Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)

Cân đối mục tiêu định hướng hành vi tiêu dùng và hoạt động của doanh nghiệp

Chiều 27.11, tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

img-9963.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Xem xét mở rộng đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là “đồ uống có đường nói chung”

Theo Tờ trình dự án Luật, Chính phủ đề xuất bổ sung nước giải khát có đường theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) có hàm lượng đường từ 5g/100ml vào nhóm đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Nhất trí bổ sung nước giải khát có đường vào nhóm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) cho rằng, đây là một biện pháp định hướng hành vi tiêu dùng, hạn chế lạm dụng chất có đường gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo đại biểu, dự thảo Luật cần mở rộng đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là “đồ uống có đường nói chung” thay vì “nước giải khát có đường”.

img-9964.jpg
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) phát biểu. Ảnh Hồ Long

Bày tỏ lo ngại tác dụng ngược của đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường vì có thể khiến người tiêu dùng hiểu lầm rằng chỉ nước giải khát có đường mới không được khuyến khích sử dụng, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy cho biết, trên thực tế, nhiều loại đồ uống có đường khác còn chứa hàm lượng đường cao hơn nước giải khát.

Hơn nữa, khái niệm nước giải khát có đường theo TCVN hẹp hơn nhiều so với đồ uống có đường. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các nhóm công tác về sức khỏe cũng có khuyến nghị với Chính phủ các quốc gia áp dụng biện pháp đánh thuế vào đồ uống có đường để định hướng hành vi tiêu dùng.

Do đó, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy đề nghị, dự thảo Luật nên quy định theo 1 trong 2 hướng sau. Thứ nhất, áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường có hàm lượng đường từ 5g/100ml. Thứ hai, liệt kê các nhóm đồ uống có đường thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc giao Chính phủ quy định cụ thể.

“Nhưng dù quy định theo hướng nào thì trong dự thảo Luật cũng cần ghi rõ là áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường chứ không chỉ giới hạn là nước giải khát có đường. Như vậy, mới đúng với mục tiêu thực hiện chủ trương, chiến lược của Đảng và Nhà nước về bảo vệ sức khỏe Nhân dân, hạn chế tiêu dùng đối với một số mặt hàng có hại cho sức khỏe cộng đồng, trẻ em”, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy nói.

Cần thực hiện áp thuế theo lộ trình

Cũng thống nhất với việc bổ sung sản phẩm đồ uống có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với thuế suất 10%, ĐBQH Cầm Thị Mẫn (Thanh Hóa) cho rằng, như vậy sẽ góp phần định hướng sản xuất tiêu dùng, mở rộng cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất đồ uống và người tiêu dùng chuyển sang sản xuất và tiêu thụ sản phẩm khác không có đường, góp phần hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì và các bệnh không lây nhiễm.

img-9965.jpg
Đại biểu Quốc hội Cầm Thị Mẫn (Thanh Hóa) phát biểu. Ảnh Hồ Long

Tuy nhiên, tại báo cáo nghiên cứu đánh giá tác động kinh tế của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương có nêu, ngành nước giải khát chiếm 38% số lượng doanh nghiệp của ngành đồ uống, tương đương 2.500 doanh nghiệp với hơn 400 doanh nghiệp sản xuất nước giải khát và có gần 2.100 doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ. Đối với tác động về nguồn thu ngân sách, kết quả tính toán cho thấy, khi áp dụng thu thuế tiêu thụ đặc biệt 10% thì quy mô sản xuất của các doanh nghiệp bị co hẹp. Đồng thời, việc áp thuế không chỉ tác động tới ngành nước giải khát, mà còn tác động tới 24 ngành khác trong quan hệ liên ngành.

Hệ quả tác động tới toàn nền kinh tế, tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế giảm 0,601% tương đương 55.077 tỷ đồng, kéo theo sự sụt giảm về GDP ở mức 0,448% tương đương giảm 42.570 tỷ đồng. Lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm 0,56% tương đương 7.773 tỷ đồng. Vì thế, nguồn thu từ thuế doanh nghiệp bị sụt giảm là 2.152 tỷ đồng. “Đây là những con số tính toán rất đáng suy ngẫm”, đại biểu Cầm Thị Mẫn nêu quan điểm.

Bởi vậy, đại biểu Cầm Thị Mẫn cho rằng, cần phải cân đối mục tiêu định hướng hành vi của người tiêu dùng để góp phần hạn chế bệnh thừa cân, béo phì và các bệnh không lây nhiễm với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng này. Chính phủ cần giải trình rõ hơn về khả năng đạt được mục tiêu của chính sách này thực chất là bảo vệ sức khỏe người dân hay chỉ là tăng thu ngân sách?

Đồng thời, việc bổ sung chính sách cần cân nhắc kỹ lưỡng để việc triển khai thực hiện được thông suốt, các doanh nghiệp có đủ thời gian xây dựng chiến lược kinh doanh nhằm bảo đảm kịp thời thích ứng chính sách mới, nâng cao tính tuân thủ; tạo đà cho người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm khác thay thế hoặc sẵn sàng trả mức cao hơn khi tiêu thụ sản phẩm này.

Đại biểu Cầm Thị Mẫn đề nghị quy định về lộ trình thực hiện mức thuế suất tại dự thảo Luật theo hướng: từ ngày Luật có hiệu lực và kéo dài trong vòng 1 năm thì mức thuế suất là 5%; sau khi Luật có hiệu lực 1 năm thì mức thuế suất là 7,5%; sau khi Luật có hiệu lực 2 năm thì mức thuế suất là 10%. Qua đó, bảo đảm quá trình triển khai không có tác động quá lớn đến người tiêu dùng và doanh nghiệp. Đồng thời, các doanh nghiệp có thời gian điều chỉnh chiến lược sản phẩm, chuyển sang sản phẩm tốt hơn cho sức khỏe người tiêu dùng.

img-9966.jpg
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Lệ Thủy (Bến Tre) phát biểu. Ảnh Hồ Long

Ở khía cạnh khác, ĐBQH Nguyễn Thị Lệ Thủy (Bến Tre) cho rằng, việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường có thể làm giảm tiêu thụ đồ uống có đường nhưng không chắc có thể làm giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì và các bệnh không lây nhiễm khác. Do vậy, đại biểu đề nghị đánh giá tác động kỹ lưỡng và toàn diện về tính hiệu quả của việc bổ sung mặt hàng nước giải khát có đường theo TCVN vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để bảo đảm mục tiêu của chính sách là bảo vệ sức khỏe người dân.

Phát biểu kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, trong phiên thảo luận đã có 15 đại biểu phát biểu, 1 đại biểu tranh luận, còn 7 đại biểu chưa phát biểu, đề nghị các đại biểu gửi văn bản có ý kiến tham gia về Ban Thư ký Kỳ họp để tổng hợp. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã giải trình làm rõ một số ý kiến của các đại biểu Quốc hội.

Qua thảo luận, đại biểu thống nhất về sự cần thiết sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt để khắc phục những bất cập của Luật hiện hành, thể chế hóa chủ trương của Đảng, điều tiết tiêu dùng phù hợp với sự chuyển dịch về xu hướng tiêu dùng trong xã hội và định hướng của Đảng, Nhà nước về bảo vệ sức khỏe của Nhân dân, bảo vệ môi trường, phù hợp với xu hướng cải cách thuế trên thế giới.

quang-canh-phien-hop-ngay-27111.jpg
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Các đại biểu tham gia ý kiến thảo luận về việc đáp ứng các mục tiêu của cải cách hệ thống thuế với tinh thần đổi mới, hiệu quả và phù hợp thực tiễn; thuế tiêu thụ đặc biệt đối các mặt hàng rượu, bia, nước giải khát có đường, thuốc lá, xăng, phương tiện vận tải, máy điều hòa nhiệt độ và một số hàng hóa khác.

Các đại biểu cũng tham gia ý kiến về các đối tượng chịu thuế, căn cứ tính thuế, thuế suất, lộ trình tăng thuế, giảm thuế; đề nghị rà soát bảo đảm thống nhất và đánh giá tác động một cách toàn diện, hài hòa để bảo đảm mối quan hệ giữa người sản xuất, người tiêu dùng và lợi ích xã hội và sử dụng các công cụ khác nhau. Đây là những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm và dưới nhiều giác độ khác nhau và còn có ý kiến băn khoăn về một số nội dung cần nghiên cứu kỹ lưỡng để hoàn thiện dự thảo Luật.

Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, ý kiến của các đại biểu Quốc hội đã được ghi âm, ghi chép đầy đủ. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan thẩm tra phối hợp chặt chẽ với cơ quan soạn thảo và các cơ quan liên quan, các ý kiến phát biểu tại hội trường và các ý kiến thảo luận tại Tổ để tiếp thu hoàn chỉnh dự án Luật, trình Quốc hội xem xét, quyết định theo chương trình xây dựng pháp luật.

Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội
Chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội

Sáng 27.11, tại Trụ sở Thành ủy Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội để nghe báo cáo kết quả về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại của thành phố năm 2024 và kế hoạch năm 2025, giai đoạn 2025 - 2030.

Thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030

Chiều 27.11, tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 với 453/456 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,57% tổng số đại biểu Quốc hội.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, chiều 27.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, với 446/455 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 93,11% tổng số đại biểu Quốc hội.

Quang cảnh hội thảo
Thời sự Quốc hội

Hội thảo về đổi mới quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Sáng 27.11, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Ban Chủ nhiệm Đề tài khoa học cấp Bộ “Tiếp tục hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật” phối hợp với Viện Nghiên cứu lập pháp tổ chức Hội thảo “Đổi mới quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Một số vấn đề lý luận và kiến nghị”.

Phó Chú tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

Sáng 27.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035, với 430/454 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 89,77% tổng số đại biểu Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành phiên họp
Thời sự Quốc hội

Thông qua Luật Phòng không nhân dân

Sáng 27.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân, với 449/449 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 93,74% tổng số đại biểu Quốc hội.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 26.11.2024
Bản tin

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 26.11.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 26.11.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Ngày làm việc thứ 26, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tiếp Đoàn công tác Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Trung Quốc; Ủy ban Pháp luật tiếp tục phiên họp toàn thể lần thứ 29; Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh gặp gỡ nhóm Đại sứ, Trưởng đại diện các tổ chức Pháp ngữ tại Hà Nội; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh tiếp Đoàn đại biểu Liên bang Nga; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thị Kim Thuý tiếp Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cách mạng Thể chế Mexico.

Quang cảnh cuộc gặp
Thời sự Quốc hội

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh gặp gỡ nhóm Đại sứ, Trưởng đại diện các tổ chức Pháp ngữ tại Hà Nội

Chiều 26.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội, Chủ tịch Phân ban Việt Nam trong Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF), Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị (NSHN) Việt Nam - Pháp Nguyễn Thúy Anh đã chủ trì cuộc gặp gỡ giữa nhóm Đại sứ, Trưởng đại diện các tổ chức Pháp ngữ tại Hà Nội và Nhóm NSHN Việt Nam - Pháp, Phân ban Việt Nam trong APF.

Quốc hội thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, chiều 26.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, với 455/456 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,99% tổng số đại biểu Quốc hội.

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật Công chứng (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, chiều 26.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi), với 450/453 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 93,95% tổng số đại biểu Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên thảo luận
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm việc giải quyết kiến nghị của cử tri thực sự chất lượng, hiệu quả

Thảo luận tại Hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV và kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2024, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cần tiếp tục có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng thực hiện nhiệm vụ này theo hướng thực chất, góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân vào sự điều hành, quản lý của Nhà nước.

Chú trọng giải quyết dứt điểm đơn thư khiếu nại, tố cáo ngay tại cơ sở
Thời sự Quốc hội

Chú trọng giải quyết dứt điểm đơn thư khiếu nại, tố cáo ngay tại cơ sở

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, chiều 26.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội tiếp tục thảo luận về các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024; kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội khóa XV; kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2024.