Dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp:

Cần thiết có chính sách thúc đẩy phát triển tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Tán thành việc bổ sung quy định về “Tổ hợp quốc phòng” trong dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đây là nhóm chế định hết sức đặc biệt bởi nếu chỉ phát triển các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, riêng biệt thì không thể làm chủ được các công nghệ tiên tiến, công nghệ nền, công nghệ lõi.

Tổ hợp công nghiệp quốc phòng không hình thành pháp nhân

Theo Báo cáo một số vấn đề lớn trong tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung quy định về “Tổ hợp công nghiệp quốc phòng” để thể chế đầy đủ Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 26.1.2022 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng đến năm 2030 và những năm tiếp theo; ý kiến khác đề nghị thực hiện thí điểm mô hình Tổ hợp công nghiệp quốc phòng trước khi quy định trong Luật.

Trên cơ sở ý kiến đại biểu Quốc hội và ý kiến của Lãnh đạo Quốc hội, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh thống nhất với cơ quan soạn thảo xây dựng 2 phương án. Theo đó, Phương án 1: Bổ sung 1 mục (Mục 7 - Chương II) quy định về “Tổ hợp công nghiệp quốc phòng” gồm có 5 điều (từ Điều 39 đến Điều 43) như dự thảo Luật tiếp thu, chỉnh lý. Quy định này thể chế Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 đến năm 2030 và Nghị quyết số 08-NQ/TW. Hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định về Tổ hợp công nghiệp quốc phòng nhưng phương thức, cách thức liên kết, hợp tác sản xuất sản phẩm quốc phòng đã hình thành từ nhiều năm qua và được quy định ở nhiều văn bản. Với tính chất của các vũ khí trang bị kỹ thuật ngày càng hiện đại, đáp ứng nhu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đòi hỏi phải có sự tham gia, liên kết của số lượng lớn các cơ sở để nghiên cứu, sản xuất các vật tư, linh kiện, bán thành phẩm của sản phẩm quốc phòng. Kinh nghiệm của các nước có nền công nghiệp quốc phòng hiện đại đều có mô hình Tổ hợp công nghiệp quốc phòng.

Phương án 2: Giao Chính phủ thực hiện thí điểm mô hình Tổ hợp công nghiệp quốc phòng để triển khai Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị, bảo đảm thận trọng và có kiểm nghiệm thực tiễn trước khi quy định trong Luật. Nội dung này sẽ được chuẩn bị để đưa vào Nghị quyết Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội khóa XV.

Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh thống nhất với cơ quan soạn thảo dự án Luật lựa chọn phương án 1, quy định có tính nguyên tắc và giao Chính phủ quy định chi tiết về Tổ hợp công nghiệp quốc phòng. Tổ hợp công nghiệp quốc phòng không hình thành pháp nhân, không phải là tập đoàn mà được xác định là hệ thống liên kết, hợp tác để thực hiện các nhiệm vụ sản xuất sản phẩm công nghiệp quốc phòng. Phương án này vừa bảo đảm cơ sở pháp lý vừa bảo đảm thận trọng.

Nhóm chế định đặc biệt, có vai trò, vị trí then chốt

Tán thành với phương án 1, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đây là nhóm chế định hết sức đặc biệt. Nội hàm từ Điều 39 đến Điều 43 cũng đã quy định theo hướng xác định khung nguyên tắc các nội dung và chức năng, nhiệm vụ của các tổ hợp công nghiệp quốc phòng; thành phần của tổ hợp công nghiệp quốc phòng; điều kiện, cơ chế, chính sách và trách nhiệm của cơ sở công nghiệp quốc phòng là nòng cốt và hạt nhân của tổ hợp công nghiệp quốc phòng; chính sách của Nhà nước đối với tổ hợp công nghiệp quốc phòng nhằm đáp đứng được yêu cầu phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh đến năm 2030.

Theo ĐBQH Nguyễn Tạo (Lâm Đồng), công nghiệp quốc phòng có vị trí vô cùng quan trọng, mục tiêu hàng đầu xây dựng và phát triển tổ hợp công nghiệp quốc phòng là nghiên cứu phát triển và chế tạo vũ khí, trang thiết bị để trang bị cho quân đội, an ninh; đồng thời, tham gia sản xuất các mặt hàng dân dụng phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế quốc dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới. Các dây chuyền sản xuất có thể linh hoạt, chuyển hóa để vừa phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế, vừa có khả năng đáp ứng nhanh nhu cầu quốc phòng trong thời chiến. “Do đó, khi được quy định vào luật, ngân sách dành cho việc nghiên cứu và phát triển sẽ được tăng lên. Đây là nguồn gốc sản sinh công nghệ mới, có vai trò và vị trí then chốt, tạo nên sức mạnh tổng hợp của quốc gia trong thời kỳ mới”, đại biểu nói.

Cùng quan điểm, ĐBQH Trần Đình Gia (Hà Tĩnh) cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, việc tự chủ trong nghiên cứu, chế tạo, và sản xuất các sản phẩm phục vụ cho quốc phòng là hết sức cần thiết, nhất là trong việc làm chủ các công nghệ nền, công nghệ lõi trong sản xuất các thiết bị hiện đại phục vụ cho nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn Tổ quốc. Nếu chỉ phát triển các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, riêng biệt thì không thể làm chủ được các công nghệ tiên tiến, công nghệ nền, công nghệ lõi. Chính vì vậy, đại biểu Trần Đình Gia khẳng định, cần phải có các chính sách vừa để làm chủ các công nghệ tiên tiến, vừa phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và các cơ sở công nghiệp quân sự chủ chốt, bên cạnh đó huy động được các doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài quân đội cùng tham gia công nghiệp phụ trợ. Có như thế mới sản xuất được các loại phương tiện, vũ khí kỹ thuật hiện đại.

Để hoàn thiện hơn các quy định về vấn đề này, ĐBQH Huỳnh Thị Phúc (Bà Rịa – Vũng Tàu) đề nghị cần quan tâm đến cơ chế quy định chính sách phù hợp kèm theo hành lang pháp lý cho việc xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng đạt hiệu quả theo hướng tiếp tục xem xét, bổ sung nội dung các vấn đề về phát triển, đầu tư cho khoa học, công nghiệp quốc phòng. Điều này không chỉ cụ thể hóa chủ trương, nghị quyết của Đảng mà còn nhằm giải quyết những vấn đề bất cập, vướng mắc, những nội dung quy định tại các luật liên quan như Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đấu thầu và các luật khác, trong khi dự thảo Luật này chưa thể hiện được.

Bên cạnh đó, công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp là vấn đề lớn của đất nước liên quan đến toàn dân. Do vậy, một số đại biểu kiến nghị bổ sung định kỳ 2 năm 1 lần hoặc khi cần thiết Chính phủ tổ chức sơ kết, đánh giá công tác quản lý nhà nước về công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp để báo cáo Quốc hội cũng như UBND cấp tỉnh phải báo cáo HĐND cùng cấp.

Diễn đàn Quốc hội

ĐBQH Nguyễn Thị Ngọc Xuân (Bình Dương)
Diễn đàn Quốc hội

Ràng buộc trách nhiệm, thực hiện nghiêm túc các kết luận, kiến nghị giám sát

Thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND tại Kỳ họp thứ Tám vừa qua, có ý kiến đại biểu đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các giải pháp mới để tăng cường theo dõi, đôn đốc, ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan chịu sự giám sát, đảm bảo thực hiện đầy đủ, kịp thời, nghiêm túc các kết luận, kiến nghị giám sát.

Luật sư Trịnh Đình Thảo - một trí thức yêu nước tiêu biểu
Diễn đàn Quốc hội

Luật sư Trịnh Đình Thảo - một trí thức yêu nước tiêu biểu

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Trịnh Đình Thảo sinh ngày 20.7.1901 tại Chính Kinh, Nhân Mục nay là phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân (Hà Nội). Thuở nhỏ ông học tiểu học, rồi trung học tại Hà Nội và đỗ tú tài theo hệ thống giáo dục của Pháp. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ông sang Pháp theo học các ngành luật, văn chương, kinh tế thương mại và đỗ tiến sĩ luật khoa, trở thành thành viên Luật sư đoàn Tòa thượng thẩm Marseille lúc vừa tròn 28 tuổi.

ĐBQH Nguyễn Thị Ngọc Xuân (Bình Dương)
Diễn đàn Quốc hội

Kỳ họp thể hiện quyết tâm đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật của Quốc hội

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra. Các đại biểu Quốc hội cho rằng, các quyết định của Quốc hội tại Kỳ họp đều có tác động mạnh mẽ, mang tính chất thời đại, dài hơi và chiến lược; thể hiện quyết tâm đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cũng như thể hiện trách nhiệm, khí thế của Quốc hội hòa chung vào dòng chảy của đất nước, của dân tộc.

Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết tại phiên bế mạc Kỳ họp thứ Tám
Quốc hội và Cử tri

Sẵn sàng nguồn lực để đất nước phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới

Sau 29,5 ngày làm việc sôi nổi, trí tuệ, trách nhiệm, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV khép lại trong sự tin tưởng, đồng thuận cao của cử tri và Nhân dân cả nước. Ghi dấu những đổi mới liên tục, không ngừng trong chặng đường gần một nhiệm kỳ hoạt động của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 đã trở thành nơi mỗi ý kiến đóng góp trong thảo luận, chất vấn, mỗi nút nhấn biểu quyết của đại biểu đều thể hiện rõ nét thực tiễn sinh động; đong đầy trách nhiệm với tâm nguyện, kỳ vọng của cử tri. Và đặc biệt, đó còn là sự chuẩn bị sẵn sàng cho sự phát triển mạnh mẽ của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp Quốc hội biểu quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035
Diễn đàn Quốc hội

Thông qua chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035

Tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội đã biểu quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035, với 430/454 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 89,77% tổng số đại biểu Quốc hội.

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí, phù hợp với từng hoạt động giám sát
Diễn đàn Quốc hội

Tiếp tục hoàn thiện tiêu chí, phù hợp với từng hoạt động giám sát

Cơ bản nhất trí với việc bổ sung quy định mang tính khái quát về các tiêu chí lựa chọn vấn đề chất vấn và giám sát như trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, tuy nhiên, các ĐBQH đề nghị, cần tiếp tục rà soát, chỉnh lý các tiêu chí để bảo đảm phù hợp với từng hoạt động giám sát, góp phần tạo sự thuận lợi trong quá trình thi hành Luật.

Cần trả lời được câu hỏi: Giám sát của Quốc hội đã thực sự "tối cao" hay chưa?
Diễn đàn Quốc hội

Cần trả lời được câu hỏi: Giám sát của Quốc hội đã thực sự "tối cao" hay chưa?

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các ĐBQH bày tỏ đồng tình với sự cần thiết sửa đổi Luật hiện hành, đồng thời đề nghị bổ sung một số nội dung nhằm làm rõ hơn vai trò và tính chất giám sát tối cao của Quốc hội cũng như các hoạt động giám sát của HĐND.

Quốc hội thông qua Nghị quyết về Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.
Diễn đàn Quốc hội

Xử lý dứt điểm các dự án bất động sản gặp khó khăn

Trong Nghị quyết “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội” vừa được Quốc hội thông qua chiều 23.11 đã giao Chính phủ có phương án giải quyết phù hợp, xử lý dứt điểm các dự án bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, đình trệ do quá trình triển khai thực hiện kéo dài và pháp luật qua các thời kỳ có sự thay đổi.

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm tính khả thi, phù hợp với năng lực tổ chức thực hiện

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các ĐBQH đề nghị sửa đổi một số nội dung trong Luật hiện hành, để bảo đảm tính khả thi, phù hợp với năng lực thực hiện, tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức triển khai.

Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm minh bạch, kiểm soát rủi ro khi phát triển công nghệ số, trí tuệ nhân tạo

Cho ý kiến với dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, một số đại biểu cho rằng, cùng với việc đưa ra các chính sách, cơ chế ưu đãi để khuyến khích phát triển ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao này, phải có một số quy định nhằm bảo đảm minh bạch, kiểm soát rủi ro khi phát triển công nghệ số và trí tuệ nhân tạo.

Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Diễn đàn Quốc hội

Phải cởi trói, tạo cơ sở để doanh nghiệp Nhà nước "cất cánh"

Cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, có ý kiến đề nghị, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật để “cởi trói” cho doanh nghiệp Nhà nước, tránh hạn chế quyền tự chủ, cạnh tranh bình đẳng của doanh nghiệp, qua đó, tạo cơ sở để doanh nghiệp Nhà nước "cất cánh".

quang cảnh phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Rõ ưu điểm, hạn chế của việc bổ sung nguyên tắc trong hoạt động giám sát

Về bổ sung nguyên tắc hoạt động giám sát, một số ý kiến đề nghị bổ sung, một số ý kiến đề nghị không bổ sung. Vì vậy, kết luận phiên thảo luận sáng 29.11, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đề nghị cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo phối hợp làm rõ ưu điểm, hạn chế của từng phương án, có cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc, bảo đảm tính thuyết phục để báo cáo Quốc hội trong Kỳ họp tới.

Kinh thành Huế nhìn từ xa - Nguồn Internet
Quốc hội và Cử tri

Ôm Huế vào lòng - Thỏa niềm ước mong!

Ngày mai, 30.11, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội sẽ biểu quyết Nghị quyết về việc thành lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương với đầy đủ căn cứ chính trị, pháp lý và thực tiễn, là bước thể chế hóa Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử, chính trị vô cùng quan trọng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia phải dễ thực hiện, chi phí tuân thủ tối ưu

Thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, quy định công bố hợp quy sản phẩm trước khi được phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm là "thừa" và "hình thức", sẽ làm phát sinh thêm thủ tục và chi phí cho doanh nghiệp, tăng chi phí giá thành sản phẩm không cần thiết.

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm hài hòa mối quan hệ giữa người sản xuất, người tiêu dùng và lợi ích xã hội

Thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), có ý kiến đề nghị, cần đánh giá tác động một cách toàn diện, hài hòa để bảo đảm mối quan hệ giữa người sản xuất, người tiêu dùng và lợi ích xã hội. Các đề xuất điều chỉnh về đối tượng chịu thuế hay mức thuế suất đều phải bám sát nguyên lý "thuế đưa ra là để điều tiết sản xuất và điều chỉnh hành vi tiêu dùng".

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Khuyến khích hợp tác công tư, bảo đảm nhu cầu của thị trường lao động

Thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), có ý kiến đề nghị, chính sách Nhà nước về việc làm cần hướng đến khuyến khích hợp tác công tư, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và các tổ chức xã hội tham gia vào quá trình đào tạo, hướng nghiệp và tạo việc làm cho thanh niên, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

Nguồn lực mới cho văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước
Quốc hội và Cử tri

Nguồn lực mới cho văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước

Bùi Hoài Sơn

Trong dòng chảy lịch sử, văn hóa luôn là cội nguồn sức mạnh, là nền tảng tinh thần vững chắc để dân tộc Việt Nam vượt qua muôn vàn thử thách, định hình bản sắc và khẳng định vị thế trên bản đồ thế giới. Tuy nhiên, bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của hội nhập sâu rộng và phát triển bền vững, văn hóa không chỉ là di sản mà còn là động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống xã hội, và xây dựng bản sắc quốc gia hiện đại.