Đoàn ĐBQH TP Hà Nội: Đề xuất kéo dài độ tuổi nghỉ hưu trong lực lượng công an nhân dân

Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân, nhiều đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH TP Hà Nội cho rằng, việc kéo dài độ tuổi nghỉ hưu trong lực lượng công an nhân dân phải thống nhất, đồng bộ với các Luật và các quy định liên quan.

Kéo dài độ tuổi nghỉ hưu

Trong phiên thảo luận ở Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH TP Hà Nội thống nhất với việc sửa đổi một số quy định của Luật Công an nhân dân năm 2018 trong thời điểm hiện nay là cần thiết, nhằm thực hiện Kế hoạch số 81 ngày 5.11.2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai thực hiện Kết luận số 19-KL/TW, ngày 14.10.2021 của Bộ Chính trị về định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; thể chế hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng tại Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 23.5.2018 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội; thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng về xây dựng lực lượng CAND tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn Quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết số 12-NQ/TW, ngày 16.3.2022 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Đề xuất kéo dài độ tuổi nghỉ hưu trong lực lượng công an nhân dân
Toàn cảnh phiên thảo luận tổ

Các đại biểu cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân còn nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về Công an nhân dân, thực hiện chế độ, chính sách đối với lực lượng Công an nhân dân; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với quy định của Bộ luật Lao động về độ tuổi nghỉ hưu của người lao động; khắc phục một số khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn công tác, chiến đấu của lực lượng Công an nhân dân để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

ĐBQH Lê Nhật Thành cho rằng, đề xuất này là có cơ sở và phù hợp với thực tiễn. Bởi thứ nhất, đối với nam sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân công an tăng 2 tuổi, tương đương mức tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019. Thứ hai, đối với nữ: Hạ sĩ quan, sĩ quan có hạn tuổi phục vụ cao nhất dưới 55 thì tăng 2 tuổi, trong khi đó, Bộ luật Lao động năm 2019 quy định lao động nữ tăng 5 tuổi. Việc đề nghị tăng 2 tuổi của nữ Hạ sĩ quan, sĩ quan Công an nhân dân nhằm bảo đảm phù hợp với thực tiễn chiến đấu, công tác của lực lượng Công an nhân dân. Đặc biệt, đối với cán bộ trực tiếp chiến đấu, đòi hỏi phải có sức khỏe tốt để tác chiến được trong mọi môi trường, điều kiện, hoàn cảnh thì cần tiếp tục áp dụng hạn tuổi phục vụ cao nhất thấp hơn tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường và cơ bản tương đương với tuổi nghỉ hưu của người lao động làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại.

Cần văn bản quy định chi tiết về thăng cấp bậc hàm trước thời hạn

Đối với nội dung tại điểm c khoản 4 Điều 1 dự thảo Luật (sửa đổi khoản 3 Điều 30 Luật Công an nhân dân năm 2018) về kéo dài hạn tuổi trong trường hợp đặc biệt, Hòa thượng, ĐBQH Thích Bảo Nghiêm cho rằng, nội dung này là rất cần thiết, phù hợp bởi vì hạn tuổi phục vụ cao nhất của sĩ quan Công an nhân dân ngoài việc thực hiện theo quy định chung của Luật Công an nhân dân, trong một số trường hợp đặc biệt còn thực hiện theo quy định của Đảng, Nhà nước như tuổi nghỉ hưu của sĩ quan Công an nhân dân là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, đại biểu Quốc hội…

Tuy nhiên, theo ĐBQH Thích Bảo Nghiêm, Luật Công an nhân dân năm 2018 chưa quy định cụ thể về kéo dài hạn tuổi đối với các trường hợp này nên chưa bảo đảm thống nhất, đồng bộ với các quy định của Đảng, Nhà nước. Vì vậy, việc bổ sung quy định kéo dài hạn tuổi phục vụ trong các trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định là cần thiết và phù hợp.

Cơ bản đồng tình với các nội dung trong Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân nhưng ĐBQH Nguyễn Phương Thủy lại cho rằng, cần có văn bản quy định chi tiết về thăng cấp bậc hàm trước thời hạn với cấp Tướng. Việc thăng cấp bậc hàm không chỉ riêng cấp Tướng; đồng thời đề xuất giao Chính phủ quy định chung về tiêu chuẩn, quy định áp dụng nhằm đảm bảo tính toàn diện và thống nhất, kết nối liên thông các cấp bậc hàm.

Cùng với sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân, đại biểu Nguyễn Phương Thủy cũng đề xuất sẽ sửa Nghị định số 49/NĐ-2019 quy định chi tiết một số điều của Luật Công an Nhân dân; đồng thời bổ sung một số nguyên tắc nên được quy định trong Luật Công an Nhân dân (sửa đổi). Ngoài ra, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân cần phải tương đồng với Bộ Luật lao động.

Ngoài ra, các ĐBQH TP Hà Nội còn cho ý kiến vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Phát biểu kết luận tại phiên thảo luận, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các ĐBQH đối với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Những ý kiến, đề xuất sẽ được tổng hợp trước khi trình lên Quốc hội cho ý kiến đóng góp tại hội trường trong Kỳ họp thứ Năm này. 

Diễn đàn Quốc hội

Những ý kiến, kiến nghị của trẻ em cần được quan tâm, lắng nghe, tiếp thu
Diễn đàn Quốc hội

Quốc hội người lớn có trách nhiệm xem xét, “thực thi” nghị quyết của Quốc hội trẻ em

Những kiến nghị cụ thể về "Phòng, chống bạo lực học đường" và "Phòng, chống tác hại của thuốc lá và chất kích thích, đặc biệt trong môi trường học đường" đã được đưa vào Nghị quyết Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ Hai. Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục NGUYỄN THỊ MAI THOA - Phó Trưởng Ban tổ chức phiên họp giả định cho rằng, Quốc hội người lớn có trách nhiệm xem xét, “thực thi” hoặc giao nhiệm vụ cho các cơ quan có thẩm quyền “thực thi” nghị quyết này.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm khả thi, phổ quát, công bằng

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại Phiên họp thứ 37, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý, việc mở rộng đối tượng và mở rộng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế cần được xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng, bảo đảm tính khả thi, phổ quát, công bằng cũng như khả năng cân đối Quỹ bảo hiểm y tế và khả năng chi trả của người dân.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn Quốc hội trẻ em lần thứ Hai. Ảnh: Lâm Hiển
Diễn đàn Quốc hội

"Quốc hội trẻ em đã động chạm đến nhiều vấn đề cốt lõi"

Tại Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ Hai, các đại biểu Quốc hội trẻ em đã chỉ ra rằng, bạo lực học đường, tác hại của thuốc lá, chất kích thích trong môi trường học đường hiện đáng báo động, diễn ra dưới nhiều hình thức, cần triển khai nhiều giải pháp hiệu quả để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

Khai mạc Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ hai
Quốc hội và Cử tri

Cất cao tiếng nói của trẻ em

Vinh dự, tự hào khi đại diện cho hàng triệu trẻ em Việt Nam, mang theo tâm tư, nguyện vọng của bạn bè đồng trang lứa, các đại biểu Quốc hội trẻ em mong muốn cất cao tiếng nói, đưa ra ý kiến về những vấn đề xác đáng tại Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II năm 2024.

Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình phát biểu tại phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, kịp thời giải quyết thấu đáo các kiến nghị của cử tri

Ghi nhận các nỗ lực của các bộ, ngành trong giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội thời gian qua, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình đề nghị, các bộ, ngành tiếp tục phát huy kết quả đạt được trên tinh thần trách nhiệm, kịp thời giải quyết các kiến nghị của cử tri liên quan đến chủ trương, chính sách, pháp luật, nghị định, thông tư thuộc thẩm quyền quản lý.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Ngọc Sơn phát biểu tại Hội thảo "Thực trạng chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ ở nước ta hiện nay"
Diễn đàn Quốc hội

Đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý và hoạt động khoa học công nghệ

Tại hội thảo “Thực trạng chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ ở nước ta hiện nay” diễn ra sáng 27.9, các đại biểu cho rằng, cần thiết tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho lĩnh vực khoa học công nghệ để thể chế hóa đầy đủ, kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; tạo cơ sở pháp lý để phát triển nhanh, bền vững khoa học công nghệ. Trong đó, trọng tâm là sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ hiện hành.

Cân đối nguồn lực, bảo đảm khả thi
Văn hóa - Thể thao

Cân đối nguồn lực, bảo đảm khả thi

Cho ý kiến về đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 tại Phiên họp toàn thể lần thứ 8, các ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã chỉ ra những thách thức về nguồn lực và cơ chế phân bổ ngân sách, cũng như tính khả thi của các mục tiêu, chỉ tiêu.

Bảo đảm tính công bằng, trung lập của chính sách thuế
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính công bằng, trung lập của chính sách thuế

Góp ý vào dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp tại Phiên họp thứ 37, một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần rà soát thật kỹ dự thảo Luật, bảo đảm thể chế hoá chủ trương về cải cách hệ thống chính sách thuế nói chung, chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng đã được nêu tại các văn bản của Đảng, Nhà nước. Trong đó, rà soát để sửa đổi hoặc bãi bỏ ưu đãi miễn, giảm thuế không còn phù hợp với yêu cầu phát triển, bảo đảm tính trung lập của thuế để áp dụng ổn định trong trung và dài hạn.

Rõ lộ trình, giải pháp cụ thể giải quyết dứt điểm vụ việc tồn đọng, kéo dài
Diễn đàn Quốc hội

Rõ lộ trình, giải pháp cụ thể giải quyết dứt điểm vụ việc tồn đọng, kéo dài

Thảo luận Báo cáo của Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành chính năm 2024, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Chính phủ cần làm rõ các nội dung cần tập trung chỉ đạo, có giải pháp, lộ trình cụ thể để giải quyết dứt điểm những vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài. Đồng thời, hạn chế tối đa phát sinh vụ việc mới, gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.

Gắn trách nhiệm của từng chủ thể với nhiệm vụ cụ thể
Quốc hội và Cử tri

Gắn trách nhiệm của từng chủ thể với nhiệm vụ cụ thể

Qua xem xét báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023” tại Phiên họp chiều nay, 25.9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo Nghị quyết giám sát cần thể hiện rõ các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể, gắn trách nhiệm của từng chủ thể theo quy định của pháp luật.

Chú trọng phát triển trung tâm dịch vụ việc làm
Quốc hội và Cử tri

Chú trọng phát triển trung tâm dịch vụ việc làm

Cho ý kiến về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần ưu tiên bố trí nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để đầu tư, hiện đại hóa cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ cho các trung tâm dịch vụ việc làm. Trong đó, ngân sách trung ương hỗ trợ cho các địa phương đầu tư cơ sở vật chất cho các trung tâm, nhất là các địa phương ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng khó khăn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo
Quốc hội và Cử tri

Bao quát, khả thi, có tính dự báo cao

Cho ý kiến với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục đối chiếu, rà soát với các luật chuyên ngành và các cam kết quốc tế để hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên không gian mạng, các nền tảng số, bảo đảm tính khả thi và có tính dự báo cao.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo của Tổng Kiểm toán nhà nước về công tác năm 2024 của Kiểm toán nhà nước và dự kiến kế hoạch kiểm toán năm 2025
Diễn đàn Quốc hội

Lựa chọn nội dung kiểm toán có trọng tâm, trọng điểm

Cơ bản thống nhất với mục tiêu, định hướng, kế hoạch kiểm toán năm 2025 được Kiểm toán Nhà nước xác định, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tiếp tục rà soát kế hoạch kiểm toán, lựa chọn nội dung có trọng tâm, trọng điểm, kiểm toán trúng và đúng, cắt giảm các nhiệm vụ thực sự không cần thiết, trùng lặp với kế hoạch thanh tra.

Chỉ luật hóa các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội
Quốc hội và Cử tri

Chỉ luật hóa các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội

Nhất trí sự cần thiết sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, tại Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nhấn mạnh yêu cầu các nội dung sửa đổi cần tập trung khắc phục, tháo gỡ kịp thời các bất cập, vướng mắc cho doanh nghiệp, đồng thời, tạo môi trường pháp lý thống nhất và ổn định, bảo đảm tính nhất quán, rõ ràng trong các chính sách ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp. Đặc biệt, cần quán triệt quan điểm chỉ luật hóa các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Toàn cảnh Phiên họp thứ 11 Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Diễn đàn Quốc hội

Tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát

Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội và Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn là một hình thức giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Tại Phiên họp thứ 11 Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đại biểu cho rằng, nội dung này cần được luật hóa vì đây là một công cụ hết sức sắc bén của Quốc hội, Hội đồng nhân dân đã được thực tiễn chứng minh hiệu quả.

Giải quyết dứt điểm những vấn đề phát sinh từ việc xử lý các vụ án tham nhũng
Diễn đàn Quốc hội

Giải quyết dứt điểm những vấn đề phát sinh từ việc xử lý các vụ án tham nhũng

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 tại Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Báo cáo của Chính phủ cần phân tích, làm rõ hơn về công tác phòng, chống tiêu cực. Cụ thể, cần tổng kết, đánh giá, nhận diện đầy đủ các hạn chế và nguyên nhân để dự báo đúng tình hình tham nhũng; trên cơ sở đó xác định rõ nguyên nhân chủ yếu và đề ra giải pháp đột phá với công tác này.

Nguồn: ITN
Diễn đàn Quốc hội

Tội phạm tham nhũng, kinh tế vẫn diễn biến phức tạp, gây thất thoát lớn cho tài sản Nhà nước

Đây là một trong những thông tin được chỉ ra trong Báo cáo tổng hợp ý kiến của các cơ quan của Quốc hội, Ban Dân nguyện về việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV đến hết năm 2023 trình UBTVQH tại Phiên họp thứ 36.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng phát biểu tại cuộc làm việc
Diễn đàn Quốc hội

Điều kiện cần và đủ là phát triển giao thông công cộng

Tại cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023” với Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng khẳng định, quy định pháp luật về việc hạn chế phương tiện giao thông tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã có. Song điều kiện cần và đủ vẫn là phát triển phương tiện giao thông công cộng. Chỉ khi nào phương tiện giao thông công cộng đáp ứng được ít nhất 50 - 70% nhu cầu thì mới hạn chế phương tiện cá nhân vào thành phố.