chương trình nghị sự đa phương trước đây về phối hợp chính sách công nghiệp, biến đổi khí hậu, đầu tư nước ngoài, hỗ trợ dự án hay xóa nợ với các nước nghèo hơn dường như sẽ nhường chỗ cho một mối quan tâm lớn nhất đang bao trùm cả thế giới: thuế quan.

Nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu
Thế giới 24h

Nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu

Trung Quốc vừa tuyên bố áp hạn chế xuất khẩu thêm lên 7 loại nguyên tố đất hiếm và nam châm quan trọng… Các chuyên gia nhận định, các biện pháp hạn chế mới có nguy cơ dẫn tới cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng diện rộng, đặc biệt trong các lĩnh vực then chốt như ô tô, hàng không vũ trụ, bán dẫn và quốc phòng.

Nhà Trắng đang tìm kiếm chủ nhân mới cho Lầu Năm Góc?
Thế giới 24h

Nhà Trắng đang tìm kiếm chủ nhân mới cho Lầu Năm Góc?

Nhà Trắng đã bắt đầu quá trình tìm kiếm một vị chủ nhân mới tại Lầu Năm Góc để thay thế ông Pete Hegseth, theo một quan chức Mỹ yêu cầu giấu tên. Điều này xảy ra khi Bộ trưởng Quốc phòng Hegseth một lần nữa vướng vào những tranh cãi về việc chia sẻ thông tin chi tiết về hoạt động quân sự trong một cuộc trò chuyện nhóm.

Trật tự thế giới đang thay đổi như thế nào?
Việt Nam và các nước

Trật tự thế giới đang thay đổi như thế nào?

Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, Tổng thống Hoa Kỳ George HW Bush đã tuyên bố về một “trật tự thế giới mới”. Bây giờ, chỉ hai tháng sau khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ lần thứ hai, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu đã tuyên bố rằng “trật tự quốc tế đang trải qua những thay đổi ở quy mô chưa từng thấy kể từ năm 1945”. Nhưng “trật tự thế giới” là gì và trật tự này đang được duy trì hay thay đổi như thế nào? Dưới đây là bài viết của Giáo sư Joseph S. Nye, Jr., tại Đại học Harvard (*).

ITN
Nghị viện thế giới

Phá bỏ rào cản, khai mở tiềm năng

Trung Quốc đang có bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ và thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân với dự thảo cập nhật của Luật Thúc đẩy kinh tế tư nhân. Văn bản pháp lý quan trọng này được kỳ vọng không chỉ là tấm khiên pháp lý để bảo vệ khu vực tư nhân mà còn là đòn bẩy quan trọng để khu vực này phát triển nhờ phá bỏ các rào cản, khai mở tiềm năng và xây dựng môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch hơn. Động thái này phản ánh nỗ lực của Bắc Kinh nhằm củng cố niềm tin của nhà đầu tư, quyết tâm đưa kinh tế tư nhân thành một thành phần nòng cốt trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.