Cách đây vài năm, khi bắt đầu làm việc với Ngành Giáo dục, tôi nhận thấy có một cuộc vận động âm thầm cho du học Nga, cả về phương diện hành chính lẫn thương mại. Nga muốn tăng lượng lưu học sinh theo đường ngoài Nghị định thư, tức là đường du học tự túc dù chính sách visa của Nga rất chặt chẽ. Các quan chức Ngành Giáo dục Nga không ngừng thúc đẩy hỗ trợ các chương trình hợp tác song phương, các dự án hợp tác đào tạo. Hiếm có tháng nào trong năm mà không có triển lãm giáo dục Nga, hay những cuộc viếng thăm của các trường đại học Nga đến Việt Nam và thường được hỗ trợ bởi các công ty làm du học của Nga; các đối tác của họ tại Việt Nam… Cho đến nay, số lượng người Việt Nam đi du học tự túc ở Nga có thể xếp vào hạng trung lưu và thường phải có gia đình thân thích ở Nga, hoặc không đủ khả năng tài chính đến các quốc gia khác.
Xét một cách khách quan, các trường đại học ở Nga từng có sinh viên Việt Nam theo học thời Xô viết quả là nơi đào tạo lý tưởng cho lưu học sinh Việt Nam, với một khoản học phí là nhẹ hơn (900 – 1.500 USD/năm học, được ở ký túc xá, tại những trường đại học ngoài Moscow) và những chi phí ăn ở được xem là rẻ hơn nhiều so với một nước Tây âu. Mặt khác, nếu học bằng tiếng Nga, yêu cầu đầu vào của các trường cũng không quá cao. Ngoài ra, nếu có gia đình họ hàng ở Nga, một khoảng thời gian cư trú 5 năm cũng sẽ có thể mang lại rất nhiều lợi nhuận. Chính vì những lý do nói trên và nhiều nguyên nhân khác, nền giáo dục đại học Liên bang Nga vẫn thu hút nhiều học sinh Việt Nam.
Để chuẩn bị cho một chuyến du học như thế, bạn cần có khả năng ngôn ngữ tiếng Nga rất tốt, cũng như trang bị cho mình một lưng vốn hiểu biết về hệ thống giáo dục đại học để lựa chọn một trường đại học có chất lượng, bởi không ít cơ sở giáo dục đại học của quốc gia này thuộc hệ thống tư thục và chưa có truyền thống lâu đời cũng như uy tín xã hội. Ngôn ngữ giảng dạy không phải tiếng Anh là một trong những càn trở khá lớn trong việc thu hút sinh viên quốc tế. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong những lý do không quá lớn vì nền kinh tế và văn hóa của Nga rất mạnh, hoàn toàn đủ sức hút đối với sinh viên nước ngoài. Có điều, các trường tư của Nga vẫn còn thiếu cả giáo viên lành nghề lẫn hệ thống đào tạo đáp ứng chuẩn mực hiện đại, nên thậm chí bị cáo buộc là những “cơ sở bán bằng”.
Một trong những điểm đáng lưu ý nhất của nền Giáo dục Nga hiện nay là nạn bài xích người nước ngoài mà sinh viên Việt Nam đôi khi bị ảnh hưởng. Có thể nói đây không phải vấn nạn bao trùm đất nước Nga nhưng rõ ràng, trong lúc bần cùng, số lượng người Nga chia sẻ quan điểm người ngoại quốc làm ảnh hưởng cuộc sống của họ không ít. Ngoài ra, để đảm bảo sự an toàn của cá nhân mình trước cả những sự cố khác như cướp bóc, trấn lột, bạn cũng nên chú ý trong việc đi lại. Tóm lại, nếu quyết định đi học ở Nga, bạn cần trang bị cho mình những kinh nghiệm xã hội nhất định như nên đi đâu, học gì, ở trường nào, thu xếp cuộc sống ra sao. Hãy hỏi những lưu học sinh đi trước, và các cơ quan chức trách để có thêm thông tin.
Hệ thống Trường Liên cấp Newton kỷ niệm 15 năm thành lập: Hành trình tiên phong đổi mới
Hệ thống Trường liên cấp Newton (thành viên Tập đoàn Giáo dục EQuest) vừa tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm thành lập với chủ đề “Hành trình 15 năm – Tiên phong đổi mới”. Sự kiện đánh dấu một cột mốc quan trọng, không chỉ ghi nhận hành trình phát triển vượt bậc của nhà trường mà còn khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực giáo dục tư nhân Việt Nam.