Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV:

Bảo đảm sự thống nhất, thông suốt của nền hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, sáng 13.2, các đại biểu Tổ 17, gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Cao Bằng, Gia Lai và Tiền Giang (Tổ  17) đã tập trung thảo luận về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

to-17.jpg
Quang cảnh thảo luận tại Tổ 17. Ảnh: An Nhiên

Đồng tình cao về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), các đại biểu khẳng định: Đây là dự án Luật quan trọng, là luật gốc về tổ chức và hoạt động của Chính phủ, làm cơ sở cho việc phân quyền, phân cấp, ủy quyền, quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ trong các luật chuyên ngành. Nội dung dự thảo Luật đã bám sát và thống nhất với các chính sách được đề xuất trong Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật kèm theo Tờ trình số 01/TTr-CP ngày 2.1.2025 của Chính phủ.

z6313712826748-bb8556e1044ae09dca2a936c8a3e7bd5.jpg
Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Danh - Tổ trưởng Tổ 17 điều hành thảo luận. Ảnh: An Nhiên

Đặc biệt, nội dung của dự thảo Luật đã thể chế hóa kịp thời chủ trương của Đảng về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả”, phân định thẩm quyền, trách nhiệm, quan hệ giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp; tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ, thực hiện phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, hợp lý giữa Trung ương và địa phương, bảo đảm Trung ương tăng cường quản lý vĩ mô, xây dựng thể chế, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đồng bộ, thống nhất, giữ vai trò kiến tạo phát triển; tăng cường kiểm tra, giám sát, theo phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”. Đồng thời, tạo hành lang pháp lý để xử lý những vấn đề thực tiễn, tháo gỡ các “điểm nghẽn” về thể chế và khơi thông nguồn lực, tạo ra động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội.

z6313712836775-97f4de731f66318de8a95c3a70ac886f.jpg
ĐBQH Nguyễn Thị Mai Phương (Gia Lai) phát biểu ý kiến. Ảnh: An Nhiên

Thảo luận về phân quyền, phân cấp, ủy quyền (các điều 7, 8 và 9), ĐBQH Nguyễn Thị Mai Phương (Gia Lai) và các đại biểu đánh giá cao đây là là điểm mới so với quy định của Luật Tổ chức Chính phủ và pháp luật hiện hành. Trong đó, xác định rõ nội hàm, yêu cầu và cơ chế thực hiện phân quyền, quy định cụ thể về chủ thể phân cấp, ủy quyền, chủ thể được phân cấp, ủy quyền, các điều kiện để phân cấp, ủy quyền và cơ chế chịu trách nhiệm...

Liên quan đến quy định về việc ủy quyền tại khoản 1, Điều 9, đại biểu Mai Phương cho rằng, cơ quan soạn thảo cần cân nhắc xem xét xem trường hợp Bộ trưởng chỉ được uỷ quyền cho UBND; Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thì được uỷ quyền cho UBND và chủ tịch UBND cấp tỉnh.

"Bộ trưởng thủ trưởng cơ quan ngang bộ có được quyền uỷ quyền cho cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh hay không, nghĩa là có được uỷ quyền cho các giám đốc Sở hay không. Điều này cũng cần phải quy định rõ", Đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương đề nghị.

z6313712841621-f4f0fc3034f6d9ec28588968edcae136.jpg
ĐBQH Lê Hoàng Anh (Gia Lai) phát biểu ý kiến. Ảnh: An Nhiên

Quan tâm đến khoản 6, Điều14, quy định phân cấp cho chính quyền địa phương, ĐBQH Lê Hoàng Anh (Gia Lai) băn khoăn khi cho phép UBND cấp tỉnh có thể ban hành văn bản để điều chỉnh các trình tự, thủ tục, thẩm quyền của các cơ quan liên quan để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp mà lại không có giới hạn…

“Cơ quan ở dưới lại có thể sửa được văn bản của Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất thì có phù hợp và bảo đảm nghiêm minh, kỷ luật hay không? “, đại biểu Lê Hoàng Anh đặt câu hỏi.

Đại biểu cho rằng, để phù hợp với hiến pháp, pháp luật hiện hành, tại Điều 14 phân cấp cho chính quyền địa phương, UBND cấp tỉnh chỉ ban hành những việc thuộc thẩm quyền của mình, nếu thấy có vấn đề thì sửa của cấp dưới mà không cần yêu cầu cấp dưới sửa, nhưng ở cấp trên cần báo cáo để xem xét. Nếu Quốc hội không họp, có thể uỷ quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội để xử lý cho linh hoạt.

z6313712839278-9e57dd90cde137250d92a2697e308335.jpg
ĐBQH Nguyễn Thanh Cầm (Tiền Giang) phát biểu ý kiến. Ảnh: An Nhiên

Liên quan đến nguyên tắc tổ chức hoạt động của Chính phủ (Điều 5), ĐBQH Nguyễn Thanh Cầm (Tiền Giang) cho rằng, về lĩnh vực bình đẳng giới, ngoài việc đảm bảo về bình đẳng giới, cũng nên nghiên cứu, cân nhắc bổ sung thêm nội hàm đảm bảo và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.

“Mục tiêu bình đẳng giới đã được chính phủ xây dựng và thực hiện xuyên suốt trong nhiều năm qua, đây cũng là một tiêu chí và cam kết của Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết với cộng đồng Quốc Tế và cũng góp phần rất quan trọng vào sự phát triển bền vững của đất nước. Chúng tôi mong muốn Cơ quan soạn thảo sẽ tiếp tục nghiên cứu bổ sung nội hàm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới”, đại biểu Nguyễn Thanh Cầm kiến nghị…

Liên quan đến dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), các đại biểu cũng cho rằng, dự án Luật này có nhiều nội dung liên quan đến các luật cũng đang được sửa đổi như: Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân..., do đó, đại biểu đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát, đối chiếu với các dự thảo luật có liên quan để bảo đảm đồng bộ về chính sách và tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

z6313712850774-b7905b3a0ebd0fee446ba69253f8a07e.jpg
Các đại biểu tham gia thảo luận tại Tổ 17. Ảnh: An Nhiên

Tại phiên thảo luận tại Tổ 17, các đại biểu cũng đã đóng góp ý kiến và thống nhất cao với dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Các đại biểu nhất trí với mục tiêu của dự án Luật này là nhằm sửa đổi cơ bản và hợp lý các quy định về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương để cụ thể hoá đầy đủ quy định của Hiến pháp năm 2013 và thể chế hoá các chủ trương, định hướng trong các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng nhằm tiếp tục đổi mới chính quyền địa phương theo hướng đẩy mạnh phân quyền giữa cơ quan nhà nước ở Trung ương với địa phương và giữa các cấp chính quyền địa phương, tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm sự thống nhất, thông suốt của nền hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở.

Đồng thời, tập trung cho ý kiến vào một số nội dung cụ thể nhằm hoàn thiện dự thảo Nghị quyết quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

Chính trị

Hội nghị quán triệt Kết luận số 132 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW
Chính trị

Hội nghị quán triệt Kết luận số 132 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW

Ngày 17.4, tại Hà Nội, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị Quán triệt Kết luận số 132-KL/TW (Kết luận số 132) của Bộ Chính trị (ban hành ngày 18.3.2025) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Lào
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Lào

Ngày 17.4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp đồng chí Sonexay Siphandone, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nhân dịp Thủ tướng tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) tại Hà Nội, từ ngày 15 - 17.4.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Chính trị

Cho ý kiến về kết quả thực hiện một số nội dung cải cách chính sách tiền lương

Sáng nay, 17.4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện một số nội dung cải cách chính sách tiền lương trong khu vực công, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu

Sáng 17.4, tiếp ông Sang-Hyup Kim, Tổng Giám đốc Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI) nhân dịp tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hoan nghênh việc GGGI đặt mục tiêu huy động thêm 1 tỷ USD tài chính xanh cho Việt Nam giai đoạn 2024 - 2028.

Huy động nguồn lực xã hội đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non
Chính trị

Huy động nguồn lực xã hội đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non

Về chính sách đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, có ý kiến cho rằng, dự án Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi chủ yếu huy động nguồn lực nhà nước đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non mà chưa chú trọng xã hội hoá. Vì vậy, cần xem xét có chính sách khuyến khích đặc biệt, vượt trội, huy động trách nhiệm của các nhà đầu tư tư nhân đầu tư vào giáo dục mầm non, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Nguyễn Minh Đức phát biểu
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Ngân hàng TPCP Quân đội

Sáng 17.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Minh Đức làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ngân hàng TPCP Quân đội (MB) phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Chính trị

Hải Phòng phải đi đầu về ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số

Mong muốn Hải Phòng phải đi đầu trong ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tiếp tục thể chế hóa các nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW và Nghị quyết số 193/2025/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, các luật về khoa học, công nghệ vào Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng.

Chặng đường vươn lên thành quốc gia phát triển không chỉ cần tầm nhìn chiến lược, mà cần sự thấu hiểu về con người.
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Động lực hành vi trong hành trình chuyển mình của Việt Nam

Chặng đường vươn lên thành quốc gia phát triển không chỉ cần tầm nhìn chiến lược, mà cần sự thấu hiểu về con người. Kinh tế học hành vi mang đến cho Việt Nam một “bản đồ cảm xúc” để không chỉ thiết kế chính sách thông minh, mà còn truyền cảm hứng hành động cho một dân tộc đang vươn mình mạnh mẽ.

Có hay không lỗ hổng pháp lý trong quản lý sữa?
Thời sự Quốc hội

Có hay không lỗ hổng pháp lý trong quản lý sữa?

Chiều 16.4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo tổng hợp kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội năm 2024.