ĐBQH Phạm Thuý Chinh (Hà Giang): Sớm đề xuất Quốc hội ban hành cơ chế tài chính đặc thù cho ngành hydrogen

Tôi xin làm rõ thêm hai nội dung trong báo cáo của Chính phủ đánh giá giữa kỳ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội; cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025. 

Thứ nhất, về phát triển năng lượng tái tạo, hydrogen, amoniac xanh

Một trong những nhiệm vụ, giải pháp mang quyết tâm chính trị cao được Thủ tướng Chính phủ trình bày trước Quốc hội tại phiên khai mạc Kỳ họp đã được nhân dân và cộng đòng doanh nghiệp đặc biệt quan tâm, đó là: Quyết liệt triển khai Chương trình hành động thực hiện các cam kết tại COP26 và Tuyên bố chính trị về chuyển đổi năng lượng công bằng JETP, đẩy mạnh chuyển đổi năng lượng xanh, phát triển năng lượng tái tạo, hydrogen và hoàn thành khảo sát, đánh giá năng lượng tái tạo ngoài khơi.

Tôi đánh giá cao quyết tâm của Chính phủ và tin tưởng đây là một định hướng chiến lược mang tính đột phá trong thời gian tới cùng với công nghiệp bán dẫn, nhất là khi nước ta có tiềm năng rất lớn về năng lượng tái tạo, đầu vào của ngành hydrogen/amoniac xanh. Đó cũng là xu hướng chung của thế giới khi đã có tới khoảng 40 quốc gia đã xây dựng chiến lược hydro với trên 500 dự án với quy mô lớn trị giá 240 tỷ USD được công bố.

Để từng bước hiện thực hóa chủ trương của Đảng, Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch điện VIII với quyết tâm chính trị cao của Chính phủ, nhiều tập đoàn kinh tế nhà nước đang tham gia nghiên cứu, thí điểm, xây dựng Chiến lược về năng lượng hydrogen, chuyển đổi năng lượng xanh, sạch… đến năm 2030, tầm nhìn 2050.

Tôi cho rằng, quyết tâm chính trị thôi chưa đủ. Cần có khung khổ pháp luật để tạo môi trường thuận lợi, an toàn, bền vững cho chuyển đổi năng lượng thành công. Đề nghị Chính phủ quan tâm, chỉ đạo xây dựng cơ chế, chính sách để thúc đẩy và tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển của công nghiệp hydrogen, trong đó cần tập trung: Rà soát, sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực; nghiên cứu, xây dựng Luật năng lượng tái tạo, trong đó có chương riêng quy định về hydrogen/amoniac xanh. Nghiên cứu, quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng cho năng lượng hydrogen để đảm bảo an toàn và hiệu quả sử dụng. Quy định về sản xuất hydrogen từ các nguồn khác nhau và lưu trữ an toàn hydrogen. Quy định về hệ thống phân phối và vận chuyển từ nơi sản xuất, lưu trữ đến nơi sử dụng, bao gồm cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trữ và các phương tiện vận chuyển. Xây dựng và ban hành chính sách khuyến khích nghiên cứu, phát triển công nghệ; đảm bảo môi trường đầu tư ổn định; hỗ trợ thị trường….

Chính phủ cần sớm đề xuất với Quốc hội ban hành một số cơ chế, chính sách tài chính đặc thù cho ngành hydrogen từ các nguồn tài chính hợp pháp, kể cả hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước qua chính sách thuế, phí, lãi suất và từ các quỹ hỗ trợ nghiên cứu, triển khai công nghệ mới để kích thích, thu hút đầu tư tư nhân, đầu tư theo phương thức đối tác công tư vào phát triển ngành hydrogen. 

Thứ hai, về đầu tư theo mô hình đối tác công - tư PPP

Mô hình PPP khá phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới. Nước ta đã có thực tiễn hơn 20 năm triển khai mô hình này, đặc biệt, kể từ khi Luật PPP có hiệu lực thi hành, mô hình đầu tư theo phương thức này đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 cho thấy, chỉ riêng trong 2 năm 2021 - 2022 đã có 24 dự án, trong đó có 10 dự án đã phê duyệt với tổng mức đầu tư khoảng 160 nghìn tỷ đồngThông qua phương thức này, dự kiến sẽ huy động được 96.939 tỷ đồng vốn đầu tư tư nhân.

Mô hình PPP ở nước ta đã khá thành công với các dự án điện, cung cấp nước sạch, cảng hàng không, nhưng khi áp dụng với các dự án đường bộ hay y tế, đăng kiểm… thì còn nhiều bất cập như Quốc hội đang thảo luận, trong đó có việc xin thí điểm tăng tỷ trọng vốn Nhà nước tham gia dự án PPP.

Từ nghiên cứu kinh nghiệm một số nước, tôi nhận thấy:

Về thực hiện chủ trương xã hội hóa: xã hội hóa là chủ trương đúng đắn, tuy nhiên, do quá chú trọng tới lợi nhuận nên cách làm xã hội hoá ở một số ngành, lĩnh vực chưa bảo đảm tính bền vững, có hiện tượng đẩy giá lên cao hoặc cắt giảm các khâu cần thiết để cạnh tranh, chưa xác định đúng tính chất và cơ chế cung cấp dịch vụ công… dẫn đến vi phạm tại một số cơ sở y tế công lập, kiểm định xe cơ giới… Có nơi còn chưa phân định thật sự rạch ròi giữa PPP và đầu tư tư nhân thuần túy. Do vậy, để thực hiện tốt hơn chủ trương xã hội hóa, đề nghị Chính phủ xác định rõ phạm vi, loại hình dịch vụ mà nhà nước có thể áp dụng mô hình PPP, để các dịch vụ công mang tính an sinh xã hội không phải chịu áp lực lớn về lợi nhuận và không để nhà đầu tư tư nhân lợi dụng cơ chế chia sẻ rủi ro.

Về lựa chọn dự án PPP và cách thức hỗ trợ: Ở một số dự án, do vẫn còn tư tưởng coi đầu tư PPP như đầu tư công hoặc đầu tư tư nhân, nên việc lựa chọn một số dự án PPP chưa thực sự đáp ứng yêu cầu đánh giá lợi thế mô hình PPP so với phương thức đầu tư khác, mà vẫn chú trọng nhiều vào xây dựng dự án, chưa bao quát hiệu quả toàn bộ vòng đời của dự án.

Bên cạnh đó, cách thức nhà nước tham gia trong các dự án PPP cũng chưa phát huy lợi thế của mô hình: từ việc quy định phần vốn nhà nước tham gia trong dự án PPP ở mức 50% tổng mức đầu tư dự án, thì nay lại đề xuất tăng tỷ lệ phần vốn nhà nước tham gia lên tới trên 70% hay có dự án phải đề nghị vốn trung ương hỗ trợ một phần hoặc chuyển toàn bộ sang đầu tư công do nhà đầu tư tư nhân không thể thu xếp vốn vay thương mại. Vì vậy, trong khâu chuẩn bị, lựa chọn dự án PPP cần xác định rõ các nghĩa vụ tham gia của khu vực công để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của phương thức đầu tư.

Về mô hình phát triển hướng trục giao thông và khai thác địa tô: Chủ trương phát triển phát triển đô thị, đường bộ, đường sắt theo mô hình hướng trục giao thông (TOD), khai thác địa tô (LVC) đã được quy định tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật và hiện đang thí điểm triển khai ở TP. Hồ Chí Minh theo mô hình bán đấu giá quyền sử dụng đất. Theo đó, cơ chế thanh toán ngay tiền sử dụng đất ở cũng như việc huy động giá trị tăng thêm từ đất chưa thực sự phù hợp với lộ trình, thời điểm hình thành địa tô.

Kinh nghiệm để triển khai hiệu quả mô hình này trong thời gian tới là mô hình phát triển vận tải đường sắt công cộng song song với phát triển bất động sản (R + P) của Hồng Kông, Trung Quốc. Mô hình này đã phát huy lợi thế trong kết nối phát triển kết cấu hạ tầng và hạ tầng xã hội, điều phối hài hoà lợi ích giữa các lĩnh vực khác nhau để mang lại lợi ích cao nhất cho cộng đồng. Nên nghiên cứu kỹ kinh nghiệm mô hình “hạ tầng giao thông + bất động sản”.

Cả hai nội dung chính sách trên đây không thể tách rời với quá trình nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ trực tiếp thực hiện cũng như quyết tâm của các cấp chính quyền, sự đồng tình, ủng hộ của người dân và cộng đồng doanh nghiệp. Đó cũng là những vấn đề mà Chính phủ cần quan tâm. 

Ý kiến đại biểu

ĐBQH Nguyễn Phương Thủy phát biểu tại thảo luận Tổ 1
Ý kiến đại biểu

Đặc biệt quan tâm đến việc chuyển giao công nghệ

Thảo luận tại Tổ 1 về chủ trương đầu tư dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các đại biểu của Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đều chung đánh giá, đây là dự án bảo đảm cân bằng, hướng đến phát triển bền vững phương thức vận tải. Đáng chú ý, quá trình thực hiện cần quan tâm tới việc chuyển giao công nghệ của dự án bởi đây là một trong những vấn đề cốt lõi trong vận hành, làm chủ kỹ thuật của dự án sau này.

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền
Ý kiến đại biểu

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền

Góp ý vào Dự thảo Luật nhà giáo sáng 20.11, ĐBQH Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) cho rằng Nhà giáo nếu có sai phạm thì đã có các chế tài xử lý theo quy định, nhưng đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo có tính chất đặc biệt, nhất là khi nhà giáo trực tiếp đứng lớp, trực tiếp có ảnh hưởng lớn đối với tâm lý của người học. Vì vậy, nếu không có phương án bảo vệ nhà giáo thì đối tượng chịu ảnh hưởng không chỉ là nhà giáo mà còn là hàng triệu tương lai của đất nước.

ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Quan tâm trước đến đến nhà giáo làm việc ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn

Thảo luận tại hội trường sáng nay, 20.11 về dự án Luật Nhà giáo, ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy thống nhất với chủ trương luôn xem giáo dục là quốc sách trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước; việc chăm lo về chế độ, chính sách, tôn vinh đội ngũ làm công tác giáo dục cần phải được chú trọng. Đồng thời, đại biểu cho rằng quan tâm trước đến đội ngũ nhà giáo đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; giáo viên mầm non; giáo viên dạy cho các đối tượng khuyết tật.

Đề xuất bổ sung chỉ tiêu quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào Chương trình mục tiêu quốc gia
Ý kiến đại biểu

Đề xuất bổ sung chỉ tiêu quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào Chương trình mục tiêu quốc gia

Thảo luận tại Hội trường về Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, ĐBQH Hoàng Thị Thu Hiền (Nghệ An) đề nghị: cơ quan soạn thảo nghiên cứu, cân nhắc bổ sung chỉ tiêu quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào Chương trình mục tiêu quốc gia này. 

Có lộ trình cụ thể cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Ý kiến đại biểu

Có lộ trình cụ thể cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Khẳng định thời điểm này đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là hoàn toàn phù hợp, song các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An đề nghị cần có lộ trình cụ thể đầu tư cho dự án này; đồng thời, nghiên cứu kỹ lưỡng để giảm thiểu tối đa lãng phí quỹ đất; tránh lệ thuộc công nghệ của nước ngoài...

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 17
Ý kiến đại biểu

Cần "cam kết” bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của dự án mang tính chiến lược lịch sử

Thảo luận tại Tổ 17 về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, các ĐBQH tỉnh Cao Bằng, Gia Lai và An Giang kỳ vọng, đây sẽ là giao thông huyết mạch quan trọng, mang đến giải pháp căn cơ, hữu hiệu đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực, dư địa phát triển mới cho đất nước. Tuy nhiên, Chính phủ cũng cần có những "cam kết" khi thực hiện dự án mang tính chất chiến lược lịch sử này.

Đại biểu Nguyễn Công Long phát biểu thảo luận tổ. Ảnh: Khánh Duy
Ý kiến đại biểu

Đánh giá đúng thực tế hiệu quả, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia

Sáng 13.11, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai đã tham gia thảo luận sôi nổi tại tổ về Chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam; Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại Nghị quyết số 94/2015/QH13 của Quốc hội; Dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Có giải pháp phòng ngừa rủi ro, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả
Ý kiến đại biểu

Có giải pháp phòng ngừa rủi ro, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả

Thảo luận tại Tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Lai Châu, Lâm Đồng và Cà Mau, các đại biểu cơ bản nhất trí với chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam nhằm hiện đại hóa hệ thống giao thông nước ta, góp phần tạo động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, các đại biểu đề nghị cần đánh giá kỹ lưỡng, lường trước những khó khăn, rủi ro có thể xảy ra để có các giải pháp phòng ngừa… bảo đảm tính khả thi và hiệu quả cho dự án.

ĐBQH Nguyễn Tuấn Anh phát biểu thảo luận tổ. Ảnh: Đào Cảnh
Ý kiến đại biểu

Tính toán kỹ phương án giải phóng mặt bằng phục vụ dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Thảo luận tại Tổ 11 gồm các Đoàn TP. Đà Nẵng, Tây Ninh, Long An, Sơn La về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các ĐBQH thống nhất chủ trương đầu tư dự án, song cho rằng, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số quy định để khắc phục các vướng mắc liên quan đến quy hoạch, thủ tục hành chính, các vấn đề về khoáng sản. Đặc biệt, cần tính toán kỹ lưỡng phương án giải phóng mặt bằng cho dự án và tái định cư để ổn định đời sống người dân.

Đánh giá đầy đủ khả năng bố trí vốn cho từng giai đoạn
Ý kiến đại biểu

Đánh giá đầy đủ khả năng bố trí vốn cho từng giai đoạn

Thảo luận ở Tổ 9 (gồm các Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh, Bến Tre, Phú Yên, Hòa Bình) về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam liên quan đến 19 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù theo đề xuất của Chính phủ, một số đại biểu cho rằng, cần rà soát, tính toán kỹ lưỡng để phát huy hiệu quả các dự án, đáp ứng đúng mục tiêu và sự mong đợi của cử tri. Ngoài ra, Chính phủ cần đánh giá đầy đủ hơn khả năng bố trí vốn cho từng giai đoạn, việc hấp thu, cân đối nguồn vốn, đặc biệt phải tính toán kĩ về phương án dự phòng trong việc phân bổ vốn.

Tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội
Ý kiến đại biểu

Tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội

Sáng 13.11, Tổ 18 (gồm Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam) đã thảo luận về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam; điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại Nghị quyết số 94/2015/QH13 của Quốc hội và Dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Đại biểu Hoàng Thị Phúc (Bà rịa - Vũng tàu) phát biểu chất vấn. Ảnh: Quang Khánh
Quốc hội và Cử tri

Hành động quyết liệt, khắc phục bất cập kéo dài

Các vấn đề đưa ra trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn đều “nóng”; ĐBQH trực diện, tranh luận đến cùng; các Tư lệnh ngành trả lời cụ thể, đúng trọng tâm - những diễn biến tạo nên một phiên chất vấn thực sự sôi động, trách nhiệm tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Cử tri và Nhân dân cả nước kỳ vọng những hành động quyết liệt của các Tư lệnh ngành trong thực tiễn để những hạn chế, bất cập kéo dài sớm được khắc phục, không làm cản trở thời cơ phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Giang Hoàng Văn Vịnh
Hội đồng nhân dân

Kỳ vọng các giải pháp căn cơ tháo gỡ "điểm nghẽn"

Với điều hành khoa học, bảo đảm yêu cầu về thời gian cho người hỏi và người trả lời của Chủ tọa, ngày thứ nhất Phiên chất vấn và trả lời chất vấn Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV diễn ra trong không khí sôi nổi. Theo dõi phiên họp, đại diện cơ quan dân cử địa phương cho rằng: các đại biểu Quốc hội đã rất trách nhiệm, đặt câu hỏi "trúng" vấn đề đông đảo cử tri, Nhân dân quan tâm; các bộ trưởng, "tư lệnh " ngành đã trả lời công tâm, sát câu hỏi đưa ra, đề ra các giải pháp thiết thực. Đồng thời, kỳ vọng vào các giải pháp căn cơ tháo gỡ những "điểm nghẽn" của nền kinh tế - xã hội.

Tích cực triển khai các giải pháp, hỗ trợ cho người thu nhập thấp mua nhà
Ý kiến đại biểu

Tích cực triển khai các giải pháp, hỗ trợ cho người thu nhập thấp mua nhà

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội Trần Thị Vân (Bắc Ninh) về việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, thực trạng thị trường bất động sản hiện nay đang mất cân đối cung - cầu về các phân khúc, nhất là đối với phân khúc người thu nhập thấp chưa được phát triển mạnh mẽ.

Phân cấp, ủy quyền, tránh cứng nhắc
Ý kiến đại biểu

Phân cấp, ủy quyền, tránh cứng nhắc

Từ thực tiễn quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế (KCN, KKT) tại thành phố Hải Phòng, ĐBQH Lã Thanh Tân (TP. Hải Phòng) đề xuất việc phân cấp, ủy quyền cho UBND thành phố được chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN, khu chế xuất phù hợp với quy hoạch; việc đầu tư thành lập các KCN trên địa bàn thành phố không thuộc trường hợp phải áp dụng điều kiện về tỷ lệ lấp đầy bình quân các KCN trên địa bàn đạt tối thiểu 60%...

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Cần có chính sách cụ thể, mạnh mẽ phát triển lao động công nghệ
Quốc hội và Cử tri

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Cần có chính sách cụ thể, mạnh mẽ phát triển lao động công nghệ

Đối với dự án Luật Việc làm (sửa đổi), cần tích hợp một số nội dung có tính chất gần nhau trong phạm vi điều chỉnh. Đối với những nội dung liên quan đến trình tự, thủ tục và những vấn đề thuộc nghị định, thông tư thuộc thẩm quyền của Chính phủ thì có thể giao cho Chính phủ thực hiện. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu đưa ra các chính sách khuyến khích hoặc quy định các mô hình liên kết trong đào tạo, tiêu chuẩn hóa các lĩnh vực về đào tạo nghề và vấn đề giải quyết việc làm. Từ đó, có các quy định về việc liên kết giữa Nhà nước, nhà trường, nhà khoa học, nhà tuyển dụng, nhà đầu tư, nhà tín dụng (ngân hàng).

Cơ cấu nguồn vốn phù hợp cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030
Ý kiến đại biểu

Cơ cấu nguồn vốn phù hợp cho Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030

“Tổng nguồn vốn được Chính phủ đề xuất bố trí Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 là hơn 22.450 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương chiếm phần lớn (78,96%)…”, các ĐBQH cho rằng: Cơ cấu này là phù hợp, bảo đảm để thực hiện; giảm áp lực cho những tỉnh còn khó khăn về ngân sách địa phương.

Đề xuất quy định giáo viên “thực chiến” để khắc phục dạy “chay”, học “chay”
Ý kiến đại biểu

Đề xuất quy định giáo viên “thực chiến” để khắc phục dạy “chay”, học “chay”

Thảo luận tại tổ 16 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu) về dự thảo Luật Nhà giáo, các đại biểu kiến nghị: cần có quy định giáo viên “thực chiến” để khắc phục tình trạng học “chay”, dạy “chay” hiện nay; đồng thời, thiết kế chính sách tăng các khoản phụ cấp đặc thù (độc hại, đứng lớp…) sẽ phù hợp và không ảnh hưởng thang bảng lương chung của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.