Phân cấp, phân quyền cần gắn với “kiểm soát quyền lực”

Sáng 13.2, thảo luận tại Tổ 3 về Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An bày tỏ ủng hộ tăng cường phân cấp, phân quyền, song cần gắn với cơ chế để kiểm soát; bảo đảm cơ chế phân cấp, phân quyền đạt hiệu quả tốt nhất, tránh việc tha hóa quyền lực...

Nên sửa đổi toàn diện hay chỉ sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật?

Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) có bố cục gồm 7 chương, 50 điều (giảm 93 điều so với Luật hiện hành), tập trung quy định về các nội dung về: Phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp, ủy quyền giữa chính quyền địa phương các cấp; nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp; mô hình tổ chức chính quyền địa phương; cơ cấu tổ chức và hoạt động của HĐND, UBND các cấp; tổ chức đơn vị hành chính, thành lập, giải thể, nhập chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.

z6314626014907-4a06711f4f86360fa99f0240cf8ef0bd.jpg
Toàn cảnh phiên thảo luận tổ. Ảnh: Nghĩa Đức

Đa số các đại biểu Đoàn Nghệ An đều bày tỏ tán thành với sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Tổ chức chính quyền địa phương với đầy đủ cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn như trong Tờ trình của Chính phủ… Theo các đại biểu, việc Quốc hội xem xét, cho ý kiến các Luật liên quan đến tổ chức bộ máy là rất kịp thời, đáp ứng cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy để nâng cao hiệu lực, hiệu quả, hiệu năng; dự án Luật đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, các nội dung sửa đổi đã thể chế hoá đầy đủ chủ trương của Đảng về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền giữa cơ quan nhà nước Trung ương với địa phương, giữa cơ quan các cấp của chính quyền địa phương.

z6314626032615-1cb504dc949fa651a57af30027078b54.jpg
Đại biểu Thái Thị An Chung phát biểu. Ảnh: Nghĩa Đức

Tuy nhiên, theo đại biểu Thái Thị An Chung, nội dung dự thảo luật trình Quốc hội mới chỉ tập trung vào làm rõ việc phân công, phân cấp, phân quyền; còn về tổ chức bộ máy của HĐND, UBND các cấp chính quyền địa phương cơ bản chưa có nhiều thay đổi… Vậy nên sửa đổi toàn diện hay chỉ là sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính quyền địa phương?

Đi vào các nội dung cụ thể, đại biểu Thái Thị An Chung nêu: dự thảo Luật đều có quy định có thẩm quyền quyết định các biện pháp, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cấp huyện và cấp xã. Song, trong dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) trình kỳ họp lần này cũng đang đề xuất chỉ cho phép HĐND cấp huyện được ban hành các nghị quyết để quy định những vấn đề được Luật, nghị quyết của Quốc hội giao hoặc để thực hiện việc phân cấp cho chính quyền địa phương và cơ quan Nhà nước cấp dưới; đồng thời, bỏ thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND cấp xã… Theo đó, đại biểu đề nghị nghiên cứu lại trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) hoặc trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) để bảo đảm tính tương thích.

Cùng với đó, đại biểu cũng đề nghị bổ sung quy định cho phép chỉ định người điều hành trong số các Ủy viên Thường trực của HĐND các cấp trong trường hợp khuyết cả Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã thay vì chỉ định người điều hành hoạt động trong số đại biểu HĐND như trong dự thảo Luật (Vì hiện cơ cấu của HĐND các cấp có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Thường trực là Trưởng các Ban HĐND)… Đồng thời, cần có quy định, người giữ chức danh HĐND bầu mà chuyển công tác ra khỏi địa bàn hoặc nghỉ hưu thì đương nhiên được miễn nhiệm; thay vì quy định HĐND vẫn phải thực hiện thủ tục miễn nhiệm như hiện nay, vì đây chỉ là một thủ tục mang tính chất hình thức.

z6314626026488-af245291b84a05ed4ef7452be45c9312.jpg
Đại biểu Thái Thanh Quý phát biểu. Ảnh: Nghĩa Đức

Cùng quan điểm, đại biểu Thái Thanh Quý cũng nhận định: So với dự thảo Luật lần đầu thì dự thảo trình Quốc hội tại kỳ họp lần này gần như không thay đổi so với nội dung Luật hiện hành, chỉ bổ sung, sửa đổi một số điều liên quan đến phân cấp, phân quyền, làm rõ một số nội dung các điều khoản… Do đó, đại biểu đề nghị chỉ nên đề cập đến việc sửa đổi, bổ sung một điều của Luật Tổ chức chính quyền địa phương thay vì sửa đổi toàn diện. “Còn đến thời điểm chín muồi thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy chính quyền địa phương (giảm từ 4 cấp hiện nay xuống còn 3 cấp) thì khi đó sửa đổi căn bản luật này sẽ phù hợp hơn”, đại biểu Thái Thanh Quý nêu quan điểm.

Bảo đảm cơ chế phân cấp, phân quyền đạt hiệu quả tốt nhất

Tham gia góp ý vào dự thảo Luật, đại biểu Trần Nhật Minh đề nghị cơ quan soạn thảo lý giải rõ vì sao không có phạm vi điều chỉnh trong dự thảo Luật; đồng thời, cần có quy định cụ thể cơ cấu các Ban của HĐND gắn với lĩnh vực phụ trách vào luật; còn nếu không cần có điều khoản giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định cụ thể; thay vì chỉ quy định chung chung “Ban của HĐND là cơ quan chuyên môn của HĐND” và cũng mới chỉ giao “Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định khung số lượng các Ban, thành viên các Ban của HĐND” như trong dự thảo luật để tránh gây khó khăn cho địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện.

z6314626033787-c5ac12b5a0a4964be5f4804d3bd216ce.jpg
Đại biểu Trần Nhật Minh phát biểu. Ảnh: Phan Hậu

Đại biểu Trần Nhật Minh cũng đề nghị có quy định giao thêm thẩm quyền cho Thường trực HĐND xem xét, quyết định cho thôi làm nhiệm vụ đối với đại biểu HĐND và báo cáo HĐND trong kỳ họp gần nhất trong thời gian HĐND không họp với trường hợp đại biểu đó không còn công tác tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở đơn vị hành chính mà mình đang là đại biểu và không cư trú tại đơn vị hành chính mà mình đang là đại biểu.

z6313125190151-98ba9c6fcd564814fd52cc33369287a1.jpg
Đại biểu Hoàng Minh Hiếu phát biểu. Ảnh: Nghĩa Đức

Đại biểu Hoàng Minh Hiếu thì cho rằng: Ban soạn thảo cần có sự cân nhắc, rà soát cụ thể hơn để khi triển khai sẽ tạo điều kiện thuận lợi, nhất là chính quyền địa phương trong tổ chức thực hiện… “Một khi Chính phủ phân cấp theo hình thức đồng đều cho tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì đó trở thành việc phân quyền, trong trường hợp này cần cân nhắc tiến hành thủ tục sửa đổi pháp luật liên quan”, đại biểu nhấn mạnh.

Dẫn quy định trong dự thảo luật: “Trường hợp phân cấp dẫn đến cần thay đổi trình tự, thủ tục, thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp đang được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật thì cơ quan, tổ chức, cá nhân được phân cấp đề nghị UBND cấp tỉnh xem xét, ban hành văn bản điều chỉnh trình tự, thủ tục, thẩm quyền của các cơ quan liên quan để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp bảo đảm yêu cầu về cải cách thủ tục hành chính, không quy định thêm thành phần hồ sơ, không tăng thêm yêu cầu, điều kiện, thời gian giải quyết thủ tục đang áp dụng”…, đại biểu Hoàng Minh Hiếu đề nghị phải làm rõ về phạm vi được đề xuất sửa đổi và thời gian được thực hiện thẩm quyền này; tránh trường hợp cơ quan được phân cấp ở chính quyền địa phương có thể đề nghị UBND tỉnh sửa những văn bản có liên quan, thậm chí của Chính phủ, Quốc hội.

z6314626021334-1ee38c11bf241ea4b20301c98a29743d.jpg
Đại biểu Trần Đức Thuận phát biểu. Ảnh: Như Ý

Đồng tình cao với quan điểm phân cấp, phân quyền, đại biểu Trần Đức Thuận bày tỏ ủng hộ tăng cường phân cấp, phân quyền song cũng cần gắn với cơ chế để kiểm soát; bảo đảm cơ chế phân cấp, phân quyền đạt hiệu quả tốt nhất, tránh việc tha hóa quyền lực; đồng thời, gắn với đơn giản hóa thủ tục hành chính và hiện đại hóa nền hành chính công.

Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Không thể bảo vệ môi trường nếu thiếu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Không thể bảo vệ môi trường nếu thiếu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ

Sau hơn ba năm triển khai Luật Bảo vệ môi trường 2020, công tác bảo vệ môi trường tại Quảng Ngãi đạt nhiều kết quả tích cực, đặc biệt tại các đô thị, khu công nghiệp - nơi từng “nóng” về vấn đề chất thải và ô nhiễm. Tuy nhiên, qua giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành tại một số địa phương, đơn vị, cũng cho thấy những “mảng xám” cần được tiếp tục xóa nhòa bằng những hành động cụ thể, quyết liệt, đặc biệt là trong việc đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.

Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng khảo sát thực tế tại Trường THCS Nguyễn Du, TP Đà Lạt
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Để Đà Lạt trở thành thành phố xanh ASEAN

Để Đà Lạt thực sự trở thành thành phố du lịch xanh - sạch - đẹp tầm cỡ khu vực ASEAN, UBND thành phố cần tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt hơn nữa các biện pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng, cải thiện hiệu quả công tác quản lý môi trường trên địa bàn và giải quyết dứt điểm các vấn đề còn tồn tại. Đặc biệt, cần có một nhà máy xử lý chất thải hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến, công suất phù hợp đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về xử lý chất thải cũng như phát triển bền vững cho thế hệ hiện tại và tương lai.

Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường tại UBND thành phố
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Quyết liệt triển khai chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Giám sát tại UBND TP. Hồ Chí Minh về tình hình triển khai chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT), Đoàn ĐBQH thành phố đã thẳng thắn chỉ ra nhiều tồn tại, vướng mắc và đề nghị các cơ quan liên quan làm rõ một số nội dung liên quan đến thực trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn; nâng cao ý thức, điều chỉnh hành vi của người dân; chế tài xử lý các hành vi vi phạm… Qua đó, nhấn mạnh trách nhiệm triển khai chính sách, pháp luật về BVMT là trách nhiệm chung của nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương cũng như cả cộng đồng và cần thực hiện một cách đồng bộ, quyết liệt.

Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Lê Tiến Châu phát biểu tại buổi tiếp xúc
Quốc hội và Cử tri

Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Thành ủy Hải Phòng đặt trọng tâm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện chỉ đạo của Trung ương về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thành phố gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ. Thành phố tích cực phối hợp với tỉnh Hải Dương xây dựng phương án bảo đảm cơ sở vật chất, điều kiện làm việc sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, xã; tổng hợp, thống kê các cơ chế đặc thù, với tinh thần chính sách nào ưu việt, có lợi cho người dân, doanh nghiệp hơn thì tiếp tục duy trì...

Cử tri phát biểu ý kiến
Quốc hội và Cử tri

Hoàn thành Đề án sáp nhập tỉnh Hải Dương và TP. Hải Phòng trước 30.4

Đề án sáp nhập tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng sẽ được hoàn thành trước ngày 30.4; thành phố sẽ tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong Nhân dân về nội dung này. Thành phố cũng đang tích cực phối hợp với tỉnh Hải Dương xây dựng phương án bảo đảm cơ sở vật chất, điều kiện làm việc (trụ sở, nhà ở, chế độ chính sách…) cho các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã... 

Bài cuối: Tăng cường thực thi pháp luật để phát triển bền vững
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bài cuối: Tăng cường thực thi pháp luật để phát triển bền vững

Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT) theo hướng đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế; tăng cường thực thi pháp luật, nâng cao trách nhiệm của các cấp, ngành, doanh nghiệp và cộng đồng trong BVMT, hướng đến phát triển bền vững… là những mục tiêu chung của Nghệ An trong thời gian tới được Đoàn ĐBQH tỉnh ghi nhận qua giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về BVMT từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành trên địa bàn.

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín

Ngày 13.4, tại TP Cẩm Phả, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới 64 điểm cầu trên địa bàn TP Cẩm Phả, TP Hạ Long, huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô, với sự tham gia của gần 3.000 cử tri. 

Bài 1: Hiệu quả tích cực
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bài 1: Hiệu quả tích cực

“Không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế”- đó là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của tỉnh Nghệ An nhằm phát triển bền vững. Giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành trên địa bàn tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh ghi nhận: các nhiệm vụ bảo vệ môi trường nhận được sự quan tâm, lãnh đạo và chỉ đạo sâu sát từ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, cùng với sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành, địa phương đã mang lại hiệu quả tích cực.

Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk tiếp xúc cử tri chuyên đề với ngành Y tế
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Tháo gỡ "điểm nghẽn" để y tế cơ sở phát triển bền vững

Ngày 11.4, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị TXCT chuyên đề với ngành y tế, nhằm lắng nghe ý kiến, kiến nghị từ đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế trên địa bàn. Đồng thời, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động khám, chữa bệnh và quản lý y tế tại cơ sở, làm cơ sở quan trọng cho công tác tham mưu chính sách trước Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV.

Cử tri Ea Súp, Buôn Đôn kiến nghị giải quyết dứt điểm tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đắk Lắk: Cử tri kiến nghị giải quyết dứt điểm tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp

Tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp kéo dài nhiều năm, nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu và các chính sách an sinh xã hội... là những nội dung nổi bật được cử tri hai huyện biên giới Ea Súp và Buôn Đôn (Đắk Lắk) kiến nghị tới Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk tại các cuộc TXCT trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV.

 Kiến nghị tăng cường giám sát quá trình sắp xếp, tổ chức bộ máy
Quốc hội và Cử tri

Kiến nghị tăng cường giám sát quá trình sắp xếp, tổ chức bộ máy

Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, chiều 10.4, Tổ đại biểu số 2 thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk do Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Thu Nguyệt làm trưởng đoàn đã có buổi tiếp xúc với cử tri 6 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cư M’gar.