Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, làm việc với Trường Đại học Cần Thơ

Sáng nay, 22.1, nhân chuyến công tác tại TP. Cần Thơ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác đã thăm, làm việc và chúc Tết tại Trường Đại học Cần Thơ - cơ sở đào tạo đại học và sau đại học trọng điểm của Nhà nước ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 

can-tho-1340.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, làm việc với Trường Đại học Cần Thơ. Ảnh: Lâm Hiển

Cùng đi có các Ủy viên Trung ương Đảng: Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng; Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Lê Tấn Tới; Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà; Bí thư Thành ủy Cần Thơ Đỗ Thanh Bình và đại diện một số cơ quan của Quốc hội, Thành phố Cần Thơ.

Đứng đầu cả nước về số lượng nhà giáo đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư

Trường Đại học Cần Thơ, tiền thân là Viện Đại học Cần Thơ được thành lập năm 1966, là cơ sở đào tạo đại học và sau đại học trọng điểm của Nhà nước ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện Trường đào tạo 121 chuyên ngành đại học (trong đó có 2 chương trình đào tạo tiên tiến, 12 chương trình đào tạo chất lượng cao), 51 chuyên ngành cao học (trong đó 1 ngành liên kết với nước ngoài, 3 ngành đào tạo bằng tiếng Anh), 21 chuyên ngành nghiên cứu sinh.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Lâm Hiển

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Lâm Hiển

Trường Đại học Cần Thơ đứng đầu cả nước về số lượng nhà giáo đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư trong 2 năm liên tiếp. Đến nay, Trường đã có 24 giáo sư và 182 phó giáo sư, không chỉ nâng tầm chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường mà còn củng cố vai trò nòng cốt trong việc phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Lâm Hiển

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Lâm Hiển

Quy mô đào tạo của Trường không ngừng mở rộng: Trường đã mở mới và tuyển sinh đào tạo 11 ngành/chuyên ngành mới thuộc các lĩnh vực công nghệ, khoa học, giáo dục và kinh tế, ở các trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. Năm 2024, Trường đã tuyển sinh 9.583 sinh viên đại học chính quy; 1.122 học viên thạc sĩ và 78 nghiên cứu sinh; 1.283 sinh viên đại học hình thức vừa làm vừa học và 2.784 sinh viên hình thức đào tạo từ xa.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao quà tặng Trường Đại học Cần Thơ. Ảnh: Lâm Hiển

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao quà tặng Trường Đại học Cần Thơ. Ảnh: Lâm Hiển

dbnd_tl_luu-niem.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các đại biểu với các thầy cô giáo Trường Đại học Cần Thơ. Ảnh: Lâm Hiển
dbnd_tl_luu-niem-a2.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các đại biểu với các thầy cô giáo Trường Đại học Cần Thơ. Ảnh: Lâm Hiển
dbnd_tl_tong-thu-ky.jpg
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Báo cáo với Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Cần Thơ, GS.TS Nguyễn Thanh Phương cho biết, Trường Đại học Cần Thơ đang phát triển mạnh các ngành kỹ thuật - công nghệ; triển khai đào tạo các ngành mới nổi theo nhu cầu xã hội như: bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (là một trong 18 trường được chọn tham gia chương trình phát triển đào tạo về bán dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

dbnd_bl_hoi-dong-truong.jpg
Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Cần Thơ, GS.TS Nguyễn Thanh Phương phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Tại Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 30.8.2021 của Chính phủ về xây dựng, phát triển TP. Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đề cập nội dung: nâng cấp Trường Đại học Cần Thơ thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu, ứng dụng khoa học của TP. Cần Thơ và đồng bằng Sông Cửu Long từ vốn ngân sách nhà nước, ODA và các nguồn khác. Từ thành công của dự án ODA - JICA vừa qua, Trường Đại học Cần Thơ cũng đang đề xuất phía JICA xem xét giai đoạn tiếp theo của dự án tập trung các lĩnh vực kỹ thuật công nghệ (bán dẫn, AI...). Qua đó sẽ góp phần đưa Trường Đại học Cần Thơ mạnh toàn diện về các lĩnh vực.

Phát triển nhanh hơn nữa, với khát vọng lớn hơn

Phát biểu tại cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bày tỏ vui mừng về thăm, làm việc với nhà trường đúng vào dịp cả nước đang chuẩn bị đón Tết cổ truyền Ất Tỵ, hướng tới kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và tình cảm cá nhân, Chủ tịch Quốc hội thân ái gửi tới các thầy giáo, cô giáo, viên chức, người lao động và các em sinh viên lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

dbnd_br_dai-bieu-pb.jpg
Đại diện Trường Đại học Cần Thơ phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Sau gần 60 năm thành lập, Trường Đại học Cần Thơ đã đạt được những thành tựu phát triển khá toàn diện. Với triết lý giáo dục “Cộng đồng - Toàn diện - Ưu việt”, Trường Đại học Cần Thơ đã đạt được nhiều thành tựu phát triển ấn tượng, thuộc top 10 trường Đại học hàng đầu của cả nước, một số ngành, lĩnh vực đã vươn tầm khu vực. Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao việc nhà trường đã rất chú trọng phát triển đội ngũ giảng viên... Chất lượng đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ được Bộ Giáo dục đánh giá cao. Các hoạt động tạo điều kiện để sinh viên vươn tầm quốc tế được quan tâm.

Các đại biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Lâm Hiển

Các đại biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Lâm Hiển

Chủ tịch Quốc hội cho biết, Bộ Chính trị đã có hai Nghị quyết rất quan trọng liên quan đến đồng bằng sông Cửu Long và Cần Thơ là: Nghị quyết 13 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng – an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết 59 ngày 5.8.2020 về xây dựng và phát triển TP. Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Bộ Chính trị cũng chủ trương hình thành 4 trung tâm giáo dục đại học lớn, trong đó có Cần Thơ để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo, tạo động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm và cả nước.

Do đó, Trường Đại học Cần Thơ cần quán triệt các Nghị quyết này và tiếp tục triển khai Luật Giáo dục đại học, rà soát những việc đã làm được, việc gì cần đẩy mạnh, tăng cường và đề xuất, kiến nghị gì để ngày càng hiệu quả hơn.

Tiếp tục đầu tư phát triển chuyên gia đầu ngành của đồng bằng sông Cửu Long

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Quốc hội luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với lĩnh vực giáo dục, trong đó có giáo dục đại học. Năm 2023, Quốc hội đã giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 88 và Nghị quyết số 51 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và kịp thời tháo gỡ nhiều khó khăn của ngành. Quốc hội cũng đã thảo luận và theo chương trình sẽ thông qua dự án Luật Nhà giáo tại kỳ họp tháng 5 tới.

Trong bối cảnh đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Trường Đại học Cần Thơ tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được tiếp tục phát triển nhanh hơn nữa, với khát vọng lớn hơn nữa, không chỉ phát triển thành đại học hàng đầu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long mà còn gia nhập vào những đại học hàng đầu của khu vực, hợp tác với các trường đại học trên thế giới để ngày càng có nhiều sinh viên, nghiên cứu sinh giỏi, góp phần phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cùng với đó, nhà trường cần bám sát nhu cầu nguồn nhân lực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đào tạo theo địa chỉ.

Các đại biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Lâm Hiển

Các đại biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Lâm Hiển

Hiện nay, cả nước đang thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của cả hệ thống chính trị. Chủ tịch Quốc hội mong muốn, Trường Đại học Cần Thơ, không chỉ phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên cho mình mà cần phát triển đội ngũ cho các trường đại học khác trong vùng, vừa quan tâm đào tạo nguồn nhân lực để phát triển cho vùng nhưng cũng phải tính đến việc đào tạo giáo viên phục vụ đổi mới giáo dục; hoàn thiện quy trình, quy định nội bộ, quan tâm xây dựng thiết chế để các nhà khoa học thể hiện được tiếng nói chuyên môn, có quyền lực chuyên môn, tạo hứng khởi cho các nhà khoa học.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Trường Đại học Cần Thơ nghiên cứu kỹ, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22.12.2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hiện Quốc hội đang tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về thể chế và triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách đột phá của Nghị quyết số 57, trong đó có cơ chế tài chính cho nghiên cứu khoa học, đầu tư cơ sở hạ tầng cho khoa học công nghệ...

Cùng với đó, nhà trường tiếp tục đầu tư cho phát triển đội ngũ, đầu tư cho chiến lược phát triển chuyên gia đầu ngành của đồng bằng sông Cửu Long đáp ứng yêu cầu tại Nghị quyết số 13 của Bộ Chính trị.

dbnd_bl_dai-bieu-a3.jpg
Các đại biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Lâm Hiển

Nhắc lại truyền thống “tiên học lễ, hậu học văn”, “trường ra trường, thầy ra thầy, trò ra trò”, Chủ tịch Quốc hội mong mỗi giảng viên nhà trường sẽ “là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Muốn có các thế hệ sinh viên chất lượng thì thầy cô giáo phải đủ đức, đủ tài, truyền lửa, khơi dậy cảm hứng, động lực cho các em.

Chủ tịch Quốc hội tin tưởng, nhà trường sẽ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần tích cực vào việc “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, xứng đáng là trường đại học tốp đầu của cả nước, trở thành trường chất lượng cao của khu vực.

Nhân dịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội chúc Hội đồng Trường, Đảng ủy, Ban Giám hiệu và cán bộ, giảng viên, người lao động, sinh viên của nhà trường cùng gia đình luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc, đón năm mới với nhiều niềm vui, thắng lợi mới cùng cả nước vững bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, làm việc tại Trường Đại học Nam Cần Thơ
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, làm việc tại Trường Đại học Nam Cần Thơ

Trong chuyến công tác tại TP. Cần Thơ, sáng nay, 22.1, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã đến thăm, làm việc và chúc Tết tại Trường Đại học Nam Cần Thơ - một trong những cơ sở giáo dục đại học uy tín, "địa chỉ" đào tạo nghề y được công nhận, là tiền đề để sinh viên được thi bác sĩ nội trú Hoa Kỳ, trở thành sinh viên y khoa quốc tế.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại diễn đàn. Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Quyết tâm và cam kết mạnh mẽ của các nghị sĩ Pháp ngữ thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Lời Tòa soạn: Chiều 21.1, sau một ngày làm việc sôi nổi, khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm cao, Diễn đàn nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và biến đổi khí hậu đã hoàn thành toàn bộ chương trình và thành công tốt đẹp, thông qua Tuyên bố Cần Thơ. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải – Trưởng Ban Tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành APF và Diễn đàn đã phát biểu bế mạc. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Các đại biểu và thành viên Cộng đồng Pháp ngữ chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Vũ Châu
Chính trị

Cộng đồng Pháp ngữ với vấn đề an ninh lương thực: Triển khai dự án hỗ trợ người dân địa phương tự chủ về lương thực

Tại Phiên thảo luận “Cộng đồng Pháp ngữ với vấn đề an ninh lương thực” trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác Pháp ngữ về Nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu” diễn ra tại TP. Cần Thơ ngày 21.1, Cộng đồng Pháp ngữ khẳng định vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy an ninh lương thực ở các nước thành viên, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển và những nơi dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu, xung đột hoặc khủng hoảng kinh tế.

Bế mạc Diễn đàn nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững
Thời sự Quốc hội

Bế mạc Diễn đàn nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững

Chiều nay, 21.1, tại TP. Cần Thơ, sau một ngày làm việc sôi nổi, khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm cao, Diễn đàn nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và biến đổi khí hậu đã hoàn thành toàn bộ chương trình và thành công tốt đẹp, thông qua Tuyên bố Cần Thơ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Quốc hội Québec, Canada
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Quốc hội bang Québec, Canada

Trong khuôn khổ Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu và Hội nghị Ban chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF), chiều nay, ngày 21.1, tại thành phố Cần Thơ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Phó Chủ tịch thứ nhất APF, Chủ tịch Quốc hội bang Québec (Canada) Nathalie Roy.

Chủ tọa Phiên thảo luận “Chia sẻ kinh nghiệm của các quốc gia và hợp tác quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu”
Chính trị

Chia sẻ kinh nghiệm trong ứng phó với biến đổi khí hậu: Hợp tác để khai thác tối đa các nguồn tài chính quốc tế

Với mong muốn Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu diễn ra tại TP. Cần Thơ không chỉ là cơ hội để trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm mà còn góp phần kết nối để thảo luận chính sách, pháp luật; qua đó thúc đẩy sự hợp tác, thu hút nguồn lực hỗ trợ cho ứng phó với biến đổi khí hậu, chiều 21.1, các đại biểu đã có nhiều ý kiến đóng góp tại Phiên thảo luận “Chia sẻ kinh nghiệm của các quốc gia và hợp tác quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu”.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Phó Chủ tịch Lào Sommad Pholsena
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Phó Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sommad Pholsena

Chiều 21.1, tại thành phố Cần Thơ, trong khuôn khổ Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ và Diễn đàn Nghị viện Hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Phó Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sommad Pholsena.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tiếp Đoàn Nghị sĩ Wallonie - Bruxelles
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tiếp Đoàn Nghị sĩ Wallonie - Bruxelles

Chiều 21.1, tại thành phố Cần Thơ, trong khuôn khổ Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ và Diễn đàn Nghị viện Hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã tiếp Phó Chủ tịch Liên minh nghị viện Pháp ngữ, nghị sĩ Nghị viện vùng Wallonie (Bỉ) Jean-Paul Wahl.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tại phiên thảo luận
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì phiên thảo luận "Hợp tác giữa các nước Pháp ngữ trong lĩnh vực nông nghiệp bền vững"

Trong khuôn khổ Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu diễn ra tại TP. Cần Thơ, sáng 21.1, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã chủ trì phiên thảo luận "Hợp tác giữa các nước Pháp ngữ trong lĩnh vực nông nghiệp bền vững”.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tặng quà lưu niệm Chủ tịch Hạ viện Maroc Rachid Talbi El Alami. Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Hạ viện Morocco

Trong khuôn khổ Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ và Diễn đàn nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu, chiều 21.1, tại thành phố Cần Thơ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Chủ tịch Hạ viện Morocco Rachid Talbi El Alami.