ĐBQH Hoàng Minh Hiếu (Nghệ An): Nghiên cứu phương án tính thuế thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Sáng nay, 21.6, tham gia phát biểu tại hội trường về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), đại biểu Hoàng Minh Hiếu cho rằng, cần nghiên cứu phương án tính thuế thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ) theo tỷ lệ chênh lệnh giữa giá mua và giá bán; bởi đây là phương án phản ánh đúng bản chất của thuế thu nhập cũng như phù hợp với thông lệ quốc tế…

Ngăn chặn ghi sai giá đất để hợp lý hoá trách nhiệm kê khai tài sản

Theo đại biểu Hoàng Minh Hiếu, một trong những vấn đề lớn nhất trong dự án Luật Đất đai sửa đổi lần này là về định giá đất. Đại biểu cho rằng: thời gian qua, cơ quan soạn thảo đã có nhiều nỗ lực trong việc tiếp thu các ý kiến góp ý để hoàn thiện nội dung này, song vẫn còn những vấn đề cần được thảo luận, nghiên cứu rõ hơn.

ĐBQH HOÀNG MINH HIẾU (Nghệ An): Nghiên cứu phương án tính thuế thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo tỷ lệ chênh lệch giữa giá mua và giá bán
ĐBQH Hoàng Minh Hiếu phát biểu tại hội trường

Liên quan đến quy định tại điểm d khoản 3 Điều 159 về việc bảng giá đất được áp dụng để tính thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, đại biểu cho rằng: Đây là nội dung mới so với Luật Đất đai và Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành mà theo như giải trình là nhằm hướng đến hai mục tiêu: tạo không gian, khuyến khích người dân ghi đúng giá chuyển nhượng trên hợp đồng; và chống thất thu thuế vào thời điểm mà bảng giá đất tiệm cận được với giá thị trường… Tuy nhiên, theo đại biểu, quy định này còn tồn tại một số vấn đề.

Theo đại biểu, việc áp dụng bảng giá đất để tính thuế thu nhập cá nhân mà không đề cập đến giá được ghi trên hợp đồng chuyển nhượng đồng nghĩa với việc cho phép hộ gia đình, người dân được phép tuỳ nghi ghi giá trị chuyển nhượng QSDĐ trên hợp đồng. Điều này sẽ không bảo đảm sẽ khuyến khích hộ gia đình và người dân sẽ ghi đúng giá chuyển nhượng, bởi có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc ghi giá trên hợp đồng chuyển nhượng, như: Việc cố tình tạo ra đồng loạt các giao dịch ảo để nâng giá đất ở một khu vực nhất định; hoặc ghi sai giá đất để hợp lý hoá trách nhiệm kê khai tài sản….

“Trong khi đó, quy định tại điểm a khoản 3 Điều 158 lại khẳng định, giá đất ghi trong hợp đồng chuyển nhượng là thông tin đầu vào quan trọng để tiến hành định giá đất. Như vậy, việc kê khai không đúng giá chuyển nhượng trong hợp đồng sẽ dẫn đến dữ liệu đầu vào không chính xác. Điều đó có nghĩa là cả hai mục tiêu đặt ra của chính sách quy định này có khả năng không đạt được”, đại biểu Hoàng Minh Hiếu nêu rõ.

Bên cạnh đó, đại biểu cũng cho rằng: Liên quan đến quy định này là bản thân cách tính thuế thu nhập từ chuyển nhượng QSDĐ dựa trên bảng giá đất như trong dự thảo cũng chưa đúng với bản chất của thuế thu nhập cá nhân, bởi giá trên bảng giá đất không phản ánh thu nhập của hộ gia đình, cá nhân, thậm chí có trường hợp việc tính giá như vậy còn thiệt thòi cho người chuyển nhượng khi việc mua, bán bị lỗ, không phát sinh thu nhập thực tế.

ĐBQH HOÀNG MINH HIẾU (Nghệ An): Nghiên cứu phương án tính thuế thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo tỷ lệ chênh lệch giữa giá mua và giá bán
Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An dự phiên thảo luận tại hội trường

Từ những phân tích trên, đại biểu Hoàng Minh Hiếu kiến nghị Ban soạn thảo nghiên cứu để sửa đổi các quy định có liên quan của Luật Đất đai và Luật Thuế thu nhập cá nhân để vừa khuyến khích người dân ghi đúng giá chuyển nhượng QSDĐ trên hợp đồng; vừa tính đúng thuế thu nhập cá nhân của hộ gia đình, cá nhân khi thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất…Theo đó, cần nghiên cứu phương án tính thuế thu nhập từ chuyển nhượng QSDĐ theo tỷ lệ chênh lệnh giữa giá mua và giá bán của QSDĐ.

“Đây là phương án vừa phản ánh đúng bản chất của thuế thu nhập cũng như phù hợp với thông lệ quốc tế. Khi áp dụng biện pháp này, các bên liên quan sẽ có động lực để ghi đúng giá trên hợp đồng chuyển nhượng để không bị thiệt thòi trong việc tính thuế… Cụ thể, thực hiện quy định này thì người mua sẽ không chấp nhận ghi giá trong hợp đồng thấp hơn giá thanh toán thực tế, vì như vậy điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của họ khi chuyển nhượng lại bất động sản đã mua”, đại biểu nhấn mạnh.

Liên quan đến vấn đề này, đại biểu Hoàng Minh Hiếu cũng cho biết: Trước đây, chúng ta lo ngại áp dụng biện pháp này sẽ có những khó khăn trong việc xác định giá mua, giá bán do không có dữ liệu cụ thể ở những thời điểm khác nhau... Tuy nhiên, trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện nay thì yêu cầu này là hoàn toàn có thể thực hiện được, nhất là trong bối cảnh dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã có quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 165 về cơ sở dữ liệu giá đất, Luật Kinh doanh bất động sản cũng có quy định về cơ sở dữ liệu về giá bất động sản, cho phép cập nhật giá chuyển nhượng QSDĐ theo thời gian thực.

Quy định phù hợp về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ chức tư vấn định giá

Về sự tham gia của các tổ chức tư vấn thẩm định giá, đại biểu Hoàng Minh Hiếu chỉ rõ: Theo quy định của dự thảo tại các điều ở mục 2 Chương 11 thì việc định giá đất cụ thể cần có sự tham gia của các tổ chức tư vấn định giá đất… Tuy nhiên, theo dõi thực tiễn áp dụng Luật Đất đai hiện hành trong thời gian qua cho thấy, các địa phương gặp rất nhiều khó khăn trong việc thuê tổ chức tư vấn định giá đất.

ĐBQH HOÀNG MINH HIẾU (Nghệ An): Nghiên cứu phương án tính thuế thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo tỷ lệ chênh lệch giữa giá mua và giá bán
Các ĐBQH tỉnh Nghệ An trao đổi với đại biểu dự thính bên hành lang kỳ họp

“Chẳng hạn, theo thông tin của báo chí thì trong năm 2022, các cơ quan của tỉnh Đồng Nai đã gửi văn bản cho hơn 150 đơn vị thẩm định giá thì chỉ có 5 hồ sơ đăng ký trong đó chỉ có 1 đơn vị đủ năng lực. Hay như ở Bình Dương thì từ chỗ có hàng chục doanh nghiệp tư vấn thẩm định giá thì nay chỉ còn 3 đơn vị… Theo thống kế của Bộ Tài chính, hiện nay có 288 doanh nghiệp với 1.494 thành viên thẩm định giá. Trong số này, số có đủ năng lực thẩm định giá đất còn thấp hơn do còn phải đáp ứng những điều kiện về năng lực của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Điều này gây ra nhiều ách tắc trong công tác định giá đất…”, đại biểu Hoàng Minh Hiếu dẫn chứng.

Do đó, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cần đánh giá cụ thể để có những quy định phù hợp về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ chức tư vấn định giá, bảo đảm được tính khả thi của dự án luật.

Quy định cụ thể việc áp dụng các phương pháp định giá đất

Liên quan đến các phương pháp định giá đất, đại biểu Hoàng Minh Hiếu bày tỏ đồng ý với việc dự thảo luật đã được tiếp thu, bổ sung quy định về các phương pháp được sử dụng để định giá đất tại khoản 4 Điều 158. Tuy nhiên, theo đại biểu, quy định tại dự thảo chưa làm rõ những phương pháp nào được ưu tiên áp dụng trong một số trường hợp cụ thể.

ĐBQH HOÀNG MINH HIẾU (Nghệ An): Nghiên cứu phương án tính thuế thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo tỷ lệ chênh lệch giữa giá mua và giá bán
Các ĐBQH dự phiên thảo luận dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Theo đại biểu, việc áp dụng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất, tức là hệ số K, có ưu điểm là dễ thực hiện, không gây rủi ro cho cán bộ, công chức trong thực thi công vụ; góp phần giải quyết nhanh các ách tắc của nhiều dự án bất động sản trên thực tế… Song, nhiều chuyên gia cũng đánh giá, đây là một phương pháp định giá đặc thù, riêng có ở Việt Nam, việc xác định hệ số K còn có những yếu tố chủ quan, có khả năng chưa bám sát đúng giá thị trường. Do vậy, việc áp dụng phương pháp này có khả năng không phù hợp với một số trường hợp, chẳng hạn như trong việc xác định giá trị QSDĐ khi cổ phần hoá doanh nghiệp.

Trên cơ sở đó, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, cần có những quy định cụ thể hơn đối với việc áp dụng các phương pháp định giá đất trong dự thảo.

Ý kiến đại biểu

Tránh khoảng trống pháp lý đối với loại thuốc lá
Ý kiến đại biểu

Tránh khoảng trống pháp lý đối với loại thuốc lá

Thảo luận tại Tổ 9 gồm các Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Yên, Bến Tre, sáng 22.11 về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH khẳng định, việc sửa đổi Luật là cần thiết, thậm chí nên làm từ sớm để bảo đảm sự đồng bộ và đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn tới.

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước

Thảo luận tại Tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Tĩnh, Lai Châu, Lâm Đồng, Cà Mau về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu cho rằng: Cần bảo đảm công bằng, trung lập của chính sách thuế, hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội với chính sách miễn, giảm thuế để tránh các trường hợp lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách Nhà nước...

Đánh giá kỹ tác động, lộ trình khi đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường
Ý kiến đại biểu

Đánh giá kỹ tác động, lộ trình khi đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường

Phát biểu góp ý Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) tại phiên thảo luận tổ sáng 22.11, ĐBQH Trần Thị Vân (Bắc Ninh) đề nghị cần có đánh giá kỹ hơn về tác động, biện pháp và lộ trình phù hợp với chính sách đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân
Ý kiến đại biểu

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân

Góp ý vào Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ Đặc biệt (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, Bộ Y tế hoàn toàn nhất trí với mục đích, quan điểm và sự cần thiết ban hành dự án Luật Thuế TTĐB (sửa đổi), đặc biệt là định hướng tăng thuế đối với các hàng hóa có hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu bia, và bổ sung đồ uống có đường vào danh mục chịu thuế.

ĐBQH Nguyễn Phương Thủy phát biểu tại thảo luận Tổ 1
Ý kiến đại biểu

Đặc biệt quan tâm đến việc chuyển giao công nghệ

Thảo luận tại Tổ 1 về chủ trương đầu tư dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các đại biểu của Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đều chung đánh giá, đây là dự án bảo đảm cân bằng, hướng đến phát triển bền vững phương thức vận tải. Đáng chú ý, quá trình thực hiện cần quan tâm tới việc chuyển giao công nghệ của dự án bởi đây là một trong những vấn đề cốt lõi trong vận hành, làm chủ kỹ thuật của dự án sau này.

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền
Ý kiến đại biểu

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền

Góp ý vào Dự thảo Luật nhà giáo sáng 20.11, ĐBQH Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) cho rằng Nhà giáo nếu có sai phạm thì đã có các chế tài xử lý theo quy định, nhưng đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo có tính chất đặc biệt, nhất là khi nhà giáo trực tiếp đứng lớp, trực tiếp có ảnh hưởng lớn đối với tâm lý của người học. Vì vậy, nếu không có phương án bảo vệ nhà giáo thì đối tượng chịu ảnh hưởng không chỉ là nhà giáo mà còn là hàng triệu tương lai của đất nước.

ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Quan tâm trước đến đến nhà giáo làm việc ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn

Thảo luận tại hội trường sáng nay, 20.11 về dự án Luật Nhà giáo, ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy thống nhất với chủ trương luôn xem giáo dục là quốc sách trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước; việc chăm lo về chế độ, chính sách, tôn vinh đội ngũ làm công tác giáo dục cần phải được chú trọng. Đồng thời, đại biểu cho rằng quan tâm trước đến đội ngũ nhà giáo đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; giáo viên mầm non; giáo viên dạy cho các đối tượng khuyết tật.

Đề xuất bổ sung chỉ tiêu quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào Chương trình mục tiêu quốc gia
Ý kiến đại biểu

Đề xuất bổ sung chỉ tiêu quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào Chương trình mục tiêu quốc gia

Thảo luận tại Hội trường về Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, ĐBQH Hoàng Thị Thu Hiền (Nghệ An) đề nghị: cơ quan soạn thảo nghiên cứu, cân nhắc bổ sung chỉ tiêu quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vào Chương trình mục tiêu quốc gia này. 

Có lộ trình cụ thể cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Ý kiến đại biểu

Có lộ trình cụ thể cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Khẳng định thời điểm này đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là hoàn toàn phù hợp, song các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An đề nghị cần có lộ trình cụ thể đầu tư cho dự án này; đồng thời, nghiên cứu kỹ lưỡng để giảm thiểu tối đa lãng phí quỹ đất; tránh lệ thuộc công nghệ của nước ngoài...

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 17
Ý kiến đại biểu

Cần "cam kết” bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của dự án mang tính chiến lược lịch sử

Thảo luận tại Tổ 17 về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, các ĐBQH tỉnh Cao Bằng, Gia Lai và An Giang kỳ vọng, đây sẽ là giao thông huyết mạch quan trọng, mang đến giải pháp căn cơ, hữu hiệu đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực, dư địa phát triển mới cho đất nước. Tuy nhiên, Chính phủ cũng cần có những "cam kết" khi thực hiện dự án mang tính chất chiến lược lịch sử này.

Đại biểu Nguyễn Công Long phát biểu thảo luận tổ. Ảnh: Khánh Duy
Ý kiến đại biểu

Đánh giá đúng thực tế hiệu quả, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia

Sáng 13.11, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai đã tham gia thảo luận sôi nổi tại tổ về Chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam; Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại Nghị quyết số 94/2015/QH13 của Quốc hội; Dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Có giải pháp phòng ngừa rủi ro, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả
Ý kiến đại biểu

Có giải pháp phòng ngừa rủi ro, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả

Thảo luận tại Tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Lai Châu, Lâm Đồng và Cà Mau, các đại biểu cơ bản nhất trí với chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam nhằm hiện đại hóa hệ thống giao thông nước ta, góp phần tạo động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, các đại biểu đề nghị cần đánh giá kỹ lưỡng, lường trước những khó khăn, rủi ro có thể xảy ra để có các giải pháp phòng ngừa… bảo đảm tính khả thi và hiệu quả cho dự án.

ĐBQH Nguyễn Tuấn Anh phát biểu thảo luận tổ. Ảnh: Đào Cảnh
Ý kiến đại biểu

Tính toán kỹ phương án giải phóng mặt bằng phục vụ dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Thảo luận tại Tổ 11 gồm các Đoàn TP. Đà Nẵng, Tây Ninh, Long An, Sơn La về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các ĐBQH thống nhất chủ trương đầu tư dự án, song cho rằng, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số quy định để khắc phục các vướng mắc liên quan đến quy hoạch, thủ tục hành chính, các vấn đề về khoáng sản. Đặc biệt, cần tính toán kỹ lưỡng phương án giải phóng mặt bằng cho dự án và tái định cư để ổn định đời sống người dân.

Đánh giá đầy đủ khả năng bố trí vốn cho từng giai đoạn
Ý kiến đại biểu

Đánh giá đầy đủ khả năng bố trí vốn cho từng giai đoạn

Thảo luận ở Tổ 9 (gồm các Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh, Bến Tre, Phú Yên, Hòa Bình) về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam liên quan đến 19 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù theo đề xuất của Chính phủ, một số đại biểu cho rằng, cần rà soát, tính toán kỹ lưỡng để phát huy hiệu quả các dự án, đáp ứng đúng mục tiêu và sự mong đợi của cử tri. Ngoài ra, Chính phủ cần đánh giá đầy đủ hơn khả năng bố trí vốn cho từng giai đoạn, việc hấp thu, cân đối nguồn vốn, đặc biệt phải tính toán kĩ về phương án dự phòng trong việc phân bổ vốn.

Tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội
Ý kiến đại biểu

Tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội

Sáng 13.11, Tổ 18 (gồm Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam) đã thảo luận về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam; điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại Nghị quyết số 94/2015/QH13 của Quốc hội và Dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Đại biểu Hoàng Thị Phúc (Bà rịa - Vũng tàu) phát biểu chất vấn. Ảnh: Quang Khánh
Quốc hội và Cử tri

Hành động quyết liệt, khắc phục bất cập kéo dài

Các vấn đề đưa ra trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn đều “nóng”; ĐBQH trực diện, tranh luận đến cùng; các Tư lệnh ngành trả lời cụ thể, đúng trọng tâm - những diễn biến tạo nên một phiên chất vấn thực sự sôi động, trách nhiệm tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Cử tri và Nhân dân cả nước kỳ vọng những hành động quyết liệt của các Tư lệnh ngành trong thực tiễn để những hạn chế, bất cập kéo dài sớm được khắc phục, không làm cản trở thời cơ phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Giang Hoàng Văn Vịnh
Hội đồng nhân dân

Kỳ vọng các giải pháp căn cơ tháo gỡ "điểm nghẽn"

Với điều hành khoa học, bảo đảm yêu cầu về thời gian cho người hỏi và người trả lời của Chủ tọa, ngày thứ nhất Phiên chất vấn và trả lời chất vấn Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV diễn ra trong không khí sôi nổi. Theo dõi phiên họp, đại diện cơ quan dân cử địa phương cho rằng: các đại biểu Quốc hội đã rất trách nhiệm, đặt câu hỏi "trúng" vấn đề đông đảo cử tri, Nhân dân quan tâm; các bộ trưởng, "tư lệnh " ngành đã trả lời công tâm, sát câu hỏi đưa ra, đề ra các giải pháp thiết thực. Đồng thời, kỳ vọng vào các giải pháp căn cơ tháo gỡ những "điểm nghẽn" của nền kinh tế - xã hội.