COP28 - chất xúc tác cho sự đồng thuận

Thúc đẩy “các mục tiêu về môi trường, xã hội và quản trị” (ESG) là một phần thiết yếu của bất kỳ giải pháp lâu dài nào cho cuộc khủng hoảng khí hậu. Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP28) vừa khai mạc tại Dubai, UAE mang đến cơ hội xây dựng sự đồng thuận về các phương pháp ESG hiệu quả nhất.

ESG - nền tảng các giải pháp dài hạn

Theo Project Syndicat, hiện nay, vẫn chưa có một khái niệm hoàn thiện về ESG để  có thể trở thành một phần thiết yếu của bất kỳ chiến lược nào của các Chính phủ nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Hội nghị COP28 đang diễn ra tại tại Dubai tạo cơ hội đưa ra chính sách thống nhất về cách ESG có thể đóng góp tốt nhất để đạt được lượng phát thải ròng bằng 0 trên toàn cầu vào năm 2050.

Chiến lược ESG hợp lý, tập trung vào các tiêu chuẩn cao, số liệu rõ ràng và quy trình tuân thủ nghiêm ngặt, có thể cải thiện quá trình ra quyết định đầu tư cho các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực. Điều này không chỉ tạo điều kiện dễ dàng hơn trong việc giải quyết nợ và tài trợ vốn cổ phần, mà còn tạo ra lợi nhuận danh tiếng, khiến ESG trở thành điều bắt buộc trong kinh doanh.

Hội nghị COP28 cung cấp nền tảng cho các bên liên quan để điều chỉnh các phương pháp thực thi tốt nhất về ESG. Thúc đẩy cách tiếp cận gắn kết, công bằng và minh bạch đối với ESG tại sự kiện này là rất quan trọng để nhận được hỗ trợ từ các bên liên quan khác nhau. Khi cuộc đua toàn cầu về lượng khí thải bằng 0 ngày càng tăng, các doanh nghiệp đang tìm kiếm liên minh và quan hệ đối tác mới phải trình bày rõ ràng và thực hiện các chiến lược ESG của mình một cách hiệu quả.

Động lực ESP ở Trung Đông

Theo khảo sát của PricewaterhouseCoopers (PwC), Trung Đông đã chứng kiến sự gia tăng đáng chú ý trong việc áp dụng ESG, với gần 2/3 các tổ chức trong khu vực áp dụng các chiến lược ESG chính thức trong 12 tháng qua. Thay đổi này thể hiện khởi đầu khả quan đáng kể so với trước đây, cho thấy nhận thức ngày càng tăng về tầm quan trọng của ESG trong khu vực. Và xu hướng này dường như sẽ tiếp tục, vì 66% số người tham gia khảo sát bày tỏ mong muốn nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ các CEO và hội đồng quản trị doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến ESG.

Hơn nữa, 40% số người được hỏi hy vọng COP28 sẽ giúp các Chính phủ cải thiện cơ sở hạ tầng ESG và khích lệ tăng trưởng xanh. Theo các nhà quan sát, ở Trung Đông, UAE đang đi đầu trong nỗ lực cải cách, xây dựng nhận thức về cách khuôn khổ ESG có thể mở đường cho một nền kinh tế ròng bằng 0. Điều này được minh chứng qua việc UAE công bố kế hoạch đầu tư 54 tỷ USD vào năng lượng tái tạo trong 7 năm tới và cam kết tài trợ 4,5 tỷ USD cho các dự án khí hậu ở châu Phi. Việc huy động những khoản tiền khổng lồ này trước COP28, cũng như thực hiện các sáng kiến lớn để hỗ trợ đầu tư vào xã hội và quản trị, thể hiện sự chủ động của UAE trong việc bảo vệ ESG không chỉ tại COP28 mà còn vượt ra ngoài sự kiện này.

Các ngân hàng tại Trung Đông cũng thực hiện phần việc của mình, nghĩa là nâng cao nhận thức về vai trò trung tâm của ESG trong tài chính bền vững và bảo đảm có đủ sản phẩm tài chính xanh - bao gồm các công cụ tuân thủ luật Sharia (là các quy tắc trong đời sống hàng ngày của người Hồi giáo) - để đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều của khách hàng. Cải thiện số liệu báo cáo ESG và tăng cường đào tạo nội bộ cho nhân viên để kết hợp các yếu tố ESG vào quyết định đầu tư là những biện pháp ngay lập tức mà các ngân hàng có thể thực hiện để góp phần tích hợp ESG.

Một thay đổi có ý nghĩa khác cũng đang được tiến hành. Ngày nay, 27% các công ty Trung Đông trả lời khảo sát của PwC có giám đốc phát triển bền vững và gần một nửa số cá nhân đó chịu trách nhiệm chính về ESG.  

Trong khi các tập đoàn lớn dễ dàng điều hướng khuôn khổ tài chính xanh ngày càng phức tạp, thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) sẽ cần được hỗ trợ nhiều hơn, đặc biệt là trong nền kinh tế UAE. Theo dữ liệu của Chính phủ UAE công bố vào giữa năm 2022, cả nước có 557.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm 63,5% GDP phi dầu mỏ và con số đó có thể tăng lên 1.000.000 vào năm 2030.

Sự nóng lên toàn cầu là mối đe dọa hiện hữu, nhưng tầm quan trọng của thách thức đã làm nảy sinh động lực chưa từng có: các Chính phủ và lãnh đạo doanh nghiệp đang áp dụng các khuôn khổ mới và biện pháp triệt để bảo đảm tiến bộ nhanh chóng và đáng kể cho các hành động vì khí hậu. Và COP28 sẽ đẩy nhanh quá trình này, đặc biệt là khi xây dựng sự đồng thuận trong việc thực hiện ESG. Các doanh nghiệp thế giới càng sớm áp dụng ESG vào các quyết định đầu tư của mình thì họ sẽ càng có vị trí tốt hơn - cả về mặt kinh tế và môi trường - trên hành trình hướng tới đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Tiêu chuẩn “môi trường, xã hội và quản trị” (ESG) là thuật ngữ viết tắt của Environmental, Social và Governance, một hệ thống giúp đo lường những yếu tố liên quan đến hoạt động phát triển bền vững của một tổ chức, cơ quan và giúp xây dựng nền tài chính bền vững. Thuật ngữ ESG lần đầu tiên được giới thiệu một cách tổng thể trong báo cáo “Who cares wins” của Liên Hợp Quốc phát hành năm 2004.

Báo cáo của Liên Hợp Quốc khuyến khích tất cả các nhà lãnh đạo, nhà quản lý tích hợp ESG trong chiến lược phát triển dài hạn của mình. Sau đó, thuật ngữ ESG được đề cập nhiều hơn trong báo cáo Nguyên tắc đầu tư có trách nhiệm (PRI) của Liên Hợp Quốc năm 2006, nơi mà các tiêu chí ESG được yêu cầu phải đưa vào đánh giá tài chính của các công ty.

Từ đó đến nay, ESG đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một phong trào chủ động của rất nhiều công ty trên khắp thế giới, trở thành một bộ tiêu chuẩn đánh giá bức tranh toàn cảnh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trên cả ba khía cạnh môi trường, xã hội và quản trị.

Quốc tế

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida
Quốc tế

Chính sách đối ngoại của Nhật Bản giai đoạn hậu Kishida

Ngày 27.9 tới, đảng Dân chủ Tự do cầm quyền (LDP) tại Nhật Bản sẽ tiến hành bầu Chủ tịch mới sau khi Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, đồng thời là Chủ tịch đảng đương nhiệm bất ngờ tuyên bố không tái tranh cử. Việc ông Kishida từ chức đánh dấu một thời điểm quan trọng không chỉ đối với bối cảnh chính trị trong nước của Nhật Bản mà còn cả khu vực và quốc tế, bởi những tác động sâu sắc của những thay đổi sắp tới đối với các mối quan hệ ngoại giao cũng như ảnh hưởng của Nhật Bản đối với những mối quan hệ này.

Vùng Vịnh với tham vọng trở thành siêu cường AI
Quốc tế

Vùng Vịnh với tham vọng trở thành siêu cường AI

Trong vài năm qua, Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) đã tiến hành các bước đi quan trọng để trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về trí tuệ nhân tạo (AI). Hiện nay, các nước vùng Vịnh khác, đặc biệt là Ảrập Xêút và Qatar, cũng đang tiếp bước khi đầu tư đáng kể vào công nghệ mới này.

Vụ hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Lebanon: Nguy cơ leo thang căng thẳng
Quốc tế

Vụ hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Lebanon: Nguy cơ leo thang căng thẳng

Ít nhất 9 người đã thiệt mạng và gần 3.000 người bị thương, bao gồm Đại diện ngoại giao của Iran tại Lebanon, khi các máy nhắn tin phát nổ tại các thành trì của Hezbollah trên khắp Lebanon trong một vụ nổ đồng thời chưa từng có. Hezbollah và Chính phủ Lebanon đổ lỗi cho Israel rằng đây là một cuộc tấn công từ xa tinh vi.

Hồi hộp chờ đợi quyết định lãi suất của Fed
Thế giới 24h

Hồi hộp chờ đợi quyết định lãi suất của Fed

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có cuộc họp chính sách vào ngày 17 - 18.9. Các nhà phân tích và nhà đầu tư đang theo dõi từng diễn biến để xem Fed sẽ quyết định nới lỏng lãi suất đến mức nào, hứa hẹn sẽ tạo ra những chấn động lớn trên thị trường tài chính toàn cầu.

Kenya: Kêu gọi xây dựng luật về an toàn trường học
Thế giới 24h

Kenya: Kêu gọi xây dựng luật về an toàn trường học

Sau vụ hỏa hoạn gần đây tại Học viện Hillside Endarasha ở Quận Nyeri khiến 21 học sinh thiệt mạng, hai công dân Kenya đã kiến ​​nghị lên Quốc hội yêu cầu ban hành Luật An toàn và an ninh trường học toàn diện. Ông Anthony Manyara và ông John Wangai, những người kiến ​​nghị, lập luận rằng cần có khuôn khổ pháp lý cụ thể để giải quyết mối đe dọa ngày càng gia tăng của các thảm họa liên quan đến trường học trên khắp cả nước.

Bầu cử Tổng thống Mỹ và tương lai quan hệ Mỹ - Trung
Thế giới 24h

Bầu cử Tổng thống Mỹ và tương lai quan hệ Mỹ - Trung

Khi Hoa Kỳ tiến gần đến cuộc bầu cử Tổng thống năm 2024, động thái giữa hai ứng cử viên hàng đầu là bà Kamala Harris và ông Donald Trump, đang có những tác động đáng kể đến quan hệ Trung Quốc - Hoa Kỳ. Về vấn đề này, các chuyên gia cho rằng, đánh giá quan điểm của các cố vấn chủ chốt của hai ứng cử viên có thể giúp phát hiện sự khác biệt trong cách tiếp cận của họ đối với Trung Quốc.

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm
Quốc tế

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm

Để tăng cường bảo vệ thông tin cá nhân của công dân và bảo đảm quyền riêng tư trong thời đại kỹ thuật số, Chính phủ Australia đã trình dự thảo Luật sửa đổi về quyền riêng tư và các quy định khác năm 2024 lên Quốc hội. Do Bộ trưởng Tư pháp Mark Dreyfus thúc đẩy, dự luật này nhằm củng cố pháp luật về quyền riêng tư, đặc biệt tập trung vào việc hình sự hóa hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân một cách ác ý (doxxing).

Ông Donald Trump. Ảnh: Reuters
Quốc tế

Ông Trump nghi bị ám sát hụt lần hai

Ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump một lần nữa may mắn thoát khỏi một vụ việc, mà FBI cho rằng là một âm mưu ám sát vào hôm 15.9, khi ông đang chơi trên sân golf của mình ở West Palm Beach, Florida.

Châu Phi đối mặt khủng hoảng chi phí sinh hoạt
Quốc tế

Châu Phi đối mặt khủng hoảng chi phí sinh hoạt

Trong khi lạm phát đã phần nào được kiểm soát ở các nền kinh tế phát triển, thì châu Phi vẫn đối mặt với tình trạng chi phí sinh hoạt cao cố hữu do giá lương thực tăng, người dân ngày càng khó kiếm việc làm. Những vấn đề này đã gây ra các làn sóng biểu tình ở Nigeria và Kenya trong những tháng gần đây.

Có nên tăng tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp?
Nghị viện thế giới

Có nên tăng tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp?

Tỷ lệ đóng góp vào quỹ hưu trí theo luật định của người sử dụng lao động tại Trung Quốc vẫn tương đối cao. Biện pháp hạ tỷ lệ đóng góp có thể là giải pháp để giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp nhưng lại làm gia tăng gánh nặng đối với quỹ hưu trí.

Bao phủ toàn dân bằng hệ thống ba trụ cột
Nghị viện thế giới

Bao phủ toàn dân bằng hệ thống ba trụ cột

Trong hơn ba thập kỷ, Trung Quốc đã nỗ lực chuyển đổi từ mô hình kinh tế kế hoạch cũ, nơi lương hưu được trả và bảo đảm hoàn toàn thông qua các doanh nghiệp nhà nước, sang mô hình phù hợp với thị trường. Hiện tại, Trung Quốc thúc đẩy mô hình hưu trí ba trụ cột, bao gồm hệ thống lương hưu cơ bản do nhà nước lãnh đạo; chương trình lương hưu tự nguyện của người lao động từ người sử dụng lao động; chương trình lương hưu tự nguyện của cá nhân.