Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV:

Bổ sung việc phản biện của Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội vào quy trình xây dựng chính sách

Chiều 13.2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội làm việc tại Hội trường, thảo luận về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).

pct-nguyenkhacdinh.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Góp phần nâng cao chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật

Đa số ĐBQH tán thành với việc sửa đổi, bổ sung dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; cho rằng, dự thảo Luật đã quán triệt, bám sát yêu cầu đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, cụ thể là xây dựng luật ngắn gọn, chỉ quy định những vấn đề khung, vấn đề mang tính nguyên tắc, thuộc thẩm quyền của Quốc hội, những vấn đề thực tiễn biến động thường xuyên, thì giao Chính phủ, địa phương quy định để bảo đảm linh hoạt trong điều hành.

Nhiều ý kiến bày tỏ tin tưởng, với nhiều quy định mới trong dự thảo Luật sẽ góp phần nâng cao chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trong thời gian tới.

dbqh-nguyen-thi-viet-nga-hai-duong.jpg
ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) nêu rõ, việc lược bỏ quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền cấp xã rất phù hợp với thực tế. Bởi hiện nay, mặc dù được trao quyền trong luật, nhưng hầu hết chính quyền cấp xã rất ít ban hành văn bản quy phạm, thậm chí nhiều địa phương, chính quyền cấp xã không ban hành văn bản quy phạm.

dbqh-cao-thi-xuan-thanh-hoa-1.jpg
ĐBQH Cao Thị Xuân (Thanh Hóa) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Tán thành với những đổi mới mạnh mẽ về cơ chế bảo đảm nguồn lực cho công tác xây dựng pháp luật quy định tại Điều 69 và Điều 70 dự thảo Luật, gồm cả đãi ngộ đặc biệt về nhân lực, tài lực, đầu tư hiện đại hóa để tăng cường ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, ĐBQH Cao Thị Xuân (Thanh Hóa) cho rằng, đây là sự đầu tư xứng đáng cho một hệ thống pháp luật đáp ứng 12 tiêu chí mà Bộ Chính trị đề ra trong Kết luận 119-KL/TW về tính dân chủ, chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi hiệu quả, minh bạch, dễ tiếp cận, dễ áp dụng, tiết kiệm thời gian, chi phí, đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng.

Tạo hành lang pháp lý vững chắc, thuận lợi hơn cho phản biện xã hội với các dự thảo luật

Trong phiên thảo luận, nhiều đại biểu quan tâm đến vấn đề về phản biện xã hội, tham vấn, góp ý đối với chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (Điều 6), và bày tỏ tán thành quy định MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện phản biện xã hội đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Theo ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương), đây là quy định phù hợp với thực tiễn nhiệm vụ hiện nay của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội đang thực hiện, thể chế hóa các quy định liên quan đến nhiệm vụ phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tại các văn bản của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương. Qua đó, tạo hành lang pháp lý vững chắc và thuận lợi hơn cho hoạt động phản biện xã hội đối với các dự thảo luật trong quá trình xây dựng, góp phần nâng cao chất lượng của dự thảo luật.

Cùng quan điểm này song ĐBQH Chu Thị Hồng Thái (Lạng Sơn) đề nghị, cần nghiên cứu, bổ sung việc phản biện của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội ngay tại quy trình xây dựng chính sách.

ĐBQH Chu Thị Hồng Thái (Lạng Sơn) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

ĐBQH Chu Thị Hồng Thái (Lạng Sơn) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Theo đại biểu Chu Thị Hồng Thái, dự thảo Luật đã tách quy trình xây dựng chính sách và quy trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật. Quy trình xây dựng chính sách (quy định tại mục II về xây dựng chính sách) không quy định MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội phản biện chính sách mà chỉ tham gia ý kiến. Điều này chưa phù hợp với Thông báo Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật tại Thông báo số 4927 của Tổng Thư ký Quốc hội về Phản biện xã hội và tham vấn chính sách; Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội ban hành kèm theo Quyết định số 217/QĐ-TW của Bộ Chính trị về đối tượng phản biện xã hội tại khoản 1, điều 9; và tại Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 26.10.2022 của Ban Bí thư về phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

Do đó, việc MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia ngay từ khâu đề xuất, xây dựng chính sách bảo đảm các chính sách đó phản ánh đầy đủ ý chí, nguyện vọng của Nhân dân cũng như hài hòa quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, góp phần phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm trong quá trình xây dựng chính sách, đưa chính sách đi vào cuộc sống nhanh và hiệu quả.

toan-canh-dai-bieu-xem-video-clip.jpg
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Đại biểu Chu Thị Hồng Thái cũng nêu rõ, việc bổ sung phản biện xã hội chính sách tại quy trình xây dựng chính sách là phù hợp, đúng thẩm quyền của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội. Đồng thời, đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 1, Điều 6 như sau: MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện phản biện xã hội đối với chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật này, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các luật khác có liên quan.

Phát biểu kết luận Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, không khí thảo luận tại Hội trường rất sôi nổi, tập trung, dân chủ, trí tuệ, với tinh thần trách nhiệm cao. Nội dung phát biểu vừa toàn diện, bao quát trên mọi vấn đề mà dự án Luật đề cập, vừa cụ thể, thiết thực, góp ý thẳng vào các nội dung, quy định tại các điều, khoản của dự thảo Luật.

Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giao Tổng Thư ký Quốc hội khẩn trương tổ chức tổng hợp đầy đủ ý kiến thảo luận tại tổ và ý kiến thảo luận tại Hội trường, gửi đến các đại biểu Quốc hội và các cơ quan có liên quan để nghiên cứu và các cơ quan có trách nhiệm tiếp thu, giải trình.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ phối hợp chặt chẽ với Chính phủ để chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan có liên quan nghiêm túc tiếp thu đầy đủ ý kiến của các đại biểu Quốc hội đã để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật với chất lượng cao nhất trước khi trình Quốc hội xem xét thông qua.

Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại lán Nà Nưa, Tuyên Quang
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào, Tuyên Quang

Sáng 18.3, trong không khí cả nước đang sôi nổi thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 19.5.2025) và hướng đến kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6.1.1946 - 6.1.2026), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn công tác đã dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các bậc tiền bối cách mạng tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tập trung thực hiện ngay các công việc theo Kết luận 127 của Bộ Chính trị
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Cơ bản xử lý xong các đề xuất của Chính phủ về tháo gỡ vướng mắc cho phát triển kinh tế

Chiều nay, 17.3, tại trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Đoàn Kiểm tra số 1908 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì hội nghị thông qua dự thảo Báo cáo của Đoàn kiểm tra số 1908 đối với Đảng ủy Quốc hội.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại khảo sát tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Bộ Tư lệnh 86 và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam

Ngày 17.3, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với Bộ Tư lệnh 86 và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân. Cùng dự có đại diện Ủy ban Pháp luật và Tư pháp, Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tập trung thực hiện ngay các công việc theo Kết luận 127 của Bộ Chính trị
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tập trung thực hiện ngay các công việc theo Kết luận 127 của Bộ Chính trị

Ghi nhận tinh thần trách nhiệm, sự nỗ lực, quyết liệt và tính chủ động rất cao của Chính phủ, các bộ, ngành trong thực hiện các nhiệm vụ sắp xếp, tinh gọn bộ máy, phát triển kinh tế - xã hội..., Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Đoàn kiểm tra số 1910 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 đề nghị Đảng ủy Chính phủ tiếp tục tập trung thực hiện ngay rất nhiều công việc theo Kết luận 127 của Bộ Chính trị như: điều chỉnh Quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng của các tỉnh khi sáp nhập…

Chủ tịch Quốc Trần Thanh Mẫn chủ trì Hội nghị thông qua dự thảo Báo cáo của Đoàn kiểm tra 1910 với Đảng ủy Chính phủ
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Hội nghị thông qua dự thảo Báo cáo của Đoàn kiểm tra 1910 với Đảng ủy Chính phủ

Chiều 17.3, tại trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Đoàn kiểm tra số 1910 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 và Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị thông qua dự thảo Báo cáo của Đoàn kiểm tra 1910 với Đảng ủy Chính phủ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội

Sáng 17.3, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì phiên họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội về một số nội dung liên quan đến Đề án phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND; tiến độ công việc phục vụ sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan phát biểu tại cuộc gặp - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan: Hãy cùng nhau làm khoa học vì một nền nông nghiệp bền vững, vì người nông dân no ấm

Phát biểu tại cuộc gặp gỡ các nhà khoa học khối nông - lâm - ngư nghiệp chiều 15.3, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan nêu rõ, Nghị quyết 57-NQ/TW đã đặt ra những định hướng lớn, nhưng điều quan trọng hơn là làm sao để Nghị quyết này đi vào cuộc sống, tạo ra bước ngoặt thực sự trong nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo. Hãy cùng nhau làm khoa học vì một nền nông nghiệp bền vững, vì người nông dân no ấm, vì tương lai con cháu chúng ta.”

Hội nghị lần thứ hai, Ban Chấp hành Đảng bộ Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường
Chính trị

Hội nghị lần thứ hai, Ban Chấp hành Đảng bộ Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Sáng 15.3, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Ban Chấp hành Đảng bộ Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức Hội nghị lần thứ hai, công bố các quyết định về phân công nhiệm vụ thành viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Đảng ủy Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường với sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công xóa nhà tạm, nhà dột nát
Thời sự Quốc hội

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công xóa nhà tạm, nhà dột nát

Cho ý kiến về Báo cáo công tác dân nguyện tháng 2.2025 tại Phiên họp thứ 43 của UBTVQH, có ý kiến đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính quan tâm đẩy nhanh vốn đầu tư công thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát. Thực tế cho thấy, nhiều nơi phần vốn của địa phương đã giải ngân xong, chỉ chờ phần vốn của Trung ương để tập trung chỉ đạo, kết thúc sớm hơn thời gian quy định và báo cáo Trung ương.

Hoàn thiện đồng bộ pháp luật để giáo dục đại học phát huy vai trò then chốt đào tạo nhân lực
Chính trị

Hoàn thiện đồng bộ pháp luật để giáo dục đại học phát huy vai trò then chốt đào tạo nhân lực

Ngày 14.3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.