Chỉ rõ bất cập trong quy hoạch, định hướng phát triển giao thông

Tham gia góp ý kiến tại hội nghị góp ý vào dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ do Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội tổ chức mới đây, nhiều đại biểu nhấn mạnh, các dự thảo vẫn còn một số bất cập, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn giao thông hiện nay ở nước ta và kiến nghị những phương án thiết thực.

Khoanh vùng nhóm lái xe phải khám sức khỏe định kỳ

Đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật Đường bộ, PGS.TS Vũ Hoài Nam (Trường Đại học Xây dựng) cho biết: Dự thảo quy định việc quỹ đất giao thông đô thị so với đất xây dựng đô thị phải bảo đảm từ 16% - 26% để phát triển đô thị trong tương lai. Tỷ lệ như vậy, khi quy hoạch buộc phải thu hồi đất sẽ tiềm ẩn những yếu tố phức tạp. Bởi, nếu quy định tăng quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ sẽ mở rộng quá nhiều đường bộ dành cho xe cơ giới, dẫn đến việc mở rộng tràn lan các đô thị. "Chúng ta không cần nhiều phương tiện mà cần phương tiện vận tải được nhiều hành khách", ông Vũ Hoài Nam nhấn mạnh.

Ông Vũ Hoài Nam cũng đánh giá cao và bày tỏ ủng hộ dự thảo luật đã đưa các quy định bảo đảm an toàn giao thông trường học để bảo vệ trẻ em. Tuy nhiên, cần có quy định riêng với xe chở trẻ em đến trường chứ không áp dụng chung theo các điều kiện của xe khách. Bởi, hiện nay có nhiều xe 16 chỗ chở khách ngoài giờ nhận chở thêm học sinh mặc dù không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn. Phó Trưởng ban Dân chủ - Pháp luật (Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội) Từ Ngọc Lâm thì cho rằng, cần quy định về xây dựng điểm dừng, đỗ phương tiện tại tất cả các trường học để trong trường hợp cơ sở giáo dục trong quá trình cải tạo, nâng cấp có thể quy hoạch thêm không gian các điểm dừng, đỗ phương tiện cho các em học sinh.

Theo Chủ tịch Hội Cầu đường Hà Nội Trần Danh Lợi, quy định về làn đường cần được đưa ra cụ thể trong dự thảo luật lần này (ảnh: P.Long)
Theo Chủ tịch Hội Cầu đường Hà Nội Trần Danh Lợi, quy định về làn đường cần được đưa ra cụ thể trong dự thảo luật lần này. Ảnh: P.Long

Về vấn đề phân loại phương tiện giao thông đường bộ, Trưởng Ban Tư vấn, Phản biện và Giám định xã hội (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội) Lê Thanh Hiếu cho biết: quy định trong dự thảo Luật khá chi tiết nhưng chưa đề cập một số loại mà trẻ em, người chưa thành niên hiện đang sử dụng để tham gia giao thông như xe điện 2 bánh tự cân bằng, xe trượt scooter, vali điện tự di chuyển... tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông. Ngoài ra, đối với nội dung quy định giao Bộ Y tế khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô là cần thiết song cần khoanh vùng nhóm đối tượng, để tránh gây lãng phí thời gian, kinh phí của người hành nghề lái xe. Trong đó, chỉ nên tập trung vào các nhóm đối tượng lái xe là người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên), lái xe ô tô vận tải, người lái xe có tiền sử bệnh nền, nghiện ma túy hoặc các chất kích thích khác...

Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh lại quan tâm tới mô hình lấy định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị (TOD) có liên quan đến phát triển giao thông đường bộ theo quy hoạch, lấy định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị, lấy đầu mối giao thông làm điểm tập trung dân cư. Từ đó, hình thành tiếp hệ thống giao thông phân tán. "Cơ quan soạn thảo nên xem xét, nghiên cứu đưa khái niệm về TOD vào Dự thảo Luật Đường bộ để phục vụ cho công tác quản lý và phát triển chính sách phát triển giao thông đường bộ", ông Nguyễn Công Anh đề xuất.

Phó Giám đốc Sở Tư pháp cũng đề nghị, dự thảo cần quy định về nội dung đầu tư đường cao tốc đô thị. Cần rà soát để việc đầu tư, xây dựng đường cao tốc tại khu vực đô thị phải bảo đảm an toàn và đồng bộ với hệ thống các biển báo chỉ dẫn, tránh tình trạng phương tiện xe máy đi sai vào làn đường cao tốc do hệ thống biển báo chưa rõ ràng, tình trạng này đang khá phổ biến ở khu vực Đại lộ Thăng Long.

Kiên trì hơn trong hạn chế phương tiện giao thông cá nhân

Theo Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố Nguyễn Văn Hà, quỹ đất dành cho giao thông nếu tiếp cận ở góc độ Luật Đường bộ thì phù hợp nhưng nếu nhìn ở các luật khác sẽ không phù hợp vì ở mỗi địa phương có quy hoạch sử dụng đất khác nhau. Hơn nữa, hệ thống giao thông đồng bộ nhưng điều kiện kinh tế cho từng địa phương sẽ có đặc trưng khác nhau... "Quy định quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ trong dự thảo Luật Đường bộ có thể phù hợp với địa phương này nhưng lại không phù hợp với địa phương khác. Vì thế, khi đưa 18%, 20% hay 26% quỹ đất dành cho hoạt động giao thông có thể chỉ phù hợp với một số tỉnh", Luật sư Nguyễn Văn Hà nêu quan điểm.

Do đó, để bảo đảm tính linh hoạt trong Luật Đường bộ, Luật sư Nguyễn Văn Hà cho rằng cần bỏ quy định về quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ. Mặc dù trong luật không quy định nhưng các luật chuyên ngành khác, đặc biệt là Luật Đất đai có rất nhiều nội dung liên quan đến quy hoạch, trong đó có quy hoạch liên quan đến giao thông. Vì thế, việc bỏ quy định này cũng không ảnh hưởng đến phát triển mạng lưới giao thông và quy hoạch sử dụng đất dành cho giao thông.

Chủ tịch Hội Cầu đường Hà Nội Trần Danh Lợi kiến nghị cần quy định cụ thể về làn đường. Trong đó, nên quy định làn đường rộng từ 2,75m đến 3,25m. Từ trước đến nay, liên quan đến tai nạn giao thông chỉ xử lý về người gây ra tai nạn giao thông và người bị tai nạn giao thông nhưng rất ít khi xử lý người thiết kế kết cấu hạ tầng giao thông. "Chúng ta gần như buông lỏng về trách nhiệm của đối tượng này trong xử lý các vấn đề về an toàn giao thông. Người thiết kế có đúng yêu cầu hay không, có an toàn hay không phải được quy định rõ trách nhiệm trong dự thảo Luật Đường bộ", ông Trần Danh Lợi nêu rõ. Đồng thời, nhấn mạnh, cần kiên trì hơn nữa trong hạn chế phương tiện giao thông cá nhân với những chính sách pháp luật “gây khó” cho các đối tượng cần hạn chế.

Tại hội nghị, cũng có nhiều ý kiến liên quan đến vấn đề không gian ngầm; cấp bậc của đường, bãi đỗ xe... trong quá trình tổ chức triển khai các đồ án quy hoạch về mạng lưới đường giao thông; tỉ lệ nồng độ cồn trong máu khi tham gia thông... 

Quốc hội và Cử tri

ĐBQH Nguyễn Thị Ngọc Xuân (Bình Dương)
Diễn đàn Quốc hội

Ràng buộc trách nhiệm, thực hiện nghiêm túc các kết luận, kiến nghị giám sát

Thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND tại Kỳ họp thứ Tám vừa qua, có ý kiến đại biểu đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các giải pháp mới để tăng cường theo dõi, đôn đốc, ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan chịu sự giám sát, đảm bảo thực hiện đầy đủ, kịp thời, nghiêm túc các kết luận, kiến nghị giám sát.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Lan phát biểu tại hội trường
Xây dựng luật

Ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực cho phòng, chống thiên tai

Đánh giá phòng, chống thiên tai là một trong những nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu để bảo đảm phát triển bền vững đất nước, sự yên bình và ổn định của xã hội, ĐBQH Nguyễn Thị Lan (Hà Nội) đề xuất, Chính phủ sớm ban hành một nghị định về công tác đào tạo nguồn nhân lực cho phòng, chống thiên tai, đẩy mạnh chính sách thu hút nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực trẻ tham gia học tập, nghiên cứu và làm việc trong lĩnh vực này.

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Nhị Hà phát biểu tại hội trường
Ý kiến đại biểu

Nhiều điểm mới có lợi cho người bệnh

Đánh giá về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, ĐBQH Trần Thị Nhị Hà (Hà Nội) đánh giá dự thảo luật lần này có nhiều điểm mới đáng ghi nhận, từng bước mở thêm cơ chế thanh toán cho việc điều chuyển thuốc, thiết bị y tế giữa các cơ sở khi xảy ra tình trạng thiếu hụt.

Đại biểu Quốc hội Phạm Đức Ấn phát biểu tại hội trường
Xây dựng luật

Giảm tối đa lãng phí, thiệt hại của các bên liên quan

Góp ý về dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự, các đại biểu Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đánh giá, việc thí điểm là rất cần thiết và thiết thực, giảm tối đa lãng phí và thiệt hại của các bên có liên quan.

Thực sự "cởi trói" cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo - Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

"Cởi trói" cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Từ những vướng mắc trong thực tiễn và trước yêu cầu thực hiện quyết liệt công cuộc chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ số, phát triển nền kinh tế số, xã hội số… chuẩn bị các điều kiện đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới thì phải khẩn trương hơn nữa trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Luật sư Trịnh Đình Thảo - một trí thức yêu nước tiêu biểu
Diễn đàn Quốc hội

Luật sư Trịnh Đình Thảo - một trí thức yêu nước tiêu biểu

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Trịnh Đình Thảo sinh ngày 20.7.1901 tại Chính Kinh, Nhân Mục nay là phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân (Hà Nội). Thuở nhỏ ông học tiểu học, rồi trung học tại Hà Nội và đỗ tú tài theo hệ thống giáo dục của Pháp. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ông sang Pháp theo học các ngành luật, văn chương, kinh tế thương mại và đỗ tiến sĩ luật khoa, trở thành thành viên Luật sư đoàn Tòa thượng thẩm Marseille lúc vừa tròn 28 tuổi.

Những đề xuất tâm huyết, sâu sát, thiết thực
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Những đề xuất tâm huyết, sâu sát, thiết thực

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết. Đóng góp vào thành công đó là những đề xuất tâm huyết, sâu sát, thiết thực của Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng vào các dự thảo luật và những vấn đề bức thiết đặt ra trong thực tiễn phát triển của đất nước và thành phố.

Lấp “khoảng trống” pháp lý trong quản lý vốn nhà nước
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Lấp “khoảng trống” pháp lý trong quản lý vốn nhà nước

Không chỉ trên hội trường, trong các phiên thảo luận tại Tổ số 4, các ĐBQH đoàn thành phố Hải Phòng cũng đã đóng góp, đề xuất những ý kiến rất chất lượng. Đó là đề xuất việc lấp đầy “khoảng trống” về pháp lý trong quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp của Đảng ở các địa phương và các doanh nghiệp có vốn nhà nước dưới 50% vốn điều lệ; bổ sung kinh doanh trò chơi điện tử trực tuyến vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; tiếp cận ở góc độ nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập là viên chức đặc biệt…

Động lực, nguồn lực mới cho sự phát triển
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Động lực, nguồn lực mới cho sự phát triển

Năm 2024, mặc dù phải hứng chịu thiệt hại nặng nề từ cơn bão số 3 nhưng dự kiến tốc độ tăng trưởng GRDP của thành phố Hải Phòng đạt trên 11% - năm thứ 10 liên tiếp duy trì tốc độ tăng trưởng 2 con số; đã hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã; thành lập thành phố Thủy Nguyên, quận An Dương; Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng được Quốc hội thông qua… Những nhiệm vụ tưởng chừng như không thể đã làm được, mang ý nghĩa lịch sử, tạo động lực, nguồn lực mới cho sự phát triển của thành phố.

Ảnh: Minh họa
Quốc hội và Cử tri

Đánh giá cán bộ, công chức phải thực chất

Bộ Nội vụ đang đề nghị xây dựng Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi). Một trong những mục tiêu của việc sửa đổi luật lần này là nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý công chức theo vị trí việc làm; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu có đủ năng lực, phẩm chất, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Cùng với đó, phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong quản lý đội ngũ cán bộ, công chức theo thẩm quyền, nhất là trong đánh giá, giới thiệu, bổ nhiệm cán bộ.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Không để ngắt quãng công việc

Kỳ họp thứ Tám của Quốc hội Khóa XV kết thúc với những kết quả quan trọng, đánh dấu một bước tiến lớn trong công tác lập pháp. Quốc hội đã thông qua 18 luật và nhiều nghị quyết, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để điều chỉnh các lĩnh vực quan trọng của đời sống kinh tế - xã hội.

ĐBQH Nguyễn Thị Ngọc Xuân (Bình Dương)
Diễn đàn Quốc hội

Kỳ họp thể hiện quyết tâm đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật của Quốc hội

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra. Các đại biểu Quốc hội cho rằng, các quyết định của Quốc hội tại Kỳ họp đều có tác động mạnh mẽ, mang tính chất thời đại, dài hơi và chiến lược; thể hiện quyết tâm đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cũng như thể hiện trách nhiệm, khí thế của Quốc hội hòa chung vào dòng chảy của đất nước, của dân tộc.

Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết tại phiên bế mạc Kỳ họp thứ Tám
Quốc hội và Cử tri

Sẵn sàng nguồn lực để đất nước phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới

Sau 29,5 ngày làm việc sôi nổi, trí tuệ, trách nhiệm, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV khép lại trong sự tin tưởng, đồng thuận cao của cử tri và Nhân dân cả nước. Ghi dấu những đổi mới liên tục, không ngừng trong chặng đường gần một nhiệm kỳ hoạt động của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 đã trở thành nơi mỗi ý kiến đóng góp trong thảo luận, chất vấn, mỗi nút nhấn biểu quyết của đại biểu đều thể hiện rõ nét thực tiễn sinh động; đong đầy trách nhiệm với tâm nguyện, kỳ vọng của cử tri. Và đặc biệt, đó còn là sự chuẩn bị sẵn sàng cho sự phát triển mạnh mẽ của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Nhiều quyết sách mang tính lịch sử trước kỷ nguyên mới
Chính trị

Nhiều quyết sách mang tính lịch sử trước kỷ nguyên mới

Lời Tòa soạn: Nhân dịp Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV vừa thành công rất tốt đẹp với nhiều quyết sách mang tính lịch sử trước kỷ nguyên mới, ỦY VIÊN BỘ CHÍNH TRỊ, CHỦ TỊCH QUỐC HỘI TRẦN THANH MẪN đã có bài viết đánh giá về những kết quả nổi bật của Kỳ họp.
Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết: