Quy định cụ thể, rõ ràng về cơ chế phân cấp, ủy quyền

Thảo luận tại Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Hòa Bình, Tuyên Quang, Bến Tre), các đại biểu cơ bản thống nhất về sự cần thiết của Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) nhằm phục vụ công cuộc cải cách, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước.

img-20250213-194258.jpg
Toàn phiên thảo luận tại Tổ 9. Ảnh: T. Tâm

Tại Tổ thảo luận, Đại biểu Nguyễn Xuân Thắng (Quảng Ninh) đánh giá, dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) bám sát quan điểm chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị và của đồng chí Tổng Bí thư, đó là thay đổi tư duy đổi mới xây dựng pháp luật; đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền; đồng thời, xác định rất rõ mối quan hệ giữa Chính phủ với Thủ tướng Chính phủ; tăng vai trò của chính quyền địa phương trong mọi mặt công tác, để tránh việc gì cũng xin - cho.

img-20250213-194117.jpg
Đại biểu Nguyễn Xuân Thắng (Quảng Ninh) phát biểu. Ảnh: T. Tâm

Với quan điểm đó, đại biểu cho rằng, nhiều khái niệm trong Dự thảo Luật cần được làm rõ như khái niệm phân cấp, phân quyền với ủy quyền. Cấp thì có cấp trên, cấp dưới, nhưng phân quyền thì có khi là ngay cả trong cùng cấp. Do vậy, quyền và nội dung nào được ủy quyền cũng phải được phân định một cách rõ ràng…

Ủng hộ việc phân cấp, phân quyền song đại biểu Vũ Hồng Thanh (Quảng Ninh) nhấn mạnh: phân cấp, phân quyền phải bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm tính khả thi trong quá trình tổ chức thực hiện. “Với quy định như thế này, kể cả trách nhiệm của người phân cấp, trách nhiệm của người được phân cấp cũng chưa thật sự rõ ràng. Điều kiện để phân cấp gắn với phân quyền, gắn với giao nguồn lực để tổ chức thực hiện nhưng nguồn lực ở đây cũng chưa rõ ràng; người nhận phân cấp phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về những việc đó trong khi chưa được phân cấp, chưa được giao thêm những cái năng lực tổ chức thực hiện như tiền, con người và các điều kiện cần thiết khác”, đại biểu nhận xét.

img-0839.jpg
Đại biểu Vũ Hồng Thanh phát biểu. Ảnh: T. Tâm

Liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Dự thảo Luật liệt kê rất nhiều nội dung, trong đó có những nhiệm vụ Chính phủ phải trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định của Hiến pháp. Đối với những nội dung Chính phủ phải trình ra Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo pháp luật chuyên ngành, đại biểu Vũ Hồng Thanh đề nghị, quy định theo hướng bao quát, không nên quy định theo kiểu liệt kê dẫn đến chồng chéo, mâu thuẫn và có thể bỏ sót nhiệm vụ.

Đại biểu Đặng Bích Ngọc (Hòa Bình) cho rằng, việc sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ là cần thiết nhằm thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; hoàn thiện các quy định về tổ chức và hoạt động của Chính phủ, khắc phục nhiều vướng mắc, bất cập và đáp ứng yêu cầu đổi mới quản trị quốc gia.

img-0840.jpg
Đại biểu Đặng Bích Ngọc (Đoàn Hòa Bình) phát biểu. Ảnh: T. Tâm

Theo đại biểu Đặng Bích Ngọc, quy định về phân cấp (Điều 8), ủy quyền (Điều 9) Dự thảo Luật là điểm mới so với Luật Tổ chức Chính phủ hiện hành, với phương châm địa phương quyết, địa phương bàn, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm.

Đại biểu đề nghị cần xác định rõ cơ chế để phân cấp, ủy quyền với mục tiêu là tăng cường tính tự chủ, chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương gắn với trách nhiệm của người đứng đầu.

“Điều kiện để phân cấp, phân quyền, các tiêu chí cũng như nội dung phân cấp, phân quyền trong Luật này phải quy định hết sức chặt chẽ, cụ thể. Nếu không quy định rõ thì rất khó khăn trong tổ chức thực hiện và ở địa phương, nếu không có một cơ chế đảm bảo thì dù có phân cấp địa phương cũng không dám làm” - đại biểu Ngọc nói và đề nghị Ban soạn thảo rà soát kỹ về nội dung, điều kiện phân cấp, đảm bảo tính thống nhất trong tổ chức thực hiện cũng như bảo đảm thống nhất giữa Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Quan tâm đến quy định về phân cấp, phân quyền giữa Chính phủ và chính quyền địa phương, các đại biểu cũng đề nghị cần quy định rõ để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của cơ chế phân cấp, phân quyền.

Đại biểu Vũ Đại Thắng (Quảng Ninh) đề nghị, cần nêu rõ chính quyền địa phương ở đây là cấp nào? “Chắc chắn là chỉ có cấp tỉnh thôi, nên đề nghị ghi rõ là phân cấp, phần quyền giữa thành viên Chính phủ với chính quyền cấp tỉnh, không thể ghi chung chung là chính quyền địa phương, bởi không thể phân cấp xuống cấp huyện, cấp xã được”, đại biểu Vũ Đại Thắng nói.

img-0841.jpg
ĐBQH Vũ Đại Thắng (Quảng Ninh) phát biểu thảo luận tại Tổ. Ảnh: T. Tâm

Về phân cấp phân quyền của Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (Điều 12, Điều 13) thì đã thực hiện rất lâu rồi, đại biểu đề nghị có đánh giá việc thực hiện cơ chế này trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương, từ đó nhân rộng sang Luật Tổ chức Chính phủ để bảo đảm sự đồng bộ giữa hai Luật này.

Góp ý về Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương, đại biểu Đặng Bích Ngọc bày tỏ thống nhất với quy định tại khoản 1 Điều 2 về thực hiện mô hình chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND như Luật hiện hành và theo quy định của Hiến pháp. Tuy nhiên, dự kiến sắp tới sẽ có điều chỉnh về mô hình chính quyền địa phương, có thể có những nơi không thực hiện mô hình HĐND nữa. Vì vậy, đại biểu đề nghị Trung ương chỉ đạo để tổng kết, đánh giá về mô hình thí điểm tại TP. Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng; từ đó, sửa đổi các quy định cho phù hợp để triển khai thực hiện thống nhất trong cả nước.

Liên quan đến quy định về phân cấp cho chính quyền địa phương, đại biểu Đặng Bích Ngọc cho biết: khoản 1, Điều 14 Dự thảo Luật quy định “HĐND được phân cấp cho UBND cùng cấp hoặc HĐND cấp dưới…” và đề nghị xem xét, làm rõ mối quan hệ giữa HĐND cấp trên và cấp dưới

“HĐND cùng cấp thì phân quyền cho UBND cùng cấp là đương nhiên nhưng HĐND cấp tỉnh phân cấp cho HĐND huyện để thực hiện một số các chức năng, nhiệm vụ như vậy thì có đúng không? Bởi theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì mỗi cấp có những thẩm quyền. Vì vậy, nếu thực hiện phân cấp cho chính quyền địa phương mà nó không đảm bảo được đúng theo quy định thì sẽ rất khó khăn”, đại biểu Đặng Bích Ngọc băn khoăn và đề nghị cân nhắc nội dung này để bảo đảm phù hợp.

img-20250213-200651.jpg
Các đại biểu dự phiên thảo luận tại Tổ 9. Ảnh: T. Tâm

Đại biểu cũng tán thành với quy định tại Khoản 4 là cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được phân cấp không được phân cấp tiếp nhiệm vụ, quyền hạn của mình khi được phân cấp, để đảm bảo tính nguyên tắc, trách nhiệm giữa chủ thể phân cấp và chủ thể nhận phân cấp.

Đại biểu cũng đề nghị xem xét để các luật, nghị quyết được Quốc hội xem xét lần này được thông qua sẽ có hiệu lực ngay để làm cơ sở ban hành các văn bản liên quan đến Trung ương, các tỉnh ban hành văn bản thực hiện tinh gọn, sắp xếp tổ chức bộ máy; đảm bảo liên thông, không có khoảng trống; đồng thời, các cơ quan thành lập mới sẽ có căn cứ để thực hiện nhiệm vụ ngay.

Cho ý kiến thảo luận đối với dự án Luật này, Đại biểu Nguyễn Xuân Thắng đề nghị, cần làm rõ quy định UBND thực hiện theo cơ chế thủ trưởng là như thế nào? Theo đại biểu, khi thực hiện theo cơ chế thủ trưởng thì tính quyết định của Chủ tịch UBND rất lớn, nhất là khi phân cấp phân quyền rất lớn, khi không còn Ban cán sự Đảng, Đảng ủy cơ quan cũng rất quan trọng thì xử lý như thế nào mối quan hệ của UBND để tránh tình trạng độc đoán, chuyên quyền...

Chính trị

Những chỉ đạo quyết liệt của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn về đổi mới tư duy xây dựng pháp luật và cải cách thủ tục hành chính
Chính trị

Những chỉ đạo quyết liệt của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn về đổi mới tư duy xây dựng pháp luật và cải cách thủ tục hành chính

Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, nhằm tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế, tháo gỡ điểm nghẽn, huy động và khơi thông mọi nguồn lực của đất nước. Với quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt nhằm phấn đấu hoàn thành tốt nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ Đại hội XIII của Đảng, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ đưa nước ta bước vào giai đoạn mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. 

Quang cảnh cuộc làm việc
Chính trị

Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa và Xã hội làm việc với Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long

Ngày 27.3, Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa và Xã hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Hoàng Mai làm trưởng đoàn đã làm việc với Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về y tế cơ sở, y tế dự phòng quy định Nghị quyết số 99/2023/QH15 ngày 24.6.2023 của Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại hội thảo
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì Hội thảo tham vấn ý kiến về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)

Sáng 28.3, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự và chỉ đạo tại Hội thảo tham vấn ý kiến về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) do Ủy ban Văn hoá và Xã hội tổ chức. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đặng Thuần Phong đồng chủ trì.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu tại cuộc làm việc - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương: Sửa đổi toàn diện Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Phát biểu tại cuộc làm việc với các cơ quan hữu quan của Quốc hội về việc sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND sáng nay, 28.3, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đề nghị, về phạm vi điều chỉnh, các ý kiến thống nhất cao là sửa đổi toàn diện với tên gọi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND (sửa đổi). Trên cơ sở hồ sơ đã có với tư duy mới và cách làm mới, các cơ quan tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi Luật hiện hành.

toàn cảnh cuộc làm việc - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chủ trì làm việc về sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân

Sáng 28.3, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã chủ trì cuộc làm việc với các cơ quan hữu quan của Quốc hội về việc triển khai các nội dung liên quan đến sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân.

Kinh tế tư nhân cùng với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể là tập hợp nòng cốt để xây dựng nền kinh tế tự chủ, tự lực, tự cường - Nguồn ITN
Theo dòng sự kiện

Hợp tác và niềm tin

Trong Bài viết “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập đến khu vực kinh tế hợp tác: “Phát triển mô hình hợp tác xã kiểu mới, hiệu quả”. Điều này khẳng định rằng, trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác với nòng cốt là hợp tác xã tiếp tục giữ vai trò quan trọng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Skoda Auto
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Skoda Auto

Chiều 27.3, tiếp ông Klaus Zellmer, Chủ tịch Tập đoàn Skoda Auto đang thăm, làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn Skoda cùng phát triển hệ sinh thái công nghiệp ô tô Việt Nam; không chỉ sản xuất ô tô con mà sản xuất các loại xe khác, cũng như sản xuất động cơ, thiết bị cung cấp cho các nhà máy ô tô tại Việt Nam; từ Việt Nam mở rộng thị trường ra các nước Đông Nam Á.

Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh
Chính trị

Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh

Chiều 27.3, Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có buổi làm việc với Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Lâm Văn Đoan chủ trì buổi làm việc.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

Chiều 27.3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ chủ trì cuộc làm việc.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại tọa đàm
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì Tọa đàm tham vấn chuyên gia về dự thảo Luật Nhà giáo

Ngày 27.3, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã chủ trì Tọa đàm tham vấn chuyên gia về dự thảo Luật Nhà giáo do Ủy ban Văn hóa và Xã hội tổ chức. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh đồng chủ trì.

Viện trưởng IESS, Đại biểu Quốc hội Khóa XII, XIII Lê Bộ Lĩnh
Chính trị

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, định hướng xã hội chủ nghĩa - điều kiện tiên quyết để kinh tế tư nhân phát triển

Nhấn mạnh việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hiện đại, năng động và hội nhập là điều kiện tiên quyết để khu vực kinh tế tư nhân phát triển nhanh và bền vững, PGS.TS LÊ BỘ LĨNH, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược kinh tế, đại biểu Quốc hội các Khóa XII, XIII, kỳ vọng, với những thông điệp hết sức quan trọng trong Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng", tới đây, sẽ có những cơ chế, chính sách thực sự đột phá cho khu vực kinh tế được xác định là động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước.