Dư âm Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội Khóa XV

Sau hơn 16 ngày làm việc khẩn trương, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội Khóa XV đã thành công tốt đẹp trên nhiều phương diện. “Thành công của kỳ họp lần này tiếp tục khẳng định những bước tiến quan trọng trong việc xây dựng một Quốc hội “Chủ động, Trí tuệ, Đoàn kết, Đổi mới và Trách nhiệm”, một Quốc hội ngày càng dân chủ, công khai, minh bạch, gắn bó mật thiết với cử tri, Nhân dân; đồng thời là hiện thân của khối đại đoàn kết toàn dân tộc” - khẳng định của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trong phát biểu bế mạc kỳ họp đã gợi mở rất nhiều cho hoạt động của HĐND các cấp, nhất là trong công tác chuẩn bị, tổ chức kỳ họp cuối năm sắp tới.

Bài 1

Thành công từ sự chủ động, trí tuệ và trách nhiệm

“Đây là một kỳ họp được chủ động rút ngắn so với các kỳ họp cuối năm của Quốc hội những khóa gần đây nhưng vẫn bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đúng quy định” - kết quả này là cả một quá trình nỗ lực, không chỉ dừng lại ở công tác chuẩn bị với tinh thần kỹ lưỡng, từ sớm, từ xa mà còn là ở sự linh hoạt trong lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp. Trên hết, làsự nhập cuộc nhanh nhạy, trách nhiệm, trí tuệ của từng đại biểu, nhất là vai trò sắc nét của người đứng đầu. Những kinh nghiệm quý này không chỉ gợi mở mà còn là động lực thôi thúc HĐND các địa phương trong chuẩn bị, tổ chức tốt cho kỳ họp cuối năm trước bối cảnh dịch bệnh Covid-19 dự báo còn tiếp tục diễn biến phức tạp.

	Đại biểu Quốc hội dự Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội Khóa XV Ảnh: Quang Khánh
Đại biểu Quốc hội dự Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội Khóa XV
Ảnh: Quang Khánh

Linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế

Trên cơ sở công tác chuẩn bị kỹ lưỡng, từ sớm, từ xa, thành công của Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội Khóa XV trước hết đến từ sự linh hoạt, hết sức phù hợp trong cách thứctổ chức với nhiều đổi mới thích ứng với bối cảnh dịch bệnh Covid-19 ở nước ta cơ bản được kiểm soát nhưng vẫn diễn biến phức tạp và khó lường. Đó là việc tổ chức kỳ họp thành 2 đợt, kết hợp giữa họp trực tuyến và tập trung. Đối với đợt họp trực tuyến, Quốc hội đã chia tổ thảo luận cả ở Nhà Quốc hội và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổng hợp nhanh và đầy đủ kết quả thảo luận tổ… Như chia sẻ của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trong phát biểu bế mạc kỳ họp: “Một số đề xuất đổi mới cách thức tổ chức kỳ họp theo hình thức trực tuyến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được Quốc hội đồng tình và đạt kết quả tốt như: Chia tổ thảo luận cả ở Nhà Quốc hội và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thử nghiệm biểu quyết điện tử, bố trí thảo luận tổ, tổng hợp nhanh và đầy đủ kết quả thảo luận tổ…”.

Đánh giá việc tổ chức thảo luận Tổ, thảo luận theo Đoàn ĐBQH, nhiều ý kiến cho rằng đây là đổi mới khá hiệu quả do có nhiều chuyên gia đầu ngành tham gia, nhất là thảo luận tại từng địa phương có sự góp mặt của lãnh đạo địa phương, các sở, ngành cùng dự họp đã tranh thủ thêm nhiều ý kiến sát thực tiễn, đa chiều đóng góp vào các dự án luật, nghị quyết. Từ đó, góp phần hoàn thiện các văn bản, khi được thông qua tính khả thi chắc chắn sẽ cao hơn.

Trên cơ sở báo cáo tổng hợp rất nhanh và kịp thời ý kiến thảo luận ở tổ, các cơ quan trình và cơ quan thẩm tra đã phối hợp chuẩn bị báo cáo giải trình, tiếp thu bước đầu gửi ĐBQH làm căn cứ cho thảo luận ở hội trường. Qua đó, giúp đại biểu chuẩn bị ý kiến kỹ lưỡng hơn, tập trung vào những vấn đề quan trọng, những nội dung còn ý kiến khác nhau.

Dấu ấn vai trò sắc nét của Chủ tọa

Không chỉ dừng lại ở những con số ấn tượng: 2.927 lượt ĐBQH phát biểu tại 8 phiên thảo luận tổ và 498 lượt ĐBQH thảo luận tại 16 phiên họp toàn thể tại hội trường, sự nhập cuộc nhanh nhạy, trách nhiệm, trí tuệ của các ĐBQH ngay từ kỳ họp thường kỳ đầu tiên của nhiệm kỳ Khóa XV còn được thể hiện rõ nét ở chất lượng các ý kiến thảo luận, tranh luận, chất vấn, truy vấn. Đó là việc thể hiện chính kiến rõ ràng trong trình bày quan điểm đối với các dự án luật trình Quốc hội; nhiều ý kiến đóng góp thiết thực, hiến kế cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, công cuộc phục hồi phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng, hoàn thiện thể chế; những chất vấn, truy vấn hết sức ngắn gọn, sắc nét đối với những vấn đề quốc kế dân sinh nóng bỏng đang đặt ra dưới tác động to lớn của đại dịch Covid-19.

Đặc biệt, là dấu ấn của Chủ tọa trong điều hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Không chỉ sắc bén, linh hoạt, “khéo léo” phát huy tinh thần dân chủ, trách nhiệm, hướng cả người hỏi và người trả lời vào làm rõ những vấn đề trọng tâm, huy động sự tham gia trả lời, giải trình thêm của các "tư lệnh" ngành, Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách, cộng đồng trách nhiệm để làm rõ hơn những vấn đề đặt ra; mà còn là sự quyết liệt, quyết tâm theo đến cùng để làm sáng tỏ những vấn đề nóng bỏng thực tiễn đang đặt ra, hầu hết đều liên quan đến dịch bệnh Covid-19 để có những chuyển biến tích cực ngay sau kỳ họp.

Vừa gợi mở, vừa là động lực thôi thúc đổi mới

Thời điểm này, HĐND các địa phương đang nỗ lực chuẩn bị để bảo đảm tiến độ, chất lượng các nội dung cho kỳ họp thường lệ cuối năm, bàn, quyết định nhiều nội dung quan trọng. Cùng với học tập kinh nghiệm chuẩn kỹ từ sớm, kỹ lưỡng các nội dung trình kỳ họp theo kinh nghiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội để giảm thiểu sự bị động, nâng cao chất lượng các nội dung trình kỳ họp theo tinh thần chỉ chấp nhận những nội dung đã được chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng để bảo đảm chất lượng các quyết sách. Thành công trong tổ chức Kỳ họp thứ Hai của Quốc hội Khóa XV vừa gợi mở, vừa là động lực thôi thúc Thường trực, các Ban HĐND không ngừng phát huy vai trò, trách nhiệm, nỗ lực đổi mới, sáng tạo, trước mắt là tổ chức thành công kỳ họp thường lệ cuối năm.

Đó là việc linh hoạt trong lựa chọn cách thức tổ chức kỳ họp để phù hợp với yêu cầu thực tiễn, nhất là diễn biến dịch bệnh Covid-19 ở từng địa phương. Trong đó, kinh nghiệm hay trong tổ chức thảo luận tổ trước kỳ họp ở một số địa phương cần được phát huy rộng rãi hơn, nhất là ở những địa bàn dịch bệnh diễn biến phức tạp. Theo đó, cùng với tách hẳn hoạt động thảo luận tổ ra khỏi chương trình kỳ họp là đổi mới trong cách thức tổ chức như: Xây dựng những nội dung gợi ý cần thảo luận theo các nhóm vấn đề gửi các Tổ đại biểu cùng với tài liệu kỳ họp; thành phần mở rộng bao gồm Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQ và các ngành chuyên môn cấp huyện, thành phố (địa bàn đắc cử của Tổ đại biểu) để tham gia phát biểu, cung cấp thêm thông tin tình hình địa phương, các thông tin liên quan để đại biểu nghiên cứu, thảo luận. Với một số chuyên đề, có thể chủ động mời chuyên gia và cử tri là đối tượng tác động cùng tham gia.

Là việc phát huy tinh thần trách nhiệm, trí tuệ của đại biểu trong các phiên họp toàn thể, nhất là vai trò Chủ tọa trong điều hành. Theo chia sẻ của lãnh đạo Thường trực HĐND nhiều địa phương, yêu cầu đặt ra không chỉ là am hiểu vấn đề, là độ nhanh nhạy, sắc bén và “khéo léo” trong điều hành, xử lý tình huống để tạo không khí dân chủ, mà trên hết là bản lĩnh, trách nhiệm của người đứng đầu, để cơ quan quyền lực nhà nước hoạt động ngày càng thực quyền, hiệu quả, xứng đáng hơn với kỳ vọng của cử tri và Nhân dân.

Kỳ họp

Cần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống dịch bệnh
Thời sự Quốc hội

Cần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống dịch bệnh

Khẳng định việc Quốc hội ban hành Nghị quyết số 30/2021/QH15 là rất kịp thời, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết theo yêu cầu của thực tiễn trong phòng, chống dịch Covid-19, các đại biểu Quốc hội cho rằng, để tiếp tục duy trì vững chắc thành quả trong phòng, chống đại dịch Covid-19 cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hơn hệ thống chính sách pháp luật về phòng, chống dịch bệnh cũng như ứng phó với những vấn đề khẩn cấp trong tương lai.

Khẳng định nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự chủ động, nhanh nhạy, quyết đoán của Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Khẳng định nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự chủ động, nhanh nhạy, quyết đoán của Quốc hội

Thảo luận tại tổ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, sáng nay, 22.10, các đại biểu cho rằng, phát triển kinh tế năm 2022 có nhiều điểm sáng, tuy nhiên trong thời gian tới cần làm rõ hơn thực trạng, nguyên nhân khách quan, chủ quan và để xuất các giải pháp cụ thể, phù hợp trong việc giải ngân các gói kích thích phục hồi và phát triển kinh tế, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, quản lý thị trường tài chính…

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khóa XV
Chính trị

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khóa XV

Đúng 9h00 sáng nay, 23.5, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội đã khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khóa XV. Đây là kỳ họp đầu tiên của nhiệm kỳ Khóa XV Quốc hội họp tập trung cả kỳ tại Nhà Quốc hội.

Khơi thông và phát huy nguồn lực phát triển
Xây dựng luật

Khơi thông và phát huy nguồn lực phát triển

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật). Đây là đạo luật nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật, khơi thông và phát huy nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19; đơn giản hóa thủ tục đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
Tham gia nhiều ý kiến sâu sắc, thiết thực
Kỳ họp

Tham gia nhiều ý kiến sâu sắc, thiết thực

Với tinh thần làm việc khẩn trương, nghiêm túc, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra. Đóng góp chung vào thành công đó, các ĐBQH Đoàn Hà Tĩnh đã tích cực nghiên cứu, tham gia nhiều ý kiến sâu sắc, thiết thực vào các nội dung kỳ họp.
Tiền lệ tốt cho việc tổ chức các kỳ họp bất thường
Kỳ họp

Tiền lệ tốt cho việc tổ chức các kỳ họp bất thường

Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, đoàn kết, trí tuệ. Kết quả kỳ họp thể hiện sự tích cực, chủ động, trách nhiệm cao của Quốc hội trước đòi hỏi của thực tiễn đất nước và mong muốn, nguyện vọng của người dân, doanh nghiệp; sự phối hợp chặt chẽ của Chính phủ và phối hợp chuẩn bị từ sớm của các cơ quan của Quốc hội trong việc chuẩn bị kỳ họp. Khẳng định điều này, các đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, việc Quốc hội tổ chức thành công Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất đã giúp Quốc hội có những kinh nghiệm tốt, tạo tiền lệ cho việc tổ chức các kỳ họp bất thường tiếp theo để kịp thời đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn.
Quyết liệt, kịp thời trước những vấn đề cấp bách
Kỳ họp

Quyết liệt, kịp thời trước những vấn đề cấp bách

Theo đại biểu Quốc hội HOÀNG VĂN CƯỜNG (Hà Nội), thành công của Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV trước hết là nhờ công tác chuẩn bị tổ chức bài bản, khoa học và sự điều hành linh hoạt của Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Cùng với đó, là tinh thần làm việc rất khẩn trương, quyết liệt, trách nhiệm, không quản ngại phục vụ Nhân dân, vì lợi ích của Nhân dân của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đội ngũ tham mưu, phục vụ hoạt động của Quốc hội.
Chủ động, quyết liệt trong triển khai thực hiện
Kỳ họp

Chủ động, quyết liệt trong triển khai thực hiện

Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, phạm vi áp dụng rộng, thời gian triển khai ngắn, do đó, quá trình triển khai thực hiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bảo đảm hiệu quả của Nghị quyết. Nhấn mạnh điều này, chuyên gia kinh tế NGUYỄN MINH PHONG, cho rằng, Chính phủ cần khẩn trương ban hành chương trình, kế hoạch hành động ngay, chậm ngày nào là doanh nghiệp, người dân, nền kinh tế khó khăn thêm ngày đó.
Giải quyết các vấn đề cấp bách trong thực tiễn
Kỳ họp

Giải quyết các vấn đề cấp bách trong thực tiễn

Chiều qua, Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV đã khép lại chương trình nghị sự. Từ các địa phương, nhiều ĐBQH, đại biểu HĐND nhấn mạnh: Dù chưa từng có tiền lệ song kỳ họp đã diễn ra hết sức thành công, đạt được mục tiêu cao nhất là giải quyết các vấn đề cấp bách trong thực tiễn. Tinh thần và kết quả của kỳ họp đã tạo ra những khí thế mới, thời cơ mới để đất nước tiếp tục phát triển bền vững, đời sống người dân được nâng cao, niềm tin của Nhân dân ngày càng được củng cố vững chắc.
Chủ động, trách nhiệm cao trước đòi hỏi của thực tiễn đất nước
Kỳ họp

Chủ động, trách nhiệm cao trước đòi hỏi của thực tiễn đất nước

Sau 4,5 ngày làm việc, Kỳ họp bất thường thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV đã bế mạc vào chiều qua, 11.1, hoàn thành toàn bộ chương trình nghị sự, thông qua 4 nghị quyết và 1 luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 luật. Đây là những quyết đáp đặc biệt quan trọng của Quốc hội, đáp ứng đúng, trúng yêu cầu, đòi hỏi cấp bách của thực tiễn đất nước đang đặt ra. Nhấn mạnh điều này, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội BÙI VĂN CƯỜNG mong muốn, ngay sau Kỳ họp, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cần khẩn trương triển khai hiệu quả các nghị quyết, luật ngay từ năm đầu tiên, tạo động lực mới cho sự phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hoàn thành trọng trách với đất nước, với cử tri và Nhân dân
Kỳ họp

Hoàn thành trọng trách với đất nước, với cử tri và Nhân dân

Trao đổi với PV Báo Đại biểu Nhân dân, nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá, các nội dung được trình Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp bất thường đều rất cấp bách, đặc biệt là Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Với tinh thần chủ động, linh hoạt, Kỳ họp bất thường được Quốc hội tổ chức ngay trong những ngày đầu năm mới 2022 được cử tri đặc biệt quan tâm và đặt nhiều kỳ vọng!
Triển vọng mới trong chiến lược phát triển của đất nước
Thời sự Quốc hội

Triển vọng mới trong chiến lược phát triển của đất nước

Theo dõi sát sao diễn tiến và nội dung Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất, Quốc hội Khóa XV thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, cử tri và Nhân dân nhận thấy các nội dung kỳ họp rất thiết thực, không chỉ mang hơi thở cuộc sống đến nghị trường mà còn mở ra triển vọng mới trong chiến lược phát triển đất nước. Những đại biểu của dân đã ý thức rõ trách nhiệm chính trị, tập trung trí tuệ, thảo luận, tranh luận sôi nổi, nghiên cứu, phân tích, phòng ngừa trục lợi chính sách, cân nhắc kỹ lưỡng từng vấn đề, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, sâu sắc, thiết thực.