Quy định rõ hơn về phân cấp, phân quyền và ủy quyền

Sáng 13.2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội làm việc tại Tổ, thảo luận về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước. 

Tham gia thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Khánh Hòa, Đồng Tháp, Hải Dương), ghi nhận nội dung phân quyền, phân cấp, ủy quyền đã được đưa vào các Luật, song các đại biểu đề nghị cần có quy định rõ ràng hơn để bảo đảm tính khả thi.

mg-7986.jpg
ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) phát biểu. Ảnh: Hạnh Nhung

Góp ý kiến với dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), về mô hình của chính quyền địa phương, ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) thống nhất với nội dung sửa đổi như dự thảo Luật. Theo đó, vẫn tổ chức HĐND và UBND, chỉ một số thành phố lớn đã ban hành Nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù thì không còn HĐND cấp quận, phường.

Cho rằng, việc phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp, ủy quyền đã được đưa vào dự thảo Luật lần này, song đại biểu Phạm Văn Hòa cũng nêu rõ, đây là vấn đề lớn, rất cần sự rành mạnh, rõ ràng, có sự liên kết và phải nâng cao tính chịu trách nhiệm chung, nên cần có cơ chế thông thoáng hơn.

Liên quan đến tổ chức, hoạt động của HĐND cơ bản có sự kế thừa quy định trong Luật hiện hành. Điểm mới lần này là giao thẩm quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định số lượng HĐND mỗi cấp cũng như số lượng các Phó Chủ tịch, Phó trưởng ban, Ủy viên chuyên trách của HĐND. Đại biểu Phạm Văn Hòa đề nghị giữ như Luật hiện hành để bảo đảm tiến độ việc sắp xếp bộ máy.

Đối với nguyên tắc hoạt động, chế độ làm việc của UBND, Luật giữ nguyên như quy định hiện hành, tuy nhiên đại biểu đề nghị trong Luật cần quy định thêm thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp xã.

Với dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), theo ĐBQH Phạm Văn Hòa, nội dung dự thảo Luật không có nhiều thay đổi so với Luật hiện hành. Điểm mới từ Điều 6 đến Điều 9 quy định về phân cấp, phân quyền, ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành và UBND các cấp. "Nội dung này giống như quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương nhưng nó mang tính pháp lý cao hơn", đại biểu nói.

Theo đại biểu, đã ủy quyền, phân quyền thì không được ủy quyền lại. Ví dụ như Thủ tướng Chính phủ đã ủy quyền cho Bộ trưởng, Chủ tịch UBND, thì không được ủy quyền lần hai; theo đó, người được ủy quyền phải chịu trách nhiệm về nhiệm vụ đã được ủy quyền.

“Phân cấp và ủy quyền là vấn đề cực kỳ quan trọng, là xu hướng tất yếu. Nhưng thực tiễn thời gian qua mặc dù được phân cấp nhưng vẫn còn nhiều e ngại, do đó cần cơ chế đặc thù và quy định ngay trong Luật”, đại biểu Phạm Văn Hòa đề xuất.

mg-8033.jpg
ĐBQH Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hòa) phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 13.2. Ảnh: Hạnh Nhung

Đánh giá cao và ủng hộ việc sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, ĐBQH Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hòa) cho rằng, cần làm rõ khái niệm phân cấp, phân quyền, ủy quyền.

Tại các Điều 6, 7 và 8 của dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và Điều 17,18,19, 20, 21 của dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), việc phân quyền, phân cấp, ủy quyền đã hợp lý và có các điều kiện cùng trách nhiệm thực thi cũng như trách nhiệm khi không hoàn thành nhiệm vụ được phân quyền, phân cấp, ủy quyền. Vậy, Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ sẽ chịu trách nhiệm như thế nào?

Nêu vấn đề trên, đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh đề nghị, cơ quan soạn thảo cần làm rõ các nội dung này, vì đây là những khái niệm mới, cần làm rõ quyền của Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ rõ hơn; đồng thời cần phân quyền rõ hơn ở các cấp chính quyền phải chịu trách nhiệm thực hiện quy định Hiến pháp và pháp luật.

mg-8060.jpg
ĐBQH Triệu Thế Hùng (Hải Dương) phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 13.2. Ảnh: Hạnh Nhung

Với dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), ĐBQH Triệu Thế Hùng (Hải Dương) đánh giá, trong dự thảo Luật lần này đã quy định khá rõ ràng về quyền của các cơ quan tư pháp, lập pháp và hành pháp. Điều này là phù hợp, giúp bảo đảm được tính linh hoạt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành trong thực tiễn.

Đại biểu Triệu Thế Hùng đánh giá rất cao các dự thảo Luật trình Quốc hội lần này, đồng thời bày tỏ tin tưởng khi các Luật được ban hành sẽ khẩn trương đi vào cuộc sống, phù hợp với thực tiễn, mang lại hiệu quả cho thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thời sự Quốc hội

Đề nghị bổ sung cơ chế phối hợp xử lý vấn đề phát sinh khi sắp xếp tổ chức bộ máy
Thời sự Quốc hội

Đề nghị bổ sung cơ chế phối hợp xử lý vấn đề phát sinh khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Ban soạn thảo cần bổ sung quy định cơ chế phối hợp xử lý/giải quyết các vấn đề phát sinh mà chưa dự liệu hết khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy để “đảm bảo không làm gián đoạn hoạt động của xã hội cũng như chính sách đối nội đối ngoại của đất nước”. Đây là ý kiến của ĐBQH tại phiên thảo luận của Tổ 7 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Nguyên, Đồng Nai và thành phố Huế) về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, sáng nay, 13.2. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu
Thời sự Quốc hội

Bổ sung việc phản biện của Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội vào quy trình xây dựng chính sách

Chiều 13.2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội làm việc tại Hội trường, thảo luận về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại phiên thảo luận tại Tổ 1
Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: “Thời cơ vàng” để thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy

Đây là khẳng định của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên thảo luận tổ sáng nay, 13.2, về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước. Tổng Bí thư nhấn mạnh, mục tiêu của cuộc cải cách về tổ chức bộ máy lần này nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bởi chỉ có tăng trưởng thì mới có đủ tiềm lực bảo vệ đất nước, bảo vệ Tổ quốc, đủ điều kiện để thực thi các chính sách của Đảng, Nhà nước, đạt được các mục tiêu mới, tránh được nguy cơ tụt hậu. Thời điểm hiện nay chính là “thời cơ vàng” để thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ công bố, trao quyết định khen thưởng và phát động phong trào thi đua năm 2025
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ công bố, trao quyết định khen thưởng và phát động phong trào thi đua năm 2025

Chiều tối 13.2, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ công bố, trao quyết định khen thưởng và phát động phong trào thi đua năm 2025 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức. Đây là lần đầu tiên công tác thi đua, khen thưởng thường xuyên tại các cơ quan của Quốc hội được triển khai theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng. 

Tổng Bí thư Tô Lâm: Cải cách tổ chức bộ máy nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: Cải cách tổ chức bộ máy nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Phát biểu tại phiên thảo luận tại Tổ 1 (Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội) sáng nay, 13.2, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, mục tiêu của cuộc cải cách về tổ chức bộ máy lần này nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bởi chỉ có tăng trưởng thì mới có đủ tiềm lực bảo vệ đất nước, bảo vệ Tổ quốc, đủ điều kiện để thực thi các chính sách của Đảng, Nhà nước, đạt được các mục tiêu mới, tránh được nguy cơ tụt hậu.

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 17
Chính trị

Bảo đảm sự thống nhất, thông suốt của nền hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, sáng 13.2, các đại biểu Tổ 17, gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Cao Bằng, Gia Lai và Tiền Giang (Tổ  17) đã tập trung thảo luận về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

Tổng rà soát biên chế gắn chức năng, nhiệm vụ mới của các cơ quan, tổ chức
Thời sự Quốc hội

Tổng rà soát biên chế gắn chức năng, nhiệm vụ mới của các cơ quan, tổ chức

Tại phiên thảo luận Tổ 16 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Tĩnh, Yên Bái, Cà Mau và Lâm Đồng) về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, sáng 13.2, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng cho biết: Trung ương không chỉ thông qua cơ cấu tổ chức bộ máy mới mà còn đặt ra các yêu cầu, nhiệm vụ rất cao… Do đó, sau khi bộ máy mới đi vào hoạt động, sẽ tiến hành đánh giá bộ máy mới; đồng thời, tổng rà soát biên chế từ Trung ương đến địa phương, gắn chức năng nhiệm vụ mới của các cơ quan, tổ chức, từ đó có quyết định mới về biên chế.

Tránh khoảng trống pháp lý trong quá trình triển khai thực hiện
Thời sự Quốc hội

Tránh khoảng trống pháp lý trong quá trình triển khai thực hiện

Chiều nay, 13.2, tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

ĐBQH Hà Phước Thắng (TP.Hồ Chí Minh) phát biểu tại phiên thảo luận ở Tổ 2 - ảnh: T.Chi
Chính trị

Bảo đảm các nguyên tắc về phân cấp, ủy quyền

Thảo luận tại Tổ 2 (Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh) về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đề nghị cần rà soát nhằm bảo đảm các nguyên tắc về phân cấp, ủy quyền.

Xây dựng tuyến đường sắt mới hiện đại, tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội
Thời sự Quốc hội

Xây dựng tuyến đường sắt mới hiện đại, tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, chiều 13.2, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Đại biểu Lã Thanh Tân phát biểu ý kiến
Thời sự Quốc hội

Đáp ứng yêu cầu cấp bách về phân cấp, phân quyền

Sáng 13.2, tham gia thảo luận tại Tổ 4, gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Phú Yên, Ninh Thuận về Dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về việc xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng đã đóng góp nhiều ý kiến chất lượng, tâm huyết.

Quang cảnh phiên họp của UBTVQH - ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Thực sự tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đây là yêu cầu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khi cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 13.2.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trao đổi với các đại biểu bên lề phiên họp tổ
Thời sự Quốc hội

Tổng kết, đánh giá hiệu quả mô hình chính quyền đô thị

Sáng 13.2, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), góp ý với dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), các đại biểu cho biết, qua triển khai thực tiễn, những quy định về mô hình chính quyền đô thị đã phát huy được hiệu quả. Do đó, Chính phủ cần tiếp tục tổng kết, đánh giá việc thực hiện những quy định này, nếu thực sự có hiệu quả thì cần có quy định thống nhất về cách thức tổ chức chính quyền đô thị trên phạm vi toàn quốc.

Quang cảnh họp Tổ 15
Thời sự Quốc hội

Quy định cụ thể, rõ ràng hơn về phân cấp và ủy quyền

Thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Lai Châu, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận) tại phiên họp sáng 13.2 về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), các đại biểu cho rằng, việc phân cấp và ủy quyền là cần thiết để phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp. Tuy nhiên, cần rà soát kỹ lưỡng để phân biệt rõ ràng hơn giữa phân cấp và ủy quyền.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải: Tinh gọn bộ máy mới có thể tập trung nguồn lực thực hiện đầu tư phát triển

Dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đã hoàn thiện hơn các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp, các ngành. Ghi nhận kết quả này, song theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, trong hai dự thảo Luật có những quy định liên quan đến người dân và doanh nghiệp, do đó cần tiếp tục rà soát kỹ, bảo đảm không ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, quyền lợi của người dân và hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Phó Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, tinh gọn bộ máy mới có thể tập trung nguồn lực thực hiện đầu tư phát triển.

Cần phát huy hơn nữa mối quan hệ giữa địa phương với Chính phủ và các bộ, ngành
Thời sự Quốc hội

Cần phát huy hơn nữa mối quan hệ giữa địa phương với Chính phủ và các bộ, ngành

Phát biểu thảo luận tại Tổ 19 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Bình Dương) sáng nay, 13.2, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, cơ chế hiện nay là cần phát huy các sáng kiến, đề xuất của các địa phương; mối quan hệ giữa địa phương với Chính phủ và với các Bộ.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tá Trần Quang Phương - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương: Xác định rành mạch thẩm quyền, phân quyền, phân cấp, ủy quyền

Thảo luận tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Phú Thọ, Quảng Ngãi và An Giang) về dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) tại phiên họp sáng nay, 13.2, có ý kiến đại biểu đề nghị, phải xác định thật rành mạch 4 cụm từ: thẩm quyền, phân quyền, phân cấp, ủy quyền và lấy tính mục đích và kết quả làm cơ sở để thiết kế các quy định này.