Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội khoá XV

Bảo đảm các nguyên tắc về phân cấp, ủy quyền

Thảo luận tại Tổ 2 (Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh) về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đề nghị cần rà soát nhằm bảo đảm các nguyên tắc về phân cấp, ủy quyền.

Phân định giữa thẩm quyền chung của UBND và thẩm quyền riêng của Chủ tịch UBND

Góp ý vào quy định về UBND tại Điều 6 dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), ĐBQH Trần Thị Diệu Thúy (TP. Hồ Chí Minh) đề nghị, cơ quan soạn thảo nghiên cứu quy định số lượng, cơ cấu thành viên của UBND; bổ sung quy định về cơ chế hoạt động của UBND, do thực tế chưa có phân định giữa thẩm quyền chung của UBND và thẩm quyền riêng của Chủ tịch UBND, gây khó khăn trong thực hiện do các luật đều quy định các nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của UBND phải lấy ý kiến của các thành viên UBND mà không thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND trong khi thực tế có nhiều nội dung có thể để Chủ tịch UBND quyết định.

ĐBQH Trần Thị Diệu Thúy (TP. Hồ Chí Minh) phát biểu

ĐBQH Trần Thị Diệu Thúy (TP. Hồ Chí Minh) phát biểu

Về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND cấp tỉnh quy định tại Điều 18 dự thảo Luật, đại biểu Trần Thị Diệu Thúy đề nghị nên quy định theo hướng giao đủ thẩm quyền để Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND tỉnh trừ những trường hợp phải thảo luận và giải quyết theo chế độ tập thể như: những vấn đề về chương trình làm việc của UBND tỉnh; các nội dung sẽ trình HĐND tỉnh; việc thành lập, chia tách, sáp nhập, giải thể các tổ chức bộ máy…

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi đề nghị, cần tiếp tục nghiên cứu tổng thể, toàn diện mô hình chính quyền nhằm xác định mô hình chính quyền của chúng ta gồm mấy cấp, có bỏ cấp huyện không, ở từng cấp có tổ chức HĐND và UBND không…

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 (Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh)

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 (Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh)

Hiện nay, Hà Nội đang thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm mô hình chính quyền đô thị; Đà Nẵng cũng đang thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm mô hình chính quyền đô thị; riêng tại TP. Hồ Chí Minh thì không thí điểm nữa mà đang thực hiện Nghị quyết 131/2020/QH14 về tổ chức chính quyền đô thị.

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh cũng đề nghị, trong dự thảo Luật nên duy trì việc thí điểm về tổ chức bộ máy tại một số địa phương, để có tổng kết kỹ lưỡng và nghiên cứu đề xuất thấu đáo về tổ chức bộ máy chính quyền địa phương.

Điều 4 dự thảo Luật quy định các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương và HĐND, trong đó có nguyên tắc về tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.

avatar
ĐBQH Hà Phước Thắng (TP.Hồ Chí Minh) phát biểu tại phiên thảo luận ở Tổ 2

Góp ý về nội dung này, ĐBQH Hà Phước Thắng (TP. Hồ Chí Minh) đề nghị sửa theo hướng “tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, phân quyền; đồng thời, có cơ chế kiểm soát quyền lực và trách nhiệm giải trình trước Nhân dân”, nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của chính quyền địa phương.

Quy định về nhiệm vụ của Chính phủ để mang tính khái quát hơn

Khoản 1 Điều 11 dự thảo Luật quy định "Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; kết quả, hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của bộ máy hành chính nhà nước; các chủ trương, chính sách do mình đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền".

ĐBQH Vũ Hải Quân (TP. Hồ Chí Minh) nhận thấy, quy định này mâu thuẫn với khoản 2 Điều 1 dự thảo Luật quy định "Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước".

Mặt khác, Hiến pháp 2013 quy định Chính phủ chỉ phải chịu trách nhiệm trước chủ thể duy nhất là Quốc hội. Với lý do đó, đại biểu đề nghị sửa lại quy định tại khoản 2 Điều 1 dự thảo Luật cho phù hợp với Hiến pháp và bảo đảm thống nhất giữa các quy định trong dự thảo Luật.

Khoản 5 Điều 6 dự thảo Luật quy định nguyên tắc phân định thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ là không quyết định các vấn đề cụ thể thuộc trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với tư cách thành viên Chính phủ đối với ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách.

ĐBQH Trần Anh Tuấn (TP. Hồ Chí Minh) nêu quan điểm, Thủ tướng có thẩm quyền chỉ đạo toàn diện Chính phủ nên có thể chỉ đạo cụ thể từng bộ, ngành vẫn được. Do vậy, không nên quy định nguyên tắc này và chỉ nên phân định thẩm quyền giữa các bộ, cơ quan ngang bộ.

ĐBQH Đỗ Đức Hiển (TP. Hồ Chí Minh) phát biểu

ĐBQH Đỗ Đức Hiển (TP. Hồ Chí Minh) phát biểu

ĐBQH Đỗ Đức Hiển (TP. Hồ Chí Minh) nhận thấy, quy định về nguyên tắc phân định thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ đối với những vấn đề của bộ, cơ quan ngang bộ là điểm mới, nhằm nâng cao trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ trong thực hiện nhiệm vụ, tránh tình trạng đùn đẩy giữa các bộ rồi kiến nghị lên Thủ tướng để quyết định.

Tuy nhiên, điểm c, khoản 4 Điều 13 dự thảo Luật quy định Thủ tướng Chính phủ "chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động giữa các thành viên Chính phủ; quyết định các vấn đề khi còn có ý kiến khác nhau giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ".

Điều này sẽ dẫn đến trường hợp có vấn đề thuộc trách nhiệm của một bộ nhưng khi có ý kiến khác nhau của bộ khác thì Thủ tướng vẫn phải quyết định.

Nêu tình huống trên, đại biểu Đỗ Đức Hiển đề nghị cần tính toán lại quy định về nguyên tắc phân định thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời, cần rà soát các quy định về nhiệm vụ của Chính phủ để mang tính khái quát hơn.

Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu
Thời sự Quốc hội

Bổ sung việc phản biện của Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội vào quy trình xây dựng chính sách

Chiều 13.2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội làm việc tại Hội trường, thảo luận về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại phiên thảo luận tại Tổ 1
Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: “Thời cơ vàng” để thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy

Đây là khẳng định của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên thảo luận tổ sáng nay, 13.2, về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước. Tổng Bí thư nhấn mạnh, mục tiêu của cuộc cải cách về tổ chức bộ máy lần này nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bởi chỉ có tăng trưởng thì mới có đủ tiềm lực bảo vệ đất nước, bảo vệ Tổ quốc, đủ điều kiện để thực thi các chính sách của Đảng, Nhà nước, đạt được các mục tiêu mới, tránh được nguy cơ tụt hậu. Thời điểm hiện nay chính là “thời cơ vàng” để thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ công bố, trao quyết định khen thưởng và phát động phong trào thi đua năm 2025
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ công bố, trao quyết định khen thưởng và phát động phong trào thi đua năm 2025

Chiều tối 13.2, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Lễ công bố, trao quyết định khen thưởng và phát động phong trào thi đua năm 2025 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức. Đây là lần đầu tiên công tác thi đua, khen thưởng thường xuyên tại các cơ quan của Quốc hội được triển khai theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng. 

Tổng Bí thư Tô Lâm: Cải cách tổ chức bộ máy nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: Cải cách tổ chức bộ máy nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Phát biểu tại phiên thảo luận tại Tổ 1 (Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội) sáng nay, 13.2, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, mục tiêu của cuộc cải cách về tổ chức bộ máy lần này nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bởi chỉ có tăng trưởng thì mới có đủ tiềm lực bảo vệ đất nước, bảo vệ Tổ quốc, đủ điều kiện để thực thi các chính sách của Đảng, Nhà nước, đạt được các mục tiêu mới, tránh được nguy cơ tụt hậu.

Toàn cảnh phiên thảo luận Tổ 14. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Quy định rõ hơn về phân cấp, phân quyền và ủy quyền

Sáng 13.2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội làm việc tại Tổ, thảo luận về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 17
Chính trị

Bảo đảm sự thống nhất, thông suốt của nền hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, sáng 13.2, các đại biểu Tổ 17, gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Cao Bằng, Gia Lai và Tiền Giang (Tổ  17) đã tập trung thảo luận về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

Tổng rà soát biên chế gắn chức năng, nhiệm vụ mới của các cơ quan, tổ chức
Thời sự Quốc hội

Tổng rà soát biên chế gắn chức năng, nhiệm vụ mới của các cơ quan, tổ chức

Tại phiên thảo luận Tổ 16 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Tĩnh, Yên Bái, Cà Mau và Lâm Đồng) về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, sáng 13.2, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng cho biết: Trung ương không chỉ thông qua cơ cấu tổ chức bộ máy mới mà còn đặt ra các yêu cầu, nhiệm vụ rất cao… Do đó, sau khi bộ máy mới đi vào hoạt động, sẽ tiến hành đánh giá bộ máy mới; đồng thời, tổng rà soát biên chế từ Trung ương đến địa phương, gắn chức năng nhiệm vụ mới của các cơ quan, tổ chức, từ đó có quyết định mới về biên chế.

Tránh khoảng trống pháp lý trong quá trình triển khai thực hiện
Thời sự Quốc hội

Tránh khoảng trống pháp lý trong quá trình triển khai thực hiện

Chiều nay, 13.2, tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

Ảnh minh họa
Thời sự Quốc hội

Cái gì có thể ủy quyền thì phải ủy quyền, không nên đặt điều kiện “trường hợp cần thiết”

Góp ý với dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) tại phiên thảo luận tổ sáng nay, 13.2, ĐBQH Nguyễn Thanh Phương (Cần Thơ) cho rằng, không nên đặt điều kiện “trong trường hợp cần thiết” mới ủy quyền. “Cái gì thấy ủy quyền được thì mình phải ủy quyền, như vậy công việc mới “chạy” được”, đại biểu đề xuất.

Xây dựng tuyến đường sắt mới hiện đại, tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội
Thời sự Quốc hội

Xây dựng tuyến đường sắt mới hiện đại, tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, chiều 13.2, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương: Cần rõ ràng, cụ thể hơn
Thời sự Quốc hội

Phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương: Cần rõ ràng, cụ thể hơn

Sáng 13.2, thảo luận tại tổ 18 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Thanh Hóa, Hà Nam, Trà Vinh) về các quy định liên quan đến phân cấp, ủy quyền trong dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), các đại biểu cho rằng: đã phân cấp rất mạnh mẽ về trách nhiệm, thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho các bộ, ngành, địa phương, song những nội dung phân cấp chưa rõ ràng. Do đó, cần có những quy định rõ ràng, cụ thể hơn.

Đại biểu Lã Thanh Tân phát biểu ý kiến
Thời sự Quốc hội

Đáp ứng yêu cầu cấp bách về phân cấp, phân quyền

Sáng 13.2, tham gia thảo luận tại Tổ 4, gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Phú Yên, Ninh Thuận về Dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về việc xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng đã đóng góp nhiều ý kiến chất lượng, tâm huyết.

Quang cảnh phiên họp của UBTVQH - ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Thực sự tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đây là yêu cầu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khi cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 13.2.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trao đổi với các đại biểu bên lề phiên họp tổ
Thời sự Quốc hội

Tổng kết, đánh giá hiệu quả mô hình chính quyền đô thị

Sáng 13.2, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), góp ý với dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), các đại biểu cho biết, qua triển khai thực tiễn, những quy định về mô hình chính quyền đô thị đã phát huy được hiệu quả. Do đó, Chính phủ cần tiếp tục tổng kết, đánh giá việc thực hiện những quy định này, nếu thực sự có hiệu quả thì cần có quy định thống nhất về cách thức tổ chức chính quyền đô thị trên phạm vi toàn quốc.

Quang cảnh họp Tổ 15
Thời sự Quốc hội

Quy định cụ thể, rõ ràng hơn về phân cấp và ủy quyền

Thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Lai Châu, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận) tại phiên họp sáng 13.2 về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), các đại biểu cho rằng, việc phân cấp và ủy quyền là cần thiết để phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp. Tuy nhiên, cần rà soát kỹ lưỡng để phân biệt rõ ràng hơn giữa phân cấp và ủy quyền.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải: Tinh gọn bộ máy mới có thể tập trung nguồn lực thực hiện đầu tư phát triển

Dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đã hoàn thiện hơn các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp, các ngành. Ghi nhận kết quả này, song theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, trong hai dự thảo Luật có những quy định liên quan đến người dân và doanh nghiệp, do đó cần tiếp tục rà soát kỹ, bảo đảm không ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, quyền lợi của người dân và hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Phó Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, tinh gọn bộ máy mới có thể tập trung nguồn lực thực hiện đầu tư phát triển.

Cần phát huy hơn nữa mối quan hệ giữa địa phương với Chính phủ và các bộ, ngành
Thời sự Quốc hội

Cần phát huy hơn nữa mối quan hệ giữa địa phương với Chính phủ và các bộ, ngành

Phát biểu thảo luận tại Tổ 19 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Bình Dương) sáng nay, 13.2, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, cơ chế hiện nay là cần phát huy các sáng kiến, đề xuất của các địa phương; mối quan hệ giữa địa phương với Chính phủ và với các Bộ.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tá Trần Quang Phương - Ảnh Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương: Xác định rành mạch thẩm quyền, phân quyền, phân cấp, ủy quyền

Thảo luận tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Phú Thọ, Quảng Ngãi và An Giang) về dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) tại phiên họp sáng nay, 13.2, có ý kiến đại biểu đề nghị, phải xác định thật rành mạch 4 cụm từ: thẩm quyền, phân quyền, phân cấp, ủy quyền và lấy tính mục đích và kết quả làm cơ sở để thiết kế các quy định này.