Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Đại tướng Hun Manet, Phó Tổng Tư lệnh, Tư lệnh Lục quân Quân đội Hoàng gia Campuchia

Chiều 21.11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tiếp Đại tướng Hun Manet, Phó Tổng Tư lệnh, Tư lệnh Lục quân Quân đội Hoàng gia Campuchia, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Trưởng ban Công tác thanh niên Trung ương Đảng CPP đến chào nhân dịp Chủ tịch Quốc hội thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Đại hội đồng liên nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 43 (AIPA-43).

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Đại tướng Hun Manet, Phó Tổng Tư lệnh, Tư lệnh Lục quân Quân đội Hoàng gia Campuchia -4
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp tiếp Đại tướng Hun Manet, Phó Tổng Tư lệnh, Tư lệnh Lục quân Quân đội Hoàng gia Campuchia​​​​. Ảnh: Doãn Tấn

Ấn tượng trước sự phát triển mạnh mẽ của Campuchia và Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chúc mừng Campuchia, dưới sự trị vì anh minh của Quốc vương Norodom Sihamoni và sự lãnh đạo tài tình của Chính phủ Hoàng gia do Thủ tướng Hun Sen đứng đầu, đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao, tỷ lệ lạm phát trong tầm kiểm soát, sớm mở cửa trở lại đất nước sau đại dịch; đồng thời tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 40, 41 và Đại hội đồng AIPA-43; qua đó giúp nâng cao vai trò và vị thế của Campuchia trong khu vực và trên trường quốc tế.

Đánh giá cao sự trưởng thành của thế hệ lãnh đạo trẻ của Campuchia và nhằm phát huy tích cực kết quả tốt đẹp của các hoạt động hai nước đã và đang triển khai chào mừng Năm Hữu nghị Việt Nam – Campuchia, Campuchia – Việt Nam 2022 kỷ niệm 55 năm Ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (24.6.1967 – 24.6.2022), Chủ tịch Quốc hội đề nghị Đại tướng Hun Manet, trong vai trò người đứng đầu công tác thanh niên của Trung ương của Đảng Nhân dân Campuchia, tiếp tục phối hợp với phía Việt Nam tăng cường hơn nữa hiệu quả các hoạt động giao lưu lãnh đạo trẻ, giao lưu thanh niên và giao lưu nhân dân, để thế hệ trẻ tiếp tục truyền thống đoàn kết, hữu nghị, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa Việt Nam và Campuchia. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Đại tướng Hun Manet, Phó Tổng Tư lệnh, Tư lệnh Lục quân Quân đội Hoàng gia Campuchia -0
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với Đại tướng Hun Manet, Phó Tổng Tư lệnh, Tư lệnh Lục quân Quân đội Hoàng gia Campuchia trao đổi thân mật tại cuộc gặp. Ảnh: Doãn Tấn
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Đại tướng Hun Manet, Phó Tổng Tư lệnh, Tư lệnh Lục quân Quân đội Hoàng gia Campuchia -1
Quang cảnh buổi tiếp. Ảnh: Doãn Tấn

Đại tướng Hun Manet bày tỏ vinh dự được gặp Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, thông báo với Chủ tịch Quốc hội kết quả chuyến thăm làm việc rất thành công của ông tại Việt Nam (tháng 8.2022) và tham dự Hội nghị Tư lệnh Lục quân các nước ASEAN lần thứ 23 tại Hà Nội vừa qua; cảm ơn Quốc hội Việt Nam đã tích cực ủng hộ Campuchia trong quá trình đảm nhiệm vai trò Chủ tịch AIPA-43, tin tưởng rằng, chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội góp phần quan trọng vào thành công của các sự kiện cấp cao ASEAN tại Campuchia lần này.

Đại tướng Hun Manet nhiệt liệt chúc mừng những thành tựu quan trọng mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu, đã đạt được thời gian qua, đặc biệt trong ứng phó đại dịch Covid - 19, phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường hội nhập khu vực và quốc tế. Đại tướng bày tỏ sự biết ơn sâu sắc của nhân dân Campuchia đối với sự ủng hộ, giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, quân đội và Nhân dân Việt Nam dành cho Campuchia trong công cuộc đấu tranh lật đổ chế độ diệt chủng trước đây cũng như trong xây dựng và phát triển đất nước ngày nay.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Đại tướng Hun Manet, Phó Tổng Tư lệnh, Tư lệnh Lục quân Quân đội Hoàng gia Campuchia -2
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trao vật phẩm lưu niệm tặng Đại tướng Hun Manet, Phó Tổng Tư lệnh, Tư lệnh Lục quân Quân đội Hoàng gia Campuchia. Ảnh: Doãn Tấn
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Đại tướng Hun Manet, Phó Tổng Tư lệnh, Tư lệnh Lục quân Quân đội Hoàng gia Campuchia -3
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đại tướng Hun Manet, Phó Tổng Tư lệnh, Tư lệnh Lục quân Quân đội Hoàng gia Campuchia với đại biểu chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Doãn Tấn

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ hài lòng khi hợp tác quốc phòng tiếp tục là trụ cột trong quan hệ song phương, góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền, bảo đảm an ninh, an toàn, tạo môi trường hoà bình, ổn định cho sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước; đồng thời nhấn mạnh ý nghĩa của Năm Hữu nghị Việt Nam – Campuchia 2022, trong đó có Lễ kỷ niệm 45 năm “Con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot” của Thủ tướng Hun Sen. Chủ tịch Quốc hội nhất trí với Đại tướng Hun Manet cần củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ trên tất cả các kênh và trong tất cả các lĩnh vực, trong đó có hợp tác chính trị - ngoại giao, quốc phòng - an ninh, kinh tế - thương mại – đầu tư, nghị viện, giáo dục đào tạo, giao lưu nhân dân…

Thời sự Quốc hội

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy chủ trì phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Ủy ban
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường họp phiên toàn thể thứ 11

Chiều tối 13.2, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã tiến hành phiên họp toàn thể lần thứ 11, thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Quy định cụ thể, rõ ràng về cơ chế phân cấp, ủy quyền
Chính trị

Quy định cụ thể, rõ ràng về cơ chế phân cấp, ủy quyền

Thảo luận tại Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Hòa Bình, Tuyên Quang, Bến Tre), các đại biểu cơ bản thống nhất về sự cần thiết của Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) nhằm phục vụ công cuộc cải cách, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước.

Phân cấp, phân quyền cần gắn với “kiểm soát quyền lực”
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Phân cấp, phân quyền cần gắn với “kiểm soát quyền lực”

Sáng 13.2, thảo luận tại Tổ 3 về Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An bày tỏ ủng hộ tăng cường phân cấp, phân quyền, song cần gắn với cơ chế để kiểm soát; bảo đảm cơ chế phân cấp, phân quyền đạt hiệu quả tốt nhất, tránh việc tha hóa quyền lực...

Đề nghị bổ sung cơ chế phối hợp xử lý vấn đề phát sinh khi sắp xếp tổ chức bộ máy
Thời sự Quốc hội

Đề nghị bổ sung cơ chế phối hợp xử lý vấn đề phát sinh khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Ban soạn thảo cần bổ sung quy định cơ chế phối hợp xử lý/giải quyết các vấn đề phát sinh mà chưa dự liệu hết khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy để “đảm bảo không làm gián đoạn hoạt động của xã hội cũng như chính sách đối nội đối ngoại của đất nước”. Đây là ý kiến của ĐBQH tại phiên thảo luận của Tổ 7 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Nguyên, Đồng Nai và thành phố Huế) về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, sáng nay, 13.2. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu
Thời sự Quốc hội

Bổ sung việc phản biện của Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội vào quy trình xây dựng chính sách

Chiều 13.2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội làm việc tại Hội trường, thảo luận về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại phiên thảo luận tại Tổ 1
Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: “Thời cơ vàng” để thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy

Đây là khẳng định của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên thảo luận tổ sáng nay, 13.2, về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước. Tổng Bí thư nhấn mạnh, mục tiêu của cuộc cải cách về tổ chức bộ máy lần này nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bởi chỉ có tăng trưởng thì mới có đủ tiềm lực bảo vệ đất nước, bảo vệ Tổ quốc, đủ điều kiện để thực thi các chính sách của Đảng, Nhà nước, đạt được các mục tiêu mới, tránh được nguy cơ tụt hậu. Thời điểm hiện nay chính là “thời cơ vàng” để thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ công bố, trao quyết định khen thưởng và phát động phong trào thi đua năm 2025
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ công bố, trao quyết định khen thưởng và phát động phong trào thi đua năm 2025

Chiều tối 13.2, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ công bố, trao quyết định khen thưởng và phát động phong trào thi đua năm 2025 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức. Đây là lần đầu tiên công tác thi đua, khen thưởng thường xuyên tại các cơ quan của Quốc hội được triển khai theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng. 

Tổng Bí thư Tô Lâm: Cải cách tổ chức bộ máy nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: Cải cách tổ chức bộ máy nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Phát biểu tại phiên thảo luận tại Tổ 1 (Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội) sáng nay, 13.2, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, mục tiêu của cuộc cải cách về tổ chức bộ máy lần này nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bởi chỉ có tăng trưởng thì mới có đủ tiềm lực bảo vệ đất nước, bảo vệ Tổ quốc, đủ điều kiện để thực thi các chính sách của Đảng, Nhà nước, đạt được các mục tiêu mới, tránh được nguy cơ tụt hậu.

Toàn cảnh phiên thảo luận Tổ 14. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Quy định rõ hơn về phân cấp, phân quyền và ủy quyền

Sáng 13.2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội làm việc tại Tổ, thảo luận về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 17
Chính trị

Bảo đảm sự thống nhất, thông suốt của nền hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, sáng 13.2, các đại biểu Tổ 17, gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Cao Bằng, Gia Lai và Tiền Giang (Tổ  17) đã tập trung thảo luận về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

Tổng rà soát biên chế gắn chức năng, nhiệm vụ mới của các cơ quan, tổ chức
Thời sự Quốc hội

Tổng rà soát biên chế gắn chức năng, nhiệm vụ mới của các cơ quan, tổ chức

Tại phiên thảo luận Tổ 16 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Tĩnh, Yên Bái, Cà Mau và Lâm Đồng) về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, sáng 13.2, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng cho biết: Trung ương không chỉ thông qua cơ cấu tổ chức bộ máy mới mà còn đặt ra các yêu cầu, nhiệm vụ rất cao… Do đó, sau khi bộ máy mới đi vào hoạt động, sẽ tiến hành đánh giá bộ máy mới; đồng thời, tổng rà soát biên chế từ Trung ương đến địa phương, gắn chức năng nhiệm vụ mới của các cơ quan, tổ chức, từ đó có quyết định mới về biên chế.

Tránh khoảng trống pháp lý trong quá trình triển khai thực hiện
Thời sự Quốc hội

Tránh khoảng trống pháp lý trong quá trình triển khai thực hiện

Chiều nay, 13.2, tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

Ảnh minh họa
Thời sự Quốc hội

Cái gì có thể ủy quyền thì phải ủy quyền, không nên đặt điều kiện “trường hợp cần thiết”

Góp ý với dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) tại phiên thảo luận tổ sáng nay, 13.2, ĐBQH Nguyễn Thanh Phương (Cần Thơ) cho rằng, không nên đặt điều kiện “trong trường hợp cần thiết” mới ủy quyền. “Cái gì thấy ủy quyền được thì mình phải ủy quyền, như vậy công việc mới “chạy” được”, đại biểu đề xuất.

ĐBQH Hà Phước Thắng (TP.Hồ Chí Minh) phát biểu tại phiên thảo luận ở Tổ 2 - ảnh: T.Chi
Chính trị

Bảo đảm các nguyên tắc về phân cấp, ủy quyền

Thảo luận tại Tổ 2 (Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh) về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đề nghị cần rà soát nhằm bảo đảm các nguyên tắc về phân cấp, ủy quyền.

Xây dựng tuyến đường sắt mới hiện đại, tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội
Thời sự Quốc hội

Xây dựng tuyến đường sắt mới hiện đại, tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, chiều 13.2, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương: Cần rõ ràng, cụ thể hơn
Thời sự Quốc hội

Phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương: Cần rõ ràng, cụ thể hơn

Sáng 13.2, thảo luận tại tổ 18 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Thanh Hóa, Hà Nam, Trà Vinh) về các quy định liên quan đến phân cấp, ủy quyền trong dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), các đại biểu cho rằng: đã phân cấp rất mạnh mẽ về trách nhiệm, thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho các bộ, ngành, địa phương, song những nội dung phân cấp chưa rõ ràng. Do đó, cần có những quy định rõ ràng, cụ thể hơn.

Đại biểu Lã Thanh Tân phát biểu ý kiến
Thời sự Quốc hội

Đáp ứng yêu cầu cấp bách về phân cấp, phân quyền

Sáng 13.2, tham gia thảo luận tại Tổ 4, gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Phú Yên, Ninh Thuận về Dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về việc xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng đã đóng góp nhiều ý kiến chất lượng, tâm huyết.