Chọn ngành, chọn trường để không bị trượt oan

TS. Phạm Như Nghệ, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, lưu ý thí sinh cần tìm hiểu kỹ chương trình học, cơ hội việc làm… của ngành nghề mình định chọn, chứ không chỉ nghe tên "kêu".

Chia sẻ tại giao lưu trực tuyến với chủ đề “Chọn ngành, chọn trường: Đừng để trượt oan” diễn ra ngày 27.5 do Báo Giáo dục và Thời đại tổ chức, TS. Phạm Như Nghệ cho biết, năm nay, thí sinh đăng ký xét tuyển 1 lần sau kỳ thi tốt nghiệp THPT. Sau đó, thí sinh có 6 tuần để vừa đăng ký, vừa điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển của mình (không giới hạn số lần). 

Ngoài ra, mỗi thí sinh sẽ được cấp tài khoản, mã định danh (chính là căn cước công dân). Mã định danh này đã được kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia. Khi đăng ký xét tuyển, thông tin cá nhân sẽ được hiển thị (nếu thiếu sẽ được bổ sung) nên thí sinh hoàn toàn có thể yên tâm. Nếu gặp khó khăn, các em sẽ được nhà trường tư vấn, trợ giúp.

Chọn ngành, chọn trường để không bị trượt oan -0
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội đang đào tạo hơn 40 ngành/nghề - Ảnh: NTCC

TS. Phạm Như Nghệ cho rằng, thí sinh nên chọn ngành, chọn trường gần với mức điểm của mình và nên chọn nhiều phương án khác nhau (nhiều nguyện vọng xét tuyển). Thí sinh biết phải lượng sức mình và không nên “bỏ trứng vào một giỏ”. Các trường sẽ xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến đủ chỉ tiêu.

Đồng thời, mỗi trường sẽ có nhiều phương thức xét tuyển nhưng không quá 4 phương thức/ngành. Thí sinh căn cứ vào tiêu chí, điều kiện tuyển sinh của trường và kết quả/thi học tập của mình để lựa chọn phù hợp nhất.

“Thí sinh phải biết kết hợp nhiều yếu tố khác nhau để đưa ra quyết định lựa chọn ngành nghề cho mình, từ lời khuyên của gia đình, người thân, năng lực sở trường... Điều quan trọng là chọn ngành phù hợp với mình nhất. Tuy nhiên, các em nên hiểu rằng, ngành mình thích nhất chưa chắc đã phù hợp với mình, nên cần cân nhắc giữa hai yếu tố: thích nhất và phù hợp nhất khi lựa chọn ngành học, trường học”, TS. Phạm Như Nghệ nói.

Thí sinh khi đã chọn được ngành nghề thì cần so sánh kết quả học tập với yêu cầu của trường mình chọn, rà soát điểm trúng tuyển của trường một số năm trước với nhau và với kết quả học tập của mình; đặc biệt cần lưu ý các điều kiện, tiêu chuẩn của trường, kể cả tiêu chí phụ.

Tất cả các trường đại học đều công khai đề án tuyển sinh và có bộ phận giải đáp về tuyển sinh, thí sinh có thể tìm hiểu về trường học, ngành học mà mình dự định xét tuyển. "Các em tìm hiểu kỹ chứ không phải chỉ nghe tên "kêu" là chọn. Cần tìm hiểu một cách thấu đáo, nghề đó học thế nào, cơ hội việc làm ra sao...", TS. Phạm Như Nghệ lưu ý.

Nhận định về xu hướng lựa chọn ngành nghề những năm gần đây, TS. Phạm Như Nghệ cho biết, Việt Nam cũng như thế giới đang có xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh nên những ngành thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin đang cần nhiều nhân lực. Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo và bộ, ngành liên quan thực hiện các giải pháp để phát triển quy mô đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực du lịch và công nghệ thông tin, nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực… Ngoài ra một số ngành nghề có nhu cầu xuất khẩu lao động lớn như điều dưỡng… Đó là những ngành thí sinh có xu hướng lựa chọn nhiều hơn những năm gần đây. 

Giáo dục

Thêm một vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Đại học Đồng Tháp
Sức khỏe

Thêm một vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Đại học Đồng Tháp

Sau khi nhận báo cáo sơ bộ ngày 8.4.2025 của Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường Đại học Đồng Tháp ngày 6.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn đề nghị địa phương khẩn trương triển khai các nội dung để điều tra, xử lý vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.

Trường Cao đẳng Long Biên đa dạng hóa ngành nghề đào tạo, đáp ứng kỷ nguyên số
Giáo dục

Trường Cao đẳng Long Biên đa dạng hóa ngành nghề đào tạo, đáp ứng kỷ nguyên số

Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Long Biên Nguyễn Việt Hà cho biết với tầm nhìn chiến lược trong thời đại 4.0, nhà trường sẽ nỗ lực để tiếp tục định vị phát triển mở rộng theo hướng nghề nghiệp - ứng dụng với đa ngành, đa ngôn ngữ, đa trình độ đào tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của xã hội.

Cuộc thi Tài năng Tin học trẻ quốc tế TP. Hà Nội: Hơn 80% thí sinh đạt yêu cầu theo chuẩn IC3 và IC3 Spark
Giáo dục

Cuộc thi Tài năng Tin học trẻ quốc tế TP. Hà Nội: Hơn 80% thí sinh đạt yêu cầu theo chuẩn IC3 và IC3 Spark

Vòng Sơ khảo cuộc thi Tài năng Tin học trẻ quốc tế TP. Hà Nội năm học 2024-2025 đã thu hút gần 3.500 thí sinh tham gia tranh tài. Trong đó, hơn 80% thí sinh đạt trên 700 điểm - mức điểm đáp ứng tiêu chuẩn của IC3 và IC3 Spark (hai chứng chỉ Tin học quốc tế được áp dụng cho học sinh đồng cấp tại Mỹ cũng như hơn 150 quốc gia trên thế giới). 

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Lo ngại bất cập nảy sinh khi có tới 48 mã đề thi?
Giáo dục

Thi tốt nghiệp THPT 2025: Lo ngại bất cập nảy sinh khi có tới 48 mã đề thi?

Thi tốt nghiệp THPT 2025 năm nay có hơn 1,1 triệu thí sinh dự thi. Có hai đối tượng dự thi là thí sinh đăng ký dự thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006 và thí sinh đăng ký dự thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Do đó, mã đề thi trong phòng thi năm nay tăng lên 48 mã đề. Vậy có khó khăn gì khi tăng số mã đề thi lên gấp đôi trong công tác tổ chức thi? Chất lượng của đề thi sẽ ra sao so với trước đây?...