Con đường trở thành “Đại học” của Bách khoa Hà Nội theo cơ chế tự chủ như thế nào?

Việc tiếp tục “cởi trói”, xây dựng cơ chế tự chủ phù hợp, thực chất và đi vào chiều sâu để giáo dục đại học nói chung, các cơ sở giáo dục đại học nói riêng phát triển, vươn tầm thế giới. Đại học Bách khoa Hà Nội là mô hình tiên tiến điển hình về thực hiện cơ chế tự chủ đại học. 

Tự chủ đại học là chủ trương, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước, được kỳ vọng là một giải pháp then chốt, tạo đột phá trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, nâng tầm cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tiệm cận với các đại học hàng đầu trong khu vực và trên thế giới.

Đổi mới quản trị đại học theo cơ chế tự chủ của Đại học Bách khoa Hà Nội cũng là một điển hình để Đảng, nhà nước xem xét, tiếp tục thúc đẩy tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, chất lượng cao cho phát triển kinh tế -xã hội, đáp ứng nhu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ mới, thời đại số.

Tại Hội thảo khoa học “Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về giáo dục đại học”, Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội Huỳnh Quyết Thắng đã có những chia sẻ sâu sắc và kỹ lưỡng về Quản trị đại học theo cơ chế tự chủ. 

Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội Huỳnh Quyết Thắng
Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội Huỳnh Quyết Thắng

Con đường trở thành “Đại học”

Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội Huỳnh Quyết Thắng cho biết, Đại học Bách khoa Hà Nội (ĐHBKHN) kiên định con đường phát triển thành đại học nghiên cứu tự chủ đa ngành, đa lĩnh vực, đổi mới mô hình quản trị, tinh gọn bộ máy tổ chức, nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức, phục vụ cộng đồng nhằm khẳng định vị thế trong nước và vươn ra quốc tế, đi tiên phong trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.

Từ năm 2006, Đại học BKHN xây dựng Đề án "Quy hoạch tổng thể xây dựng và phát triển Trường ĐHBK Hà Nội giai đoạn 2006-2030". Trong đó, định hướng phát triển Trường thành mô hình Đại học nghiên cứu, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, một trung tâm nghiên cứu khoa học và kỹ thuật hiện đại, hội nhập hệ thống đại học khu vực và thế giới, là địa chỉ đầu tư và hợp tác tin cậy, hấp dẫn đối với các tổ chức, các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

ĐHBKHN đã thành lập hệ thống doanh nghiệp (BK Holdings), mô hình hệ sinh thái doanh nghiệp đầu tiên trong các trường Đại học tại Việt Nam, nhằm tập trung nguồn lực đẩy mạnh chuyển giao các kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ gắn kết nhà trường và xã hội.

Giai đoạn 2011 - 2015, ĐHBKHN được thí điểm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Quyết định số 1211/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Các nội dung thực hiện chính gồm:

Tổ chức bộ máy và biên chế: Hình thành các viện đào tạo, viện nghiên cứu là các đơn vị chuyên môn có pháp nhân khoa học công nghệ. Bắt đầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các đơn vị chuyên môn, đặc biệt là về học thuật, xây dựng và phát triển các phòng thí nghiệm nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu hỗn hợp quốc tế;

Về tài chính: Sử dụng kinh phí từ các nguồn thu hợp pháp để chi cho các hoạt động thường xuyên, đầu tư xây dựng và tăng cường cơ sở vật chất;

Về chuyên môn, học thuật: Xây dựng chương trình đào tạo, xác định chỉ tiêu tuyển sinh, mở ngành đào tạo đã có trong danh mục của Bộ, đa dạng hoá loại hình đào tạo sau đại học theo định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng, liên kết đào tạo trong và ngoài nước; tự chủ xây dựng mức học phí cho các chương trình đào tạo chất lượng cao.

Giai đoạn 2016 - 2020, ĐHBKHN tiếp tục thực hiện thí điểm tự chủ theo Quyết định số 1924/QĐ-TTg ngày 6/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Các nội dung tự chủ chính gồm: Xây dựng chiến lược phát triển Nhà trường giai đoạn 2017 - 2025, hoàn thiện hệ thống quản trị đại học, thành lập Hội đồng trường khoá I, hoạt động thực sự hiệu quả, hiệu lực. Hội đồng trường đã ban hành các quy chế, quy định là nền tảng cho công tác quản trị đại học.

 Hệ thống quản trị, quản lý Nhà trường dần được hình thành rõ nét, minh bạch, cải tiến hệ thống đảm bảo chất lượng nội bộ theo mô hình ISO 210001, áp dụng mô hình quản trị doanh nghiệp trong quản trị nhà trường như xây dựng hệ thống chỉ số hoạt động chính (KPI) theo thẻ điểm cân bằng trả lương theo vị trí việc làm, theo kết quả và hiệu quả công việc, đánh giá KPI, phân cấp kinh phí dựa trên hiệu quả hoạt động của đơn vị thuộc/trực thuộc);

Tổ chức bộ máy: Tái cấu trúc các đơn vị gắn với điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ và sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, nâng cao hiệu quả hoạt động. Số đầu mối đơn vị cấp 2 là các khoa, viện, trung tâm trong toàn đại học giảm từ 65 đơn vị xuống 49 đơn vị; sắp xếp lại vị trí việc làm cho 200 cán bộ.

Về tài chính: Ban hành lộ trình tăng học phí phù hợp; đổi mới quy chế chi trả lương theo vị trí, kết quả và hiệu quả công việc.

Về chuyên môn: Được chủ động đổi mới mô hình đào tạo, trong đó đẩy mạnh đào tạo ELITECH, tiếp tục đẩy mạnh phân cấp trong khoa học công nghệ. Giai đoạn từ năm 2020 - nay, Trường ĐHBK Hà Nội tiếp tục thực hiện quá trình tự chủ, phát triển mô hình tổ chức thành đại học theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học số 34/2018/QH14 và Nghị định số 99/2019/NĐ-CP (NĐ99).

Nhà trường cũng đặt ra một trong những nhiệm vụ trọng tâm là chuyển đổi thành công mô hình tổ chức, trong đó nhấn mạnh về xây dựng hình mẫu Đại học Bách khoa Hà Nội tự chủ và hiện đại, hình thành các trường thuộc là đơn vị đào tạo, nghiên cứu khoa học trên cơ sở tái cấu trúc, sắp xếp, hợp nhất một số đơn vị chuyên môn.

Con đường trở thành “Đại học” của Bách khoa Hà Nội theo cơ chế tự chủ như thế nào? -0
Sinh viên hào hứng tìm hiểu các sản phẩm sáng tạo tại Triển lãm Sáng tạo trẻ Bách khoa

Sau một thời gian dài chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản và công phu, Trường ĐHBK Hà Nội đã xây dựng Đề án chuyển đổi mô hình tổ chức Trường ĐHBK Hà Nội thành Đại học Bách khoa Hà Nội.

Ngày 02 tháng 12 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 1512/QĐ-TTg chuyển Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thành Đại học Bách khoa Hà Nội.

Theo đó ĐHBKHN là cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Bộ GDĐT và có quyền tự chủ cao cả về học thuật, tổ chức bộ máy, quản lý tài chính, tài sản,… Trong quá trình tái cấu trúc theo mô hình Đại học, ĐHBKHN đã thành lập 05 Trường thuộc (Trường Cơ khí, Trường CNTT&TT, Trường Điện - Điện tử, Trường Vật liệu, Trường Hoá & KH Sự sống) trên cơ sở tổ chức lại 14 đơn vị chuyên môn cấp 2. Thành lập Văn phòng đại học, Ban chức năng và các Trung tâm dịch vụ trên cơ sở tổ chức lại các đơn vị hành chính, dịch vụ. Số đơn vị cấp 2 tiếp tục giảm từ 49 đơn vị còn 39 đơn vị. Trong các đơn vị tái cấu trúc, số lượng cán bộ quản lý giảm khoảng 45%.

Phân định rõ ràng quyền lực và trách nhiệm

Đổi mới quản trị đại học theo cơ chế tự chủ tại Đại học Bách khoa Hà Nội và một số kết quả đạt được Hệ thống quản trị trong toàn ĐHBKHN dần được hoàn thiện theo định hướng quản trị chia sẻ.

Mối quan hệ về quyền lực và trách nhiệm giữa Hội đồng Đại học, Đảng Ủy và Giám đốc đại học được phân định rõ ràng. Đại học đã xây dựng và ban hành Quy chế phối hợp làm việc giữa Đảng uỷ - Hội đồng Đại học - Giám đốc Đại học.

Đảng uỷ Đại học đã thể hiện và phát huy vai trò lãnh đạo toàn diện, đặc biệt là về công tác cán bộ, xây dựng và ban hành các chủ trương đường lối làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đại học thông qua các nghị quyết, nghị quyết chuyên đề.

Hội đồng Đại học cũng đã được chuyển đổi, kiện toàn từ Hội đồng Trường và tổ chức, hoạt động đúng theo quy định của Luật 34 và các quy định phát luật khác. Hội đồng đại học ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động, Quy chế Quản lý tài chính, Quy chế Dân chủ cơ sở, quyết định những vấn đề quan trọng liên quan tới chiến lược, cơ cấu tổ chức, phân bổ nguồn lực và giám sát kết quả hoạt động của Đại học thông qua bộ chỉ số hoạt động chính BKPI.

Công tác quản lý, điều hành của Đại học cũng được thực hiện chuyên nghiệp, bài bản thông qua hệ thống văn bản quy định, quy trình ban hành bởi Giám đốc Đại học.

Việc phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, triển khai mạnh mẽ phân cấp, phần quyền cũng giúp cho hệ thống điều hành quản lý vận hành trơn tru từ Đại học đến các đơn vị và đến từng cán bộ, người học.

Con đường trở thành “Đại học” của Bách khoa Hà Nội theo cơ chế tự chủ như thế nào? -0
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn trao các quyết định công nhận Chủ tịch hội đồng, Giám đốc ĐH Bách khoa Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025

Cơ cấu hành chính, hỗ trợ tập trung được đặt nặng trên cấp Đại học nhằm tối ưu hoá nguồn lực và nâng cao hiệu quả hoạt động. Các Trường thuộc là đơn vị chuyên môn lớn, nhưng có cơ cấu tổ chức, bộ máy hành chính gọn nhẹ, được phân cấp và phân quyền mạnh không chỉ về học thuật mà cả về tổ chức, nhân sự, tài chính, nhưng không được phân lập, hoạt động thống nhất dưới hệ thống quản trị, quản lý và hỗ trợ tập trung từ Đại học, bảo đảm quan điểm “Một Bách khoa Hà Nội”.

KPI là cơ sở để đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý

Việc phân quyền, phân cấp trong mô hình quản trị chia sẻ nhằm phát huy tính tự chủ cao của các đơn vị và triển khai tự chủ tới từng cán bộ viên chức trong đơn vị để thực hiện cao nhất và hướng đến cao nhất là tự chủ học thuật. Đại học Bách khoa Hà Nội đã thực hiện đồng bộ các chính sách nhằm phát triển quan hệ với các tập đoàn lớn và với các tổ chức, đại học nước ngoài để hỗ trợ các đơn vị chuyên môn khai thác nguồn lực, đẩy mạnh hợp tác đào tạo, nghiên cứu.

Quy mô đào tạo toàn Đại học tăng 1,5 lần trong 10 năm vừa qua nhưng chất lượng đào tạo đại học chính quy tiếp tục được giữ vững và nâng cao, thể hiện qua đánh giá phản hồi của sinh viên đang học, tình hình việc làm và đánh giá phản hồi của sinh viên tốt nghiệp cũng như ý kiến đánh giá của nhà tuyển dụng.

Các đơn vị chuyên môn được giao quyền và trách nhiệm nhiều hơn trong quản lý đề tài, nhiệm vụ các cấp, bao gồm cả phân cấp việc xét chọn và sử dụng kinh phí đề tài cấp cơ sở, trong phát triển hợp tác nghiên cứu với đối tác trong và ngoài nước.

Tiêu chuẩn đánh giá cán bộ, thu nhập tăng thêm cũng được áp dụng dựa trên kết quả thành tích công bố khoa học, đổi mới sáng tạo và chuyển giao công nghệ. Năng suất và thành tích nghiên cứu trong 10 năm qua thể hiện ở sự gia tăng công bố khoa học quốc tế uy tín tăng khoảng 6,8 lần.

Con đường trở thành “Đại học” của Bách khoa Hà Nội theo cơ chế tự chủ như thế nào? -0

Đổi mới mô hình quản trị, áp dụng mô hình quản trị doanh nghiệp trong quản trị đại học, xây dựng và triển khai đề án vị trí việc gắn với trả thu nhập tăng thêm theo vị trí và hiệu quả công việc, thu hút và sử dụng hiệu quả đội ngũ nhà khoa học có thành tích nghiên cứu khoa học xuất sắc.

Kết quả đánh giá KPI là cơ sở để đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý và để thực hiện phân cấp kinh phí dựa trên hiệu quả hoạt động của đơn vị thuộc/trực thuộc.

Đối với các đơn vị hành chính, đơn vị dịch vụ, nhà trường đang triển khai mô hình quản trị kết hợp KPI và mô hình quản trị theo mục tiêu và kết quả chính (OKR) và luôn gắn với các mục tiêu chiến lược của đại học.

Song song với xây dựng và triển khai hệ thống đo lường đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị, nhà trường triển khai đề án vị trí việc làm gắn với cơ chế trả thu nhập tăng thêm theo vị trí việc làm, chất lượng và hiệu quả công việc của tất cả cán bộ viên chức trong đại học.

Qua đó tạo động lực cho cán bộ nhất là cán bộ trẻ có thành tích nghiên cứu khoa học xuất sắc. Việc triển khai hệ thống đánh giá đơn vị, đánh giá cán bộ theo KPI tạo cơ chế cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị, giữa các cán bộ, qua đó làm tiền đề để xây dựng các chính sách về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, thu hút và giữ chân được cán bộ giỏi về trường làm việc.

Con đường trở thành “Đại học” của Bách khoa Hà Nội theo cơ chế tự chủ như thế nào? -0
Đại học Bách khoa Hà Nội đã phát triển hệ thống các Câu lạc bộ nghiên cứu và sáng tạo của sinh viên được hỗ trợ chuyên môn từ các khoa viện để tiếp tục thúc đẩy hơn nữa tiềm năng sáng tạo trong sinh viên. (Ảnh: Trải nghiệm thực tế "Găng tay thực tế ảo và ứng dụng trong điều khiển và ngôn ngữ ký hiệu")

Nhà trường đã và đang tích cực đẩy mạnh tuyển dụng cán bộ khoa học có thành tích nghiên cứu khoa học xuất sắc, giảng viên tạo nguồn làm tiền đề cho định hướng quốc tế hóa trong giai đoạn phát triển bứt phá trong thời gian tới.

Việc triển khai Đề án vị trí việc làm, sử dụng bộ chỉ số OKR/KPI, thực hiện đánh giá, xếp loại các đơn vị, cán bộ thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Đại học, giúp cho đội ngũ cán bộ ngày càng tối ưu, tinh gọn. Đội ngũ giảng viên có trình 7 độ tiến sĩ chiếm khoảng 76%, tỉ lệ cao nhất trong các cơ sở giáo dục đại học và vượt xa tỷ lệ của toàn ngành.

Trên cơ sở siết chặt chỉ tiêu và nâng cao tiêu chuẩn tuyển dụng, cơ cấu đội ngũ cán bộ thay đổi theo hướng tích cực: tỉ lệ giảng viên trên tổng số cán bộ tăng đều hằng năm và hiện tại đạt 63,5%, số lượng cán bộ kỹ thuật và cán bộ hành chính, phục vụ giảm, số lượng giáo sư và phó giáo sư và tiến sĩ tiếp tục tăng khá, đặc biệt trong những năm gần đây. 

Con đường trở thành “Đại học” của Bách khoa Hà Nội theo cơ chế tự chủ như thế nào? -0
Số lượng cán bộ kỹ thuật và cán bộ hành chính, phục vụ giảm, số lượng giáo sư và phó giáo sư và tiến sĩ của Bách khoa Hà Nội tiếp tục tăng trong những năm gần đây

Việc tối ưu hóa bộ máy tổ chức và nhân sự nhằm nâng cao thu nhập cho cán bộ viên chức. Từ năm 2013 đến 2022, thu nhập trung bình của cán bộ viên chức Đại học Bách khoa Hà Nội đã tăng khoảng 2,5 lần, cán bộ hoàn toàn có thể toàn tâm toàn ý cho công việc.

Đại học Bách khoa xác định: Đội ngũ cán bộ đặc biệt là đội ngũ giảng viên đóng vai trò then chốt trong nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu. Vai trò này đã được hiện thực hóa tại Đại học Bách khoa Hà Nội thông qua các chính sách, chế độ sử dụng và đãi ngộ phù hợp theo phương châm người thầy là chủ thể. Đẩy mạnh chuyển đổi số trong mọi mặt hoạt động nhất là trong quản trị đại học để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động toàn đại học theo phương châm lấy người học làm trung tâm, sự thành công của người học làm mục tiêu.

Triển khai chuyển đổi số trong quản trị, điều hành, quản lý đại học

Từ năm 2020 trở lại đây Đại học Bách khoa Hà Nội xây dựng và triển khai mạnh mẽ chuyển đổi số trong quản trị, điều hành, quản lý đại học thông qua văn phòng số D-Office và hệ thống quản trị đại học trực tuyến eHUST. Hệ thống văn phòng số D-Office và chữ ký số được triển khai hiệu quả giúp cho hoạt động hành chính của Đại học thông suốt.

Tháng 3.2023, Đại học phối hợp cùng EVNICT và Cục Công nghệ thông tin, Bộ GDĐT thử nghiệm kết nối liên thông DOffice với hệ thống E-Office của Bộ GDĐT và dự kiến hoàn thành trong năm học tới. ĐHBKHN đã đăng ký, đưa vào sử dụng tài khoản trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Hệ thống quản trị đại học trực tuyến eHUST phiên bản 2.0 được ra mắt với nhiều tính năng mới, tích hợp các phân hệ về chữ ký số, giảng dạy, nghiên cứu, tổ chức cán bộ, hợp tác đối ngoại, đồng thời tích hợp hệ thống hành chính D-Office và kênh thanh toán trực tuyến Viettel Pay.

Trong tiến trình chuyển đổi số toàn diện này, Nhà trường đã và đang hoàn thiện công cụ thực thi hiệu quả, đó là một nền tảng số với cơ sở dữ liệu được chuẩn hóa, liên thông và các phần mềm ứng dụng hiệu quả, thân thiện, ứng dụng các công nghệ hiện đại (AI, BigData, Blockchain…), đảm bảo thông tin quản lý giữa các bộ phận chức năng và đơn vị chuyên môn, giữa Nhà trường và người học được kết nối liên thông, chính xác và an toàn.

 Bên cạnh đó, các yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy-học và phương thức đánh giá kết quả học tập, gắn kết với phát triển kho học liệu số và hệ thống đào tạo trực tuyến đang được triển khai quyết liệt với mục tiêu là sự thành công của người học.

PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng, Giám đốc ĐH Bách khoa Hà Nội cho rằng: "Một số văn bản quy định khác của Pháp luật còn chưa theo kịp tinh thần của tự chủ đại học và đôi khi vô tình làm giới hạn sự phát triển và quá tải bộ máy tổ chức".
PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng, Giám đốc ĐH Bách khoa Hà Nội cho rằng: "Một số văn bản quy định khác của Pháp luật còn chưa theo kịp tinh thần của tự chủ đại học và đôi khi vô tình làm giới hạn sự phát triển và quá tải bộ máy tổ chức".

Nhiều văn bản không theo kịp với tinh thần đổi mới

PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng, Giám đốc ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, còn rất nhiều khó khăn gặp phải khi triển khai đổi mới quản trị đại học theo cơ chế tự chủ đối với ĐH Bách khoa Hà Nội, cụ thể: 

Sự thiếu đồng bộ giữa các quy định của Pháp luật cho tự chủ đại học dẫn đến khó khăn trong đổi mới quản trị đại học, đổi mới hệ thống ra quyết định. Sự không đồng bộ của các luật gây khó khăn rất lớn cho các cơ sở giáo dục đại học nói chung, ĐHBKHN nói riêng đổi mới hệ thống quản trị đại học theo cơ chế tự chủ về tổ chức, bộ máy, nhân sự và về tài chính. Luật 34 cho phép CSGDĐH được tự chủ về tổ chức bộ máy, nhân sự.

Tuy nhiên một số văn bản quy định khác của Pháp luật còn chưa theo kịp tinh thần của tự chủ đại học và đôi khi vô tình làm giới hạn sự phát triển và quá tải bộ máy tổ chức. Mô hình ĐHBKHN định hướng theo các đại học tiên tiến trên thế giới, tập trung bộ máy quản trị và quản lý điều hành, hỗ trợ tập trung ở cấp Đại học, do đó bộ máy hành chính tinh gọn hơn rất nhiều nếu so với mô hinh Đại học Quốc gia, Đại học Vùng.

Mặt khác, mô hình Đại học BKHN cũng cần có sự tự chủ trong việc xác định số lượng vị trí lãnh đạo, quản lý linh hoạt theo từng giai đoạn phát triển và theo yêu cầu thực tiễn. Việc tự chủ về nhân sự nhất là tuyển dụng cán bộ khoa học là người nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại bởi các quy định pháp luật khác có liên quan.

 Ngoài ra chưa nhất quán việc phân định rõ ràng, minh bạch giữa quản lý nhà nước với CSGDĐH và hệ thống quản trị, quản lý trong CSGDĐH. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Đại học cũng chưa thực sự thể hiện, phù hợp trong tất cả các văn bản pháp luật liên quan.

Công tác quản trị tài chính Đại học còn thiếu bền vững, do học phí vẫn là nguồn kinh phí chủ yếu để vận hành CSGDĐH, các nguồn thu khác từ hoạt động nghiên cứu, hợp tác doanh nghiệp, chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo, hợp tác quốc tế, dịch vụ còn rất hạn chế.

Lãnh đạo ĐH Bách khoa cho rằng, thiếu các cơ chế, chính sách khuyến khích Đại học chủ động đầu tư phát triển Doanh nghiệp;

Đại học chưa được tự chủ, quyết định hoạt động dịch vụ…. - Việc đầu tư nhà nước cho phát triển cơ sở vật chất hạ tầng, trang thiết bị thực hành, thí nghiệm chưa tương xứng với quy mô và tầm vóc của Đại học. Mặc dù đã nhận được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, nhưng cơ sở vật chất của ĐHBKHN còn kém xa nếu so với một CSGDĐH khoa học công nghệ trong khu vực có cùng quy mô đào tạo.

Nguyên nhân chủ yếu là do diện tích hiện tại của Đại học đã bị thu hẹp rất nhiều so với khi mới thành lập, trong khi khuôn viên II mới trong giai đoạn sơ khai chuẩn bị ban đầu. Từ khi được thành lập với diện tích khuôn viên khoảng 50 ha với quy mô sinh viên 2000, qua 67 năm phát triển với quy mô sinh viên tăng gần 20 lần nhưng diện tích khuôn viên của nhà trường bị thu hẹp gần 50% (hiện còn 26 ha).

Qua thực tiễn về hoạt động đổi mới quản trị theo cơ chế tự chủ tại đơn vị, ĐHBKHN kiến nghị, đề xuất: Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 29, trong đó phải thật sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học, tiếp tục đẩy mạnh và đi vào chiêu sâu tự chủ đại học.

Rà soát các văn bản pháp luật, tạo sự đồng bộ, thống nhất về chủ trương cho các CSGDĐH tự chủ. Nghiên cứu ban hành một nghị định riêng về tự chủ tài chính cho các cơ sở giáo dục đại học để tạo đột phá về “khoán 10 trong trí thức” theo hướng các cơ sở giáo dục đại học là đơn vị sự nghiệp đặc biệt, coi đây là văn bản pháp luật, cởi trói và giải phóng sức sáng tạo, phát huy nguồn lực tri thức to lớn để phát triển đất nước.

Nhà nước tiếp tục và tăng cường đầu tư trọng tâm, trọng điểm cho các cơ sở giáo dục đại học nhất là các cơ sở giáo dục đại học khoa học kỹ thuật và công nghệ để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại học đất nước. Trong đó ưu tiên đầu tư cho một số cơ sở giáo dục đại học để làm đầu tàu dẫn dắt hệ thống và có khả năng cạnh tranh trong khu vực.

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đạo làm thầy
Giáo dục

Đạo làm thầy

Mỗi người chúng ta đã một thời là học trò và cũng có người đã là thầy. Những người làm thầy, dù mới ra trường hay đã có mấy chục năm trong nghề vẫn bâng khuâng nhớ tới những kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ tới những người thầy với tất cả tình cảm thiêng liêng, trân quý và biết ơn sâu lắng nhất.