Dư âm Hội nghị toàn quốc lần thứ hai triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội

Cơ hội quan trọng để tháo gỡ điểm nghẽn về mặt thể chế

Là người làm công tác nghiên cứu tại địa phương, TS. NGUYỄN PHƯƠNG BẮC, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh cho biết ông rất hài lòng với kết quả tại Hội nghị lần này. “Các nhiệm vụ được giao rất rõ ràng, cụ thể, gắn trách nhiệm của các bên liên quan. Tới đây, Quốc hội và Chính phủ nghiên cứu lập tổ độc lập để giám sát ban hành văn bản dưới luật”, ông Bắc đề nghị.

Ba kết quả quan trọng

- Hội nghị toàn quốc lần thứ hai triển khai luật, nghị quyết của Kỳ họp thứ Sáu và Kỳ họp bất thường lần thứ Năm, Quốc hội Khóa XV đã khép lại, ông nhận xét gì về hội nghị lần này?

- Ở góc độ của người làm công tác nghiên cứu tại địa phương, tôi đặt nhiều kỳ vọng vào hội nghị lần này và thực sự hài lòng với kết quả của hội nghị. Theo tôi, có 3 kết quả nổi bật.

Đề nghị lập tổ giám sát ban hành văn bản dưới luật

Thứ nhất, hội nghị là kênh để Quốc hội, Chính phủ nắm bắt được nhu cầu ở cấp bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp thông qua những kiến nghị, đề xuất được nêu rất cụ thể. Thứ hai, thông qua hội nghị đã rút ngắn được khoảng cách từ luật, nghị quyết của Quốc hội đến khâu thực thi, bởi tiếng nói của địa phương, doanh nghiệp đến trực tiếp tới Chính phủ, Quốc hội, qua đó giúp cho quá trình thiết kế văn bản dưới luật được phù hợp và đẩy nhanh hơn.

Ba là, các bộ, ngành đang xây dựng văn bản dưới luật, đặc biệt là nhóm luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở. Trong bối cảnh đó, hội nghị tạo động lực và sức ép để công tác soạn thảo văn bản dưới luật phải bảo đảm sự thống nhất, tránh chồng chéo. Cũng cần nhấn mạnh rằng, trước đây, lý do thường được nhắc đến để lý giải cho việc có các quy định mâu thuẫn, chồng chéo là bởi thời điểm ban hành các luật khác nhau. Nhưng với 3 luật này được ban hành gần như cùng một thời điểm thì không cớ gì để có mâu thuẫn, chồng chéo!

Tôi cũng rất ấn tượng với việc tại hội nghị này, Quốc hội đã rà soát, tổng hợp về các điểm mới, nội dung trọng tâm của các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Sáu và Kỳ họp bất thường lần thứ Năm. Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống kê rất cụ thể hơn 400 nội dung chi tiết gắn với từng tổ chức, đơn vị, cơ quan và thời hạn để quy định chi tiết các luật và nghị quyết.

Điều này thực sự rất kỳ công, cho thấy những người làm luật đã nắm bắt rất rõ những gì mình đã quyết; biết rất rõ những gì mà Nhân dân cần để mình đưa ra quyết định; biết rất rõ những việc cần phải làm để đưa các luật vào cuộc sống và đặc biệt là biết rất rõ những điểm mới, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Với việc liệt kê cụ thể hơn 400 nội dung chi tiết gắn với từng đơn vị này sẽ là cơ sở để bảo đảm cho việc triển khai các luật, nghị quyết sớm đi vào cuộc sống!

Địa phương phải coi đây là cơ hội để tháo gỡ điểm nghẽn

- Việc xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành đối với 400 nội dung được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội là khối lượng công việc rất lớn, trong khi thời gian không còn nhiều. Vậy theo ông, cần lưu ý gì để vừa bảo đảm tiến độ vừa bảo đảm chất lượng, tuyệt đối tránh chồng chéo, điểm nghẽn như yêu cầu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trong phát biểu kết luận hội nghị?

- Tôi rất tán thành chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trong phát biểu kết luận hội nghị, rằng khi soạn thảo và ban hành các văn bản quy định chi tiết, “tuyệt đối không để chồng chéo, phát sinh vướng mắc, điểm nghẽn, phát sinh quy trình, thủ tục, giấy phép con trái quy định trong tổ chức thực hiện”. Cùng với bảo đảm tiến độ thì đây là yêu cầu tối quan trọng và cần phải được quán triệt sâu sắc tới tất cả các bộ, ngành, địa phương.

Để tránh mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy định trong văn bản hướng dẫn thi hành, Quốc hội và Chính phủ xem xét thành lập tổ giám sát độc lập (bao gồm Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam - VCCI, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - CIEM và Viện Nghiên cứu lập pháp) để cùng rà soát ngay từ quá trình soạn thảo, và cần làm ngay, qua đó sẽ kịp thời phát hiện, xử lý.

Có được văn bản chất lượng là rất quan trọng, song quan trọng không kém là khâu thực thi. Do vậy, công tác giám sát của Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc các cấp cần được tiếp tục phát huy và đẩy mạnh hơn nữa. Cùng với đó, Quốc hội nên thiết kế kênh để kịp thời tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về các vướng mắc gặp phải trong thi hành luật, có thể là giao cho Văn phòng Quốc hội. Kênh này hoạt động song song với việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của Chính phủ. Trên cơ sở đó, Quốc hội kịp thời nắm bắt thực tiễn và điều chỉnh pháp luật có liên quan.

- Cũng trong phát biểu kết luận, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu biên soạn, xuất bản sách “Luật Đất đai - Hỏi và Đáp” nhằm đáp ứng yêu cầu phổ biến, tuyên truyền pháp luật. Ông nghĩ sao?

- Luật Đất đai 2024 là luật đặc biệt quan trọng, như lời Chủ tịch Quốc hội thì tầm quan trọng chỉ sau Hiến pháp. Luật cũng có rất nhiều điểm mới. Do vậy, việc ban hành cuốn sách này là rất cần thiết và cần sớm hoàn thiện để người dân, doanh nghiệp nắm rõ quyền lợi cũng như trách nhiệm của mình. Song, tôi cho rằng không chỉ với Luật Đất đai mà Quốc hội cùng Chính phủ cần nghiên cứu để biên soạn, xuất bản sách hỏi đáp pháp luật cho các luật khác, nhất là các luật liên quan đến sản xuất kinh doanh.

- Để triển khai thực hiện các luật, nghị quyết của Quốc hội, vai trò của các địa phương rất quan trọng. Vậy theo ông, các địa phương cần lưu ý gì?

­- Các địa phương cần thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại hội nghị lần này cũng như tinh thần chỉ đạo của Chính phủ về phân cấp, đặc biệt là Nghị quyết số 02/NQ-CP năm 2024 về cải thiện môi trường kinh doanh.

Nếu như trước đây, các địa phương gặp nhiều rào cản về mặt thể chế chưa đồng nhất thì bây giờ, với một loạt luật mới ban hành, phải tạo được cách hiểu thống nhất và không gây khó cho doanh nghiệp. Các địa phương cần coi đây là cơ hội quan trọng, là thời điểm để tháo gỡ điểm nghẽn về mặt thể chế, vì thế cần phải nhanh chóng rà soát, kịp thời sửa đổi các quy định trong thẩm quyền với tinh thần tạo thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp - đây phải là quan điểm xuyên suốt của tất cả các địa phương!

- Xin cảm ơn ông!

Diễn đàn Quốc hội

ĐBQH Nguyễn Phương Tuấn (Kiên Giang)
Quốc hội và Cử tri

Có giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn cho phát triển công nghiệp công nghệ số

Cơ bản đồng tình với sự cần thiết ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số, tuy nhiên, thảo luận tại tổ về dự án Luật này, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có giải pháp tháo gỡ những điểm nghẽn về nguồn nhân lực, hạ tầng cho phát triển công nghiệp công nghệ số. Đồng thời, hoạt động phát triển trí tuệ nhân tạo cần được quản lý chặt chẽ và tinh thần là "mức độ rủi ro đến đâu sẽ có mức độ quản lý cao đến đó".

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận
Quốc hội và Cử tri

Quy định chặt chẽ việc quản lý hóa chất nguy hiểm

Hóa chất đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng như trong phát triển các ngành sản xuất. Với mức độ phổ biến rộng khắp nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần quy định chặt chẽ việc quản lý hóa chất, nhất là hóa chất nguy hiểm.

QH thảo luận tại Tổ
Diễn đàn Quốc hội

Cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện về mức thuế suất và đối tượng chịu thuế

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH cho rằng, việc điều chỉnh mức thuế suất đối với hàng hóa, dịch vụ có tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện để đưa ra quy định phù hợp về bổ sung đối tượng nộp thuế, điều chỉnh mức thuế suất…, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người nộp thuế.

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa
Diễn đàn Quốc hội

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa

Nhất trí việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương là phù hợp với lịch sử hình thành và phát triển của đô thị Huế, các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực hiện thành công Đề án. Trong đó, cần làm rõ các giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố Huế và của Trung ương cho đầu tư phát triển.

Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Diễn đàn Quốc hội

Sẽ tạo bước đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông

Thảo luận tại Hội trường về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết đầu tư dự án để thể chế hóa chủ trương của Đảng, tạo bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời, tin tưởng, với sự huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, dự án sẽ sớm được hiện thực hoá thành công, phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước cả trước mắt và tương lai lâu dài.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Nhanh chóng giải quyết khó khăn về đời sống nhà giáo

Cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo, nhiều đại biểu cho rằng, việc quy định tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp sẽ giải quyết được những khó khăn về đời sống của nhà giáo. Đồng thời, khuyến khích thu hút nguồn nhân lực và những người giỏi tham gia vào ngành sư phạm nhiều hơn, giúp ngành giáo dục ngày càng bảo đảm về số lượng và tốt về chất lượng.

ĐBQH Đào Chí Nghĩa (Cần Thơ)
Diễn đàn Quốc hội

Thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới

Từ thực tiễn nắm bắt các ý kiến, kiến nghị của cử tri và hoạt động giám sát tại địa phương, cơ sở, tham gia thảo luận tại Hội trường về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, bên cạnh việc ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thì Chính phủ cần thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới, có chính sách cụ thể phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, chuyển đổi xanh… Đây là những động lực quan trọng để đưa đất nước vững vàng tiến bước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trả lời chất vấn
Diễn đàn Quốc hội

Có giải pháp chấn chỉnh kịp thời các vi phạm

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về quản lý thực phẩm chức năng tại Kỳ họp thứ Tám, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, vướng mắc nhất hiện nay là những vấn đề liên quan đến quảng cáo trên mạng internet và mạng xã hội. Trong đó, có những trang mạng đặt tại nước ngoài nên rất khó xử lý.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và nguồn lực khác công bằng, hiệu quả

Với những hạn chế, khó khăn, vướng mắc đã được nhận diện, Đoàn giám sát của Quốc hội về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023" đề nghị, Chính phủ tiếp tục rà soát, hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành bảo đảm thực sự khắc phục tồn tại, hạn chế đã chỉ ra, bao gồm cả các văn bản mới ban hành, bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và các nguồn lực khác công bằng, công khai, hiệu quả.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải
Diễn đàn Quốc hội

Giao Chính phủ hướng dẫn mức hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản

Theo dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, căn cứ vào tình hình thực tiễn, HĐND cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản để đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình bảo vệ môi trường trên địa bàn. Tại Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số ý kiến cho rằng, quy định này còn tùy nghi, mỗi địa phương quyết định mức hỗ trợ khác nhau. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giao Chính phủ hướng dẫn, để có nguyên tắc xác định trình tự, thủ tục, hồ sơ, ngân sách, điều tiết ngân sách hoặc hạch toán sử dụng nguồn thu thống nhất.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm linh hoạt trong quản lý, điều hành và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo Luật có phạm vi tác động rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của người dân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Quỹ Bảo hiểm y tế và ngân sách nhà nước, do đó, cần rà soát kỹ lưỡng, nhất là về thủ tục hành chính để bảo đảm linh hoạt trong quản lý, điều hành và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)
Diễn đàn Quốc hội

Cần lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về việc có áp thuế VAT với phân bón hay không

Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp tại phiên thảo luận ở hội trường và quá trình làm việc giữa cơ quan thẩm tra với cơ quan chủ trì soạn thảo cho thấy, trong dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) còn một số nội dung có ý kiến khác nhau. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, các cơ quan phối hợp xây dựng phương án cụ thể, đưa ra lấy ý kiến đại biểu Quốc hội, bảo đảm khách quan, nêu rõ căn cứ, các ưu điểm và nhược điểm của từng phương án.

Có các giải pháp đột phá biến cam kết thành hiện thực
Quốc hội và Cử tri

Có các giải pháp đột phá biến cam kết thành hiện thực

Nhìn lại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, ĐBQH THÁI THỊ AN CHUNG (Nghệ An) cho rằng, phiên họp diễn ra sôi nổi, ngày càng đổi mới và đi vào thực chất. Đại biểu kỳ vọng, các "tư lệnh" ngành sẽ thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, có các giải pháp đột phá, căn cơ hơn để biến những cam kết, lời hứa trên nghị trường thành hiện thực.

toàn cảnh phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Có cơ chế đặc thù trong phân bổ ngân sách cho địa phương khó khăn, có tính chất phức tạp về ma túy

Để bảo đảm hiệu quả nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, tại phiên thảo luận chiều 13.11, đại biểu Quốc hội đề nghị, Chính phủ cân nhắc cơ chế đặc thù trong phân bổ ngân sách cho các địa phương khó khăn, có tính chất phức tạp về ma túy và xem xét khả năng huy động thêm các nguồn lực hợp pháp khác để tham gia thực hiện chương trình.

ĐBQH Nguyễn Phương Tuấn (Kiên Giang)
Quốc hội và Cử tri

Đánh giá kỹ hiệu quả tài chính, chuẩn bị phương án, nguồn lực thực hiện

Thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, đa số các đại biểu Quốc hội nhất trí đầu tư Dự án, song cũng đề nghị Chính phủ cần rà soát kỹ lưỡng để đánh giá đúng thực tế hiệu quả tài chính, chuẩn bị các phương án, nguồn lực để bảo đảm thực hiện dự án hiệu quả, đúng tiến độ.