ĐBQH, Thượng tọa Thích Đức Thiện (Điện Biên): Các tôn giáo đồng hành cùng dân tộc trong mọi hoàn cảnh lịch sử

Đây là khẳng định của ĐBQH, Thượng tọa Thích Đức Thiện (Điện Biên) tại phiên thảo luận tại hội trường chiều nay, 29.5 về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Các tổ chức tôn giáo có nhiều đóng góp vào chiến thắng dịch bệnh

Cơ bản đồng thuận với bản báo cáo giám sát về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng, ĐBQH Thích Đức Thiện nhìn nhận: những tháng ngày chống dịch như chống giặc vừa qua, chúng ta tự hào về truyền thống văn hoá, nghĩa tình, và sự kiên cường của người dân Việt Nam. Trong mọi hoàn cảnh, dù là kẻ thù hữu hình có thể nhận diện âm mưu, thủ đoạn cho đến kẻ thù vô hình khó nhận diện và lường trước diễn biến, song với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, chúng ta đã chiến thắng trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 rất thành công và trở thành điểm sáng của thế giới.

Đại biểu Quốc hội Thượng tọa Thích Đức Thiện (Điện Biên): Tôn giáo đồng hành cùng dân tộc trong mọi hoàn cảnh lịch sử -0
ĐBQH, Thượng tọa Thích Đức Thiện (Điện Biên) phát biểu tại hội trường chiều 29.5

Với mục tiêu chống dịch bảo đảm an toàn sức khoẻ cho người dân là trên hết, trước hết; không ai bị bỏ lại phía sau; chiến lược vừa chống dịch, vừa phục hồi, phát triển kinh tế theo phương châm mục tiêu kép, đại biểu cho rằng: Cả nước đã đoàn kết đồng lòng tập trung tất cả nguồn lực chống dịch. Trong đó ngoài nguồn lực giá trị vật chất có thể cân, đong, đo, đếm thì nguồn lực phi vật chất, nguồn lực tinh thần, lòng yêu nước, thương người như thể thương thân, lá lành đùm lá rách của truyền thống văn hoá dân tộc Việt Nam là sức mạnh vô địch và là nguồn lực vô tận. "Đóng góp của nhân dân trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 là vô cùng to lớn, không thể “cân, đo, đong, đếm”. Đó còn là tình nghĩa đồng bào, là ý thức trách nhiệm, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, cần được ghi nhận, biểu dương, tôn vinh".

Cũng theo ĐBQH, Thượng tọa Thích Đức Thiện:trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 vừa qua, các tổ chức tôn giáo ở nước ta và đồng bào có đạo ở cả trong nước và ở nước ngoài đã có những đóng góp nguồn lực đáng kể góp phần vào chiến thắng dịch bệnh và phục hồi, phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.Tăng Ni, đồng bào Phật tử, các chùa, cơ sở tự viện đã thực hiện rất nghiêm các quy định, các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh theo quy định. Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã kêu gọi sự đồng thuận xã hội trong thực hiện giãn cách ngay sau khi có chỉ thị giãn cách xã hội của Thủ tướng Chính phủ. Các chùa tạm dừng tất cả sinh hoạt tập trung đông người, dừng tổ chức tất cả các lễ hội, các khoá lễ, khóa tu tập trung đông người; kêu gọi và động viên Tăng ni, Phật tử tích cực đóng góp nguồn lực cho Quỹ phòng, chống dịch Covid-19, Quỹ Vắc xin do Chủ tịch Nước, Thủ tướng Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam phát động; mua sắm trang thiết bị y tế ủng hộ cho các cơ sở y tế như khẩu trang, quần áo bảo hộ y tế, nước sát khuẩn, máy thở, bình ô xy, phòng áp lực âm, xe cứu thương, thuốc cho bệnh nhân…và hàng trăm tấn lương thực gạo, thực phẩm rau quả.

Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật

Đại biểu cũng cho biết: Ngay sau khi nhận được cuộc điện thoại của Thủ tướng Phạm Minh Chính vào lúc 23 giờ 45 phút đêm, sáng hôm sau, phong trào “Bữa cơm yêu thương” trong vùng tâm dịch phục vụ lực lượng chống dịch và nhân dân được tiến hành. Đã có hàng triệu suất ăn yêu thương trong vùng tâm dịch, hàng chục nghìn túi an sinh, túi thuốc F0, các cây ATM gạo, các siêu thị hạnh phúc 0 đồng… góp phần giúp cho người nghèo, người yếu thế vượt qua được những khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch trị giá hàng trăm tỷ đồng. Nhiều Tăng ni, Phật tử đã xung phong “Cởi áo Cà sa, tham gia chống dịch” tình nguyện vào tuyến đầu chống dịch phục vụ tại các bệnh viện dã chiến như bệnh viện số 10 TP. Thủ Đức, số 16 của bệnh viện Bạch Mai tại Quận 7, bệnh viện số 13 của bệnh viện Việt Đức tại huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh, bệnh viện dã chiến của bệnh viện Trung ương Thái Nguyên tại tỉnh Long An, các khu thu dung, bệnh viện tại Bình Dương, và các tỉnh phía Nam. Nhiều chùa được sử dụng làm nơi cách ly tập trung phòng, chống dịch bệnh Covid-19 để chung tay chiến thắng đại dịch đưa cuộc sống trở lại bình an.

Cũng theo ĐBQH, Thượng tọa Thích Đức Thiện: Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tham gia thực hiện chương trình cứu trợ nhân đạo quốc tế do ảnh hưởng của dịch Covid-19 tại Lào, Campuchia, Ấn Độ, Nepal gồm: lương thực, thực phẩm thiết yếu, trang thiết bị vật tư y tế. Qua đó nâng cao vị thế, hình ảnh của đất nước, con người Việt Nam đối với bạn bè quốc tế.

Với những đóng góp cả về vật chất và tinh thần của các tôn giáo là nguồn lực đáng kể thể hiện tinh thần sống tốt đời đẹp đạo, truyền thống nhập thế, đồng hành cùng dân tộc trong mọi hoàn cảnh lịch sử. Trải qua những khó khăn trong cuộc chiến chống dịch bệnh Covid-19, ĐBQH, Thượng tọa Thích Đức Thiện đề nghị: cần phải hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về việc huy động sức dân tham gia chống dịch và thiên tai khi khẩn cấp; nguồn lực huy động phòng, chống dịch bệnh, thiên tai khẩn cấp cần tập trung từ khâu tiếp nhận đến khâu phân bổ nguồn lực; tập trung nâng cao năng lực cả về cơ sở vật chất và chuyên môn đội ngũ y, bác sĩ tại các cơ sở y tế tuyến cơ sở để đảm bảo sự ứng phó kịp thời, nhanh chóng và hiệu quả khi có dịch bệnh. "Tuy nhiên sự đầu tư đó không mang tính dàn đều mà có trọng tâm, trọng điểm ở từng địa phương có điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Có vậy mới phát huy hiệu quả và tránh sự lãng phí nguồn lực đầu tư" - đại biểu nói. 

Ý kiến đại biểu

Gỡ “điểm nghẽn” tài chính cho các dự án BOT giao thông
Ý kiến đại biểu

Gỡ “điểm nghẽn” tài chính cho các dự án BOT giao thông

Cần sửa đổi Luật để khắc phục “điểm nghẽn” cho cả các dự án BOT giao thông đã khai thác vận hành để tháo gỡ khó khăn, củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư. Đây là kiến nghị của ĐBQH Hoàng Văn Nghiệm - Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn trong buổi thảo luận tại Tổ của Quốc hội chiều 26.10.

Khắc phục những bất cập, khó khăn trong thực hiện biện pháp cưỡng chế thu nợ thuế
Ý kiến đại biểu

Khắc phục những bất cập, khó khăn trong thực hiện biện pháp cưỡng chế thu nợ thuế

Phát biểu về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật gồm Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia, ĐBQH Trần Thị Vân (Bắc Ninh) cho rằng việc quy định rõ cơ quan quản lý thuế phải có đủ thông tin, điều kiện thì mới thực hiện cưỡng chế.

ĐBQH Huỳnh Thị Phúc
Ý kiến đại biểu

Bổ sung quy định khấu trừ thuế giá trị gia tăng khi thanh toán bằng cổ phiếu, trái phiếu

Sáng 29.10, phát biểu tại hội trường về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), ĐBQH Huỳnh Thị Phúc (Bà Rịa- Vũng Tàu) đề nghị Ban soạn thảo cần xem xét bổ sung quy định cho phép khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào khi thanh toán bằng cổ phiếu, trái phiếu. Đây là các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, cần được quy định để tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong hoạt động giao dịch.

ĐBQH Leo Thị Lịch (Bắc Giang)
Ý kiến đại biểu

Bảo đảm linh hoạt và chặt chẽ trong thực hiện đầu tư công

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, các quy định tại dự thảo Luật đã đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong đầu tư công, tạo sự chủ động, linh hoạt cho tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, cần tiếp tục rà soát các điều, khoản liên quan đến phân cấp, phân quyền; bổ sung đánh giá tác động với một số nội dung; thực hiện lấy ý kiến đầy đủ các đối tượng chịu tác động… để bảo đảm chặt chẽ, tạo thuận lợi trong thực hiện.

Không miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ
Ý kiến đại biểu

Không miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ

Tham gia ý kiến tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), ĐBQH Hoàng Minh Hiếu (Nghệ An) bày tỏ sự đồng tình việc không quy định miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ; đồng thời, thống nhất với quy định nhà quản lý sàn giao dịch điện tử, nhà quản lý nền tảng số thực hiện kê khai, nộp thuế thay cho các hộ, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử…

Tập trung vào các biện pháp thúc đẩy sự minh bạch thông tin và nâng cao hiểu biết của nhà đầu tư
Ý kiến đại biểu

Tập trung vào các biện pháp thúc đẩy sự minh bạch thông tin và nâng cao hiểu biết của nhà đầu tư

Ngày 29.10, Phát biểu tại phiên thảo luận tổ về Luật Chứng khoán, theo ĐBQH Nguyễn Như So (Bắc Ninh), nên tập trung vào các biện pháp thúc đẩy sự minh bạch thông tin và nâng cao hiểu biết của nhà đầu tư, để họ có thể tự quyết định và tự chịu trách nhiệm đối với các giao dịch của mình. Điều này không chỉ hỗ trợ sự phát triển của thị trường vốn mà còn tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng cho doanh nghiệp.

Quang cảnh họp Tổ 14
Ý kiến đại biểu

Không tạo ra rào cản, vướng ở đâu gỡ ở đó

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) chiều 29.10, một số ĐBQH đề nghị, nếu là công trình, dự án liên xã thì giao cho Ban quản lý dự án của cấp huyện làm đơn vị chủ quản, chủ đầu tư nhằm bảo đảm chuyên môn và công tác quản lý. Đặc biệt, việc sửa đổi Luật lần này sẽ không tạo ra rào cản, đúng với tinh thần "vướng ở đâu, gỡ ở đấy", đồng thời không đưa vào dự thảo Luật những nội dung chưa chín, chưa rõ, chưa cụ thể.

Phân cấp mạnh, địa phương có đủ sức đảm đương?
Ý kiến đại biểu

Phân cấp mạnh, địa phương có đủ sức đảm đương?

Thảo luận tại Tổ 4, chiều 29.10 về dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), các đại biểu khẳng định việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền là cần thiết. Tuy nhiên, ĐBQH Lê Tiến Châu (Hải Phòng) lưu ý, cần tính đến việc liệu địa phương và các chủ đầu tư có đủ sức đảm đương không?

Toàn cảnh phiên thảo luận tại Tổ 6
Ý kiến đại biểu

Tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương trong đầu tư công

Chiều 29.10, thảo luận về Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), các đại biểu tại Tổ 6 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Giang, Bình Định, Sóc Trăng, Bạc Liêu) đề nghị: việc sửa đổi luật cần xem xét về tổng thể, đánh giá toàn diện những tồn tại, hạn chế để khắc phục các vướng mắc, khó khăn trong thực hiện đầu tư công...

ĐBQH Trần Quốc Quân (Long An) phát biểu thảo luận. Ảnh: Đào Cảnh
Ý kiến đại biểu

Gỡ “điểm nghẽn” thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Chiều 29.10, thảo luận tại Tổ 11 (gồm Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh: Đà Nẵng, Tây Ninh, Long An, Sơn La) về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), các ĐBQH cho rằng, dự luật lần này đã sửa đổi khá toàn diện, tháo gỡ được nhiều “điểm nghẽn”, vướng mắc trong phân cấp, phân quyền cho địa phương; cắt giảm thủ tục đầu tư trong quá trình tổ chức thực hiện các dự án nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

Áp thuế giá trị gia tăng 5% với mặt hàng phân bón: Lợi ích tổng thể của nền kinh tế
Ý kiến đại biểu

Áp thuế giá trị gia tăng 5% với mặt hàng phân bón: Lợi ích tổng thể của nền kinh tế

Thời gian qua, các doanh nghiệp phân bón Việt Nam liên tiếp kiến nghị việc đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (VAT), bởi khi mặt hàng này được áp thuế VAT đầu ra, doanh nghiệp sẽ được khấu trừ thuế đầu vào, từ đó có nhiều dư địa để giảm giá thành sản phẩm; thu hút đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm. 

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (TP. Hồ Chí Minh)
Ý kiến đại biểu

Áp dụng thuế suất giá trị gia tăng 5% cho phân bón là phù hợp

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh)

Trước hết, tôi xin đề nghị các đại biểu đọc Báo Đại biểu Nhân dân ngày 18.6.2024 có bài về tăng năng lực cạnh tranh phân bón trong nước. Tại bài báo này, rất nhiều đại biểu ủng hộ việc áp dụng thuế suất giá trị gia tăng 5% cho phân bón và nhiều ý kiến chứng minh điều này không chỉ có lợi cho doanh nghiệp trong nước mà còn có lợi cho cả nông dân.

Cần chính sách thuế hỗ trợ phát triển ngành phân bón theo hướng bền vững
Quốc hội và Cử tri

Cần chính sách thuế hỗ trợ phát triển ngành phân bón theo hướng bền vững

Sáng 29.10, góp ý vào dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc đề nghị, cần có các chính sách thuế hỗ trợ phát triển ngành phân bón theo hướng phát triển bền vững, kết hợp hài hòa giữa các sắc thuế trực thu và gián thu trong hệ thống thuế...

ĐBQH Mai Văn Hải (Thanh Hóa) phát biểu thảo luận sáng 28.10
Diễn đàn Quốc hội

Cần giải pháp đột phá để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở xã hội

Thảo luận tại hội trường sáng ngày 28.10, ĐBQH Mai Văn Hải ( Thanh Hóa) cho rằng, các địa phương đã rất nỗ lực chỉ đạo xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhưng từ năm 2015 đến năm 2023 mới có 373/800 dự án đã hoàn thành với quy mô đã xây dựng được 193.920 căn hộ. So với mục tiêu đến năm 2025 mới chỉ đạt 45,3%, so với mục tiêu đến năm 2030 mới chỉ đạt 18,2%. Theo đó, cần giải pháp mang tính đột phá để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở xã hội mới có thể bảo đảm mục tiêu năm 2025 và đến năm 2030.

Nhanh chóng tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế
Ý kiến đại biểu

Nhanh chóng tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế

Thảo luận tại hội trường sáng 28.10 về kết quả giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình Đặng Bích Ngọc cho rằng, cần phải tiếp tục nghiên cứu các giải pháp để nhanh chóng tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế và xử lý dứt điểm các dự án bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, đình trệ do quá trình triển khai thực hiện kéo dài.

Tăng nguồn cung bất động sản phù hợp với thu nhập của người dân, đáp ứng nhu cầu về nhà ở
Ý kiến đại biểu

Tăng nguồn cung bất động sản phù hợp với thu nhập của người dân, đáp ứng nhu cầu về nhà ở

Bên cạnh những kết quả đạt được, thị trường bất động sản và nhà ở xã hội còn nhiều tồn tại, bất cập, phát triển chưa bền vững, mất cân đối cung - cầu; giá bất động sản còn cao so với thu nhập của đa số người dân; nhiều dự án gặp vướng mắc, chậm được triển khai...

Cần sớm có quy chuẩn, hàng rào kỹ thuật để bảo vệ thị trường trong nước
Thị trường

Cần sớm có quy chuẩn, hàng rào kỹ thuật để bảo vệ thị trường trong nước

Liên quan đến hoạt động của các sàn thương mại điện tử thời gian gần đây, tại buổi thảo luận tổ sáng 26.10, ĐBQH Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng, cần tăng cường kiểm soát chất lượng hàng trên thương mại điện tử, một mặt để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, một mặt để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước trước "cơn lốc" hàng giá rẻ.